Siêu âm ổ bụng có cần nhịn ăn, nhịn tiểu không? | Medlatec

Siêu âm ổ bụng có cần nhịn ăn nhịn tiểu không?

Ngày 04/10/2019 BS. Trần Văn Thụ, Chuyên khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC Tham vấn y khoa : Bác sĩ Trần Văn Thụ

Siêu âm ổ bụng là phương pháp thăm khám bệnh tổng quát được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Thế nhưng, không phải bệnh nhân nào cũng hiểu rõ vai trò của siêu âm ổ bụng trong phát hiện, chẩn đoán bệnh cũng như các thắc mắc liên quan như: đối tượng thực hiện, ăn uống và sinh hoạt trước siêu âm,…


1. Lợi ích to lớn của siêu âm ổ bụng

Có thể nói, siêu âm nói chung và siêu âm ổ bụng nói riêng là phương pháp thăm khám bệnh vô cùng quan trọng hiện nay. Siêu âm sử dụng sóng âm an toàn với người bệnh, kết quả thu được nhanh chóng theo thời gian thực, rất có lợi cho việc thăm khám, chẩn đoán.

Siêu âm ổ bụng giúp bác sỹ quan sát các cơ quan nội tạng bên trong vùng bụng của bệnh nhân, có thể phát hiện ra những bất thường bệnh lý.

Siêu âm ổ bụng thường là kỹ thuật nằm trong danh mục kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc được chỉ định khi bác sỹ nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh ở các cơ quan khu vực này. 

Cụ thể siêu âm ổ bụng có thể phát hiện và chẩn đoán các bệnh:

- Bệnh lý về gan: Xơ gan, viêm gan, gan nhiễm mỡ, các loại u gan lành tính và ác tính, áp xe gan,…

- Bất thường của hệ sinh dục tại các cơ quan: u nang buồng trứng, u xơ tử cung, ung thư tuyến tiền liệt, ứ mủ vòi trứng, ung thư buồng trứng, viêm tiền liệt tuyến,...

- Bất thường của hệ tiêu hóa như: Lồng ruột, các khối u tiêu hóa, viêm ruột thừa, viêm ruột non, xoắn ruột,…

- Bất thường của đường mật: u đường mật, sỏi mật, viêm túi mật, polyp túi mật, dị dạng đường mật,…

- Bất thường của tuyến tụy: Chấn thương, sỏi, viêm tụy cấp tính, viêm tụy mạn tính, bất thường tụy bẩm sinh, các loại u tụy,…

- Bất thường của hệ tiết niệu: Chấn thương, u đường bài xuất, tắc nghẽn, dị dạng, tắc nghẽn đường bài xuất như sỏi niệu quản, viêm bàng quang, viêm thận, ung thư thận, ung thư bàng quang, sỏi bàng quang, sỏi thận,…

- Bệnh lý lách: áp xe lách, lympho lách, lách to, các u lách,…

- Các bệnh lý sau phúc mạc: xơ hóa sau phúc mạc, u sau phúc mạc.

Như vậy, siêu âm ổ bụng giúp phát hiện rất nhiều bệnh lý ở các cơ quan nội tạng vùng bụng nên được khuyến cáo, mỗi người nên thực hiện để thăm khám bệnh ít nhất 6 tháng - 1 năm/lần.

Siêu âm ổ bụng thường được thực hiện khi khám sức khỏe tổng quát

Siêu âm ổ bụng thường được thực hiện khi khám sức khỏe tổng quát

2. Đối tượng thực hiện siêu âm ổ bụng

Siêu âm ổ bụng không có chống chỉ định cho đối tượng nào, nên nếu bạn có nhu cầu thì hoàn toàn có thể thực hiện kiểm tra. Đối tượng thực hiện bao gồm cả nam và nữ, những người nghi mắc các bệnh liên quan khi có dấu hiệu của bệnh. Siêu âm ổ bụng sẽ kiểm tra mọi bộ phận như: Mật, gan, hệ sinh dục nữ - nam, hệ tiết niệu,…

Trong một số trường hợp đặc biệt, bác sỹ có thể chỉ định siêu âm ổ bụng khi thực hiện kỹ thuật nhỏ ở khu vực này. Hình ảnh liên tục mà siêu âm đem lại giúp thao tác chính xác, đúng vị trí hơn.

Người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm vì siêu âm ổ bụng hoàn toàn không gây hại tới sức khỏe của đối tượng thực hiện. Từ trước đến nay chưa ghi nhận tình trạng ảnh hưởng nào của siêu âm ổ bụng đến sức khỏe, bệnh lý người thực hiện.

Hầu hết các đối tượng, từ trẻ nhỏ đến người cao tuổi đều có thể siêu âm ổ bụng. Tuy nhiên, trong trường hợp người bệnh không thể nằm yên trong quá trình siêu âm, hoặc đang bị nhiễm trùng da - mô mềm khu vực ổ bụng thì nên hạn chế. Hãy thông báo cho bác sỹ nếu gặp bất cứ vấn đề nào để được tư vấn, giải quyết.

Siêu âm ổ bụng áp dụng với mọi đối tượng

Siêu âm ổ bụng áp dụng với mọi đối tượng

3. Siêu âm ổ bụng có cần nhịn ăn, nhịn tiểu không?

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả siêu âm ổ bụng, hoặc khả năng thăm khám bệnh như: Bệnh nhân bị béo phì, có thức ăn trong dạ dày, có khí ở đường ruột,…

Vì thế, để quá trình siêu âm ổ bụng diễn ra nhanh chóng, đem lại kết quả chính xác, bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau trước khi siêu âm:

Nhịn ăn từ 6 - 8 giờ trước khi kiểm tra

Thức ăn trong dạ dày khiến siêu âm ổ bụng không thể thấy hết được hình ảnh cấu trúc toàn bộ của dạ dày. Bác sỹ có thể yêu cầu thực hiện siêu âm lại sau đó một vài giờ để chúng được tiêu hóa hết.

Bác sỹ thường khuyên bệnh nhân trước khi siêu âm ổ bụng cần nhịn ăn từ 6 - 8 giờ trước khi kiểm tra, nếu cần đánh giá bệnh lý về túi mật, đường mật. Điều này khó thực hiện nếu bạn khám vào buổi chiều, nên đi siêu âm vào buổi sáng khi chưa ăn sáng, bởi trước đó bạn đã ngủ ít nhất 6 giờ rồi.

Nhịn tiểu trước khi siêu âm

Việc nhịn tiểu khi siêu âm sẽ làm căng bọng đái, như vậy bác sỹ có thể siêu âm và đánh giá kết quả chính xác cấu trúc trong của bọng đái, dạ con, tuyến tiền liềt,…

Do đó, bạn có thể để mình ở trạng thái buồn tiểu nhưng không đi tiểu sau khi uống nhiều nước. Nhưng không nên nhịn tiểu quá mức ngay trước khi khám, giảm độ chính xác của hình ảnh siêu âm.

Nhịn tiểu trước siêu âm để làm căng bọng đái

Nhịn tiểu trước siêu âm để làm căng bọng đái

Riêng với những trường hợp cấp cứu thì bệnh nhân sẽ được siêu âm ổ bụng ngay, không cần nhịn ăn hay nhịn tiểu. Kết quả đánh giá kịp thời sẽ giúp xử lý bệnh nhanh chóng. Bác sỹ có thể yêu cầu bạn siêu âm ổ bụng lại nếu cần sau đó, để đánh giá chính xác và đầy đủ hơn tình trạng bệnh.

Như vậy, MEDLATEC đã giải đáp những thắc mắc liên quan đến siêu âm ổ bụng như: Vấn đề nhịn ăn, nhịn tiểu trước khi siêu âm, đối tượng thực hiện và rủi ro liên quan. Hi vọng sẽ đem đến những thông tin bổ ích cho bạn đọc.

Tự hào là cơ sở khám và điều trị uy tín được nhiều bệnh nhân tin tưởng, nếu còn thắc mắc nào liên quan, hãy liên hệ với MEDLATEC để được tư vấn.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Nhập viện cấp cứu lúc 3h sáng vì đau bụng, nam bệnh nhân bất ngờ phát hiện bệnh cực hiếm gặp

Vừa qua, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nhập viện cấp cứu lúc 3h sáng vì lý do đau bụng. Sau khi thăm khám và thực hiện các cận lâm sàng cần thiết, bác sĩ phát hiện và chẩn đoán bệnh nhân mắc chứng bệnh hiếm gặp trên thế giới.
Ngày 08/06/2023

Sàng lọc dị tật thai nhi ngay tại nhà - Giúp mẹ an tâm cho một thai kỳ khỏe mạnh

Trong bối cảnh dịch covid -19 diễn biến khó lường như hiện nay, nhiều mẹ bầu và gia đình không khỏi lo lắng khi đi khám thai mùa dịch. Để an tâm sàng lọc dị tật thai nhi sớm nhất nhiều mẹ bầu đã lựa chọn dịch vụ xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT tại nhà của MEDLATEC mà không cần phải đến viện.
Ngày 31/05/2021

Bệnh lý mạn tính - Mối lo dai dẳng của nhiều người, cách kiểm soát trong tầm tay

Bệnh lý mạn tính hiện là mối lo hàng đầu của nhiều người dân, ngoài việc kiểm soát bệnh, cân bằng chế độ dinh dưỡng thì cần phải kiểm tra định kỳ. Xóa đi những lo lắng kiểm tra, dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã mang đến giải pháp kiểm soát bệnh trong tầm tay của nhiều gia đình.
Ngày 22/02/2021

Cách làm ấm cơ thể trong ngày Tết bằng những thực phẩm dân gian

Dịp Tết Nguyên đán có những ngày thời tiết giá rét, bên cạnh việc mặc trang phục ấm để giữ nhiệt cho cơ thể thì các bạn đừng quên bổ sung những thực phẩm phù hợp dưới đây để tăng cường nhiệt lượng cho cơ thể, đảm bảo đón xuân vui khỏe.
Ngày 10/02/2021
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp