Sinh cực non là một vấn đề không bà mẹ nào mong muốn, tuy nhiên vấn đề này có thể xảy ra ở tất cả phụ nữ mang thai. Do đó, mẹ bầu cần lên kế hoạch chăm sóc thai kỳ tốt nhất để phòng tránh tối đa nguy cơ này. Trẻ sinh non sẽ chưa phát triển hoàn thiện và phải đối mặt với rất nhiều rủi ro về sức khỏe, thậm chí khả năng sống sót rất thấp.
13/02/2022 | Bác sĩ chỉ cách chăm sóc trẻ sinh non, sinh thiếu tháng đúng cách
1. Sinh cực non là gì?
Quá trình mang thai của người phụ nữ thường kéo dài trong khoảng 40 tuần. Các trường hợp trẻ ra đời trước tuần thứ 28 của thai kỳ được gọi là sinh cực non. Trên thế giới và tại Việt Nam, các bác sĩ đã từng cứu sống một số trường hợp trẻ chào đời quá sớm, tuy nhiên, những trường hợp này rất hiếm vì thai nhi chào đời sớm thì khả năng sống sót của các bé thường rất thấp. Khả năng sống sót của thai nhi cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thông thường những trẻ sinh non sẽ cần phải nhờ đến sự chăm sóc y tế đặc biệt.
Trẻ ra đời trước tuần thứ 28 của thai kỳ được gọi là sinh cực non
Mẹ bầu cần lưu ý với một số dấu hiệu sinh cực non dưới đây:
- Dịch âm đạo rỉ nhiều: Dù vẫn còn cách ngày dự sinh rất xa nhưng dịch âm đạo của thai phụ bỗng rỉ nhiều hơn bình thường. Đặc điểm của dịch cũng thay đổi, có thể đặc hơn, loãng hơn hoặc thậm chí lẫn máu. Đây chính là một trong những dấu hiệu cảnh báo tình trạng sinh non.
- Áp lực vùng xương chậu tăng: Nếu như từ trước, mẹ bầu chưa xảy ra tình trạng đau lưng nhưng lại xuất hiện đau lưng vùng thấp bất thường, những cơn đau có thể xảy ra theo chu kỳ, thì mẹ bầu nên cẩn thận với nguy cơ sinh non.
- Đau bụng liên tục giống như đau bụng kinh, có thể kèm theo những cơn co thắt, có hiện tượng xuất huyết âm đạo. Khi đi khám, nhận thấy có một số thay đổi bất thường ở tử cung.
- Xuất hiện những cơn gò tử cung liên tục, cổ tử cung mở ít nhất 2cm.
- Vỡ ối.
2. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng sinh cực non
Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng sinh cực non mà các bà bầu cần phải chú ý:
+Vỡ ối non: Phần lớn những trường hợp vỡ ối non đều không xác định được nguyên nhân.
+ Những trường hợp mang đa thai cũng thường có nguy cơ sinh non cao hơn những trường hợp mang đơn thai.
+ Đa ối
+Thai dị dạng: Thai dị dạng kết hợp với tình trạng đa ối hoặc thiểu ối thì nguy cơ sinh cực non sẽ càng cao hơn.
Những trường hợp mang thai đôi có nguy cơ sinh non cao hơn
+ Những thai phụ mắc dị tật ở tử cung chẳng hạn như hở eo tử cung, cổ tử cung ngắn,… chính là những trường hợp có nguy cơ cao phải đối mặt với tình trạng sinh con thiếu tháng.
+ Phụ nữ mắc một số bệnh lý khác cũng có thể làm tăng nguy cơ sinh non.
+ Những phụ nữ mang thai quá nhiều lần, đã từng sinh non và đã từng bị sảy thai.
+ Các trường hợp mẹ bầu quá trẻ hoặc mẹ bầu lớn tuổi và những phụ nữ phải lao động nặng trong quá trình mang thai cũng là những đối tượng có nguy cơ sinh non cao.
+ Một số vấn đề khác như mẹ sử dụng chất kích thích, mẹ bị căng thẳng quá mức, mẹ bầu bị suy dinh dưỡng, người mẹ dùng thuốc không có chỉ định của bác sĩ, mẹ bị dị ứng di thức ăn hoặc nhiễm virus,…
Một số vấn đề về nhau thai cũng chính là nguyên nhân gây sinh cực non, chẳng hạn như nhau tiền đạo, nhau bong non hay thiểu năng nhau khiến thai nhi không được nhận dinh dưỡng đầy đủ và không thể phát triển tốt.
3. Một số nguy cơ mà trẻ sinh cực non có thể gặp phải
Vì chào đời khi chưa đủ ngày, đủ tháng, cơ thể chưa phát triển toàn diện nên trẻ sinh cực non sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí khả năng sống của trẻ cũng thấp hơn. Bên cạnh đó, việc chăm sóc trẻ sinh non cũng rất khó khăn đối với các bậc cha mẹ. Dưới đây là một số nguy cơ mà trẻ sinh non có thể gặp phải:
- Suy hô hấp: Trẻ sinh non sẽ có nguy cơ mắc phải một số vấn đề về hô hấp, nhất là suy hô hấp. Nếu những trường hợp này không được cung cấp oxy kịp thời thì các cơ quan khác trong cơ thể của trẻ cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.
Trẻ sinh cực non thường phát triển kém hơn trẻ sinh đủ ngày, đủ tháng
- Chảy máu trong não đe dọa tổn thương não vĩnh viễn.
- Một số vấn đề về tim mạch, nhất là tình trạng suy tim.
- Trẻ sinh non bị thiếu chất béo nên thường không thể kiểm soát được nhiệt độ cơ thể.
- Các trường hợp sinh cực non phải đối mặt với nhiều vấn đề về tiêu hóa, chẳng hạn như viêm ruột ngoại tử.
- Trẻ sinh non dễ bị vàng da, thiếu máu và một số bệnh về máu khác.
- Hệ miễn dịch kém, phát triển chậm và có nhiều nguy cơ mắc bệnh mạn tính
- Trẻ sinh non dễ mắc bệnh về não.
- Có nguy cơ gặp phải một số vấn đề về thị lực, thính lực.
Mẹ bầu cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để phòng ngừa nguy cơ sinh non
Những thông tin phía trên cho thấy rằng, trẻ sinh cực non sẽ phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ rủi ro về sức khỏe. Do đó, mẹ nên áp dụng những phương pháp phù hợp để hạn chế tối đa nguy cơ này. Đặc biệt, mẹ bầu nên đảm bảo một chế độ dinh dưỡng khoa học; cần nghỉ ngơi hợp lý trong quá trình mang thai, tránh lao động nặng và không nên sử dụng chất kích thích.
Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên chú ý đến việc thăm khám thai đầy đủ theo lịch hẹn của bác sĩ. Nếu thấy có dấu hiệu bất thường cần thông báo sớm tới các bác sĩ để được xử trí kịp thời. Nếu cần được hỗ trợ, tư vấn, mẹ bầu có thể gọi đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo đường dây nóng 1900 56 56 56.