Gan nhiễm mỡ kiêng ăn gì bạn đã biết chưa? | Medlatec

Gan nhiễm mỡ kiêng ăn gì bạn đã biết chưa?

Ngày 05/11/2019 BS. Nguyễn Thị Ly, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Điều trị gan nhiễm mỡ thực chất là quá trình làm giảm lượng mỡ thừa trong gan. Trong quá trình điều trị, việc chú ý tới chế độ dinh dưỡng của người bệnh là rất quan trọng. Vậy người bị gan nhiễm mỡ kiêng ăn gì để nhanh khỏi bệnh?


27/10/2019 | Gan nhiễm mỡ ăn kiêng những gì để cải thiện tình trạng bệnh?
02/09/2019 | Bệnh nhân gan nhiễm mỡ kiêng ăn gì và nên kiêng như thế nào

1. Gan nhiễm mỡ kiêng ăn gì?

Như bạn đã biết, nguyên nhân chính gây nên bệnh gan nhiễm mỡ là do chế độ ăn uống không hợp lý, người bệnh nạp vào cơ thể quá nhiều chất béo, chất đạm, tinh bột.. Khiến cho lượng mỡ trong gan tăng lên. Vì vậy, muốn kiểm soát được bệnh tình, trước tiên bạn cần có được một thực đơn ăn uống khoa học. Đặc biệt là phải kiêng những thực phẩm dưới  đây.

Người bị gan nhiễm mỡ nên hạn chế ăn mỡ động vật

Người bị gan nhiễm mỡ nên hạn chế ăn mỡ động vật

Chất béo, mỡ động vật

Chất béo, mỡ động vật khi nạp vào cơ thể sẽ được bài tiết ở gan. Nếu như lượng chất béo lớn sẽ khiến gan bị quá tải, không thể bài tiết được nữa. Điều này dẫn đến tình trạng mỡ thừa tích tụ lâu ngày trên gan và khiến gan bị nhiễm mỡ

Vì vậy để giảm gánh nặng cho gan, bạn nên sử dụng dầu thực vật thay vì mỡ động vật. Ngoài ra, không nên ăn những loại thức ăn nhiều chất béo, nhiều dầu mỡ, tránh lượng chất béo nạp vào cơ thể bị dư thừa.

Tinh bột

Tinh bột là thành phần chính có trong cơm ăn hằng ngày của chúng ta. Cơ thể người bình thường nạp 30% lượng tinh bột. Nhưng đối với bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ thì lượng tinh bột tối đa được phép nạp vào là 20%. Để thay thế lượng tinh bột thiếu đi, người bệnh có thể ăn thêm rau xanh, củ quả, sử dụng gạo lứt hằng ngày,...

Nội tạng động vật

Đây là thực phẩm có hại tới sức khỏe của gan. Vì vậy bạn nên hạn chế hết mức có thể. Không chỉ vậy, ăn nội tạng động vật còn dẫn tới những căn bệnh nguy hiểm khác như mỡ máu, bệnh tim mạch, huyết áp cao,…

Hạn chế ăn đồ ăn nhanh

Hạn chế ăn đồ ăn nhanh

Đồ ăn nhiều đạm

Những thức ăn có sẵn đóng hộp, các loại thịt đỏ, đồ ăn nhanh,... có chứa một hàm lượng đạm lớn. Nếu ăn vào ban đêm sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa và khiến gan phải hoạt động quá sức. Vì vậy mỗi tuần, cơ thể một người trưởng thành chỉ nên hấp thụ không quá 225g thịt đỏ.

Hoa quả chứa hàm lượng fructose cao

Hàm lượng đường cao khiến cho cơ thể dễ bị bệnh béo phì, tiểu đường,... Khi mắc các bệnh lý này, tình trạng gan nhiễm mỡ thường xảy ra theo. Vì vậy việc hạn chế ăn các trái cây có fructose cao sẽ phòng tránh bệnh gan nhiễm mỡ.

Đồ ăn chiên rán

Các loại đồ ăn chiên rán, chiên xào có chứa nhiều chất béo xấu, khiến hàm lượng Cholesterol trong cơ thể tăng cao. Vì vậy, thay vì dùng dầu chiên xào món ăn, bạn có thể chế biến thành các món luộc, hấp.

Kiêng gia vị cay nóng

Kiêng gia vị cay nóng

Kiêng gia vị cay nóng

Một số gia vị cay nóng cần phải kiêng như gừng, tỏi, ớt,... Đây đều là những gia vị quen thuộc sử dụng hằng ngày nhưng lại bị xếp vào danh sách kiêng cữ đối với người bị bệnh gan nhiễm mỡ.

Đồ uống kích thích

Đồ uống kích thích bao gồm rượu bia, đồ chứa cồn,... là nhóm thực phẩm cấm kỵ đối với những người đang trong giai đoạn điều trị gan nhiễm mỡ. Bởi vì các đồ uống chất kích thích sẽ tạo gánh nặng rất lớn cho gan, ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động của gan.

2. Khi bị gan nhiễm mỡ, cần phải làm những gì?

Để biết mình có bị gan nhiễm mỡ hay không, bạn cần phải làm siêu âm ổ bụng và xét nghiệm máu để có kết quả chính xác. Nếu kết quả được chẩn đoán là gan nhiễm mỡ thì người bệnh cần phải điều trị theo sự giám sát của bác sĩ. Đồng thời bổ sung các loại thực phẩm tốt cho gan, kiêng những món ăn gây hại tới sức khỏe của gan.

Chẳng hạn như trong một bữa ăn, người khỏe mạnh bình thường có thể ăn 50g thịt, 100g cá. Nhưng khi bị gan nhiễm mỡ, chức năng gan đã suy yếu nên lượng đạm, protein nạp vào cũng phải giảm đi.

 

Người bị gan nhiễm kiêng nội tạng động vật

Người bị gan nhiễm kiêng nội tạng động vật

Các loại thực phẩm như óc, da động vật, nội tạng động vật,… có chứa nhiều chất béo không bão hòa. Vì thế người bị bệnh gan nhiễm mỡ phải hạn chế tối đa. Có thể ăn mỡ cá nhưng tần suất chỉ 2 lần/tuần. Rau xanh mỗi ngày ăn 300g, trái cây 200g để cung cấp đầy đủ chất xơ, vitamin cho cơ thể.

Rượu bia, các loại thức uống có gas, đồ ăn nhanh,... cũng là thứ người bệnh phải kiêng. Nếu trong quá trình điều trị sử dụng đồ uống có chất kích thích thì gần như làm mất đi tác dụng của thuốc. 

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thực phẩm chức năng hỗ trợ gan, giải độc gan. Có loại nguồn gốc từ Mỹ, Nhật Bản, tốt cho gan. Nhưng cũng có loại không rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng kém. Chính vì vậy trước khi dùng, bạn cần phải tham khảo ý kiến chuyên gia, bác sĩ trước. Không tùy ý sử dụng thuốc.

Không sử dụng thuốc tùy tiện

Không sử dụng thuốc tùy tiện

Trong quá trình điều trị với thuốc Tây Y, người bệnh có thể kết hợp các phương pháp trị bệnh về gan trong dân gian như sắc nước từ các dược liệu để uống. Một số nguyên liệu được sử dụng phổ biến để làm nước uống điều trị gan nhiễm mỡ như: cây chó đẻ răng cưa, lá sen, lá lô hội, Atiso,... Chỉ cần sắc lấy nước uống hằng ngày, quá trình điều trị bệnh sẽ nhanh chóng, hiệu quả cao hơn rất nhiều.

Ngoài những lưu ý về chế độ ăn uống ở trên, người bệnh cũng đừng quên luyện tập thể dục, thể thao mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng của gan. Mỗi người có một mức độ tập luyện tiêu chuẩn riêng, tùy thuộc vào chiều cao và cân nặng. Bài tập mà người bị gan nhiễm mỡ nên tập là Aerobic, đi bộ, đi xe đạp,… Thời gian từ 30 - 60 phút mỗi ngày.

Ngoài nắm được gan nhiễm mỡ kiêng ăn gì và nên ăn gì, người bị bệnh gan nhiễm mỡ cần lên lịch tới bệnh viện kiểm tra sức khỏe định kỳ, để theo dõi quá trình điều trị bệnh có tiến triển không. Cần phải xét nghiệm men gan và các xét nghiệm liên quan khác để đánh giá chức năng gan.

Nếu cần tư vấn, đừng ngần ngại liên hệ MEDLATEC để được hỗ trợ.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Có cách nào điều trị dứt điểm giun kim ở trẻ không?

Một trong những câu hỏi được nhiều phụ huynh đặt ra trong quá trình chăm sóc trẻ là có thể điều trị dứt điểm giun kim không. Thực tế tình trạng này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng trẻ em lại là đối tượng thường gặp nhất. Dù không gây nguy hiểm hay đe doạ tính mạng nhưng vẫn để lại nhiều hệ lụy tiêu cực cho sức khỏe của trẻ. 
Ngày 20/06/2023

Đặc điểm của trứng giun kim - có thể bạn chưa biết

Đối tượng thường xuyên gặp phải tình trạng nhiễm trứng giun kim hay giun kim được xác định là trẻ nhỏ. Tình trạng này đôi khi không gây nguy hiểm, nhưng lại khiến người mắc khó chịu. Để biết được hình dạng của trứng giun kim ra sao, biểu hiện khi nhiễm là gì và làm thế nào để phòng ngừa lây nhiễm hiệu quả, mời bạn đọc cùng MEDLATEC tìm hiểu ngay dưới đây. 
Ngày 16/06/2023

Bạn có biết: Sốt xuất huyết kéo dài bao lâu thì khỏi?

Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nếu không có biện pháp điều trị phù hợp sẽ dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe con người. Vậy sốt xuất huyết kéo dài bao lâu thì khỏi? Thông tin liên quan sẽ được làm rõ trong bài viết.
Ngày 14/06/2023

Nguyên nhân thủy đậu - cách nhận biết và phòng tránh

Trong thời gian gần đây, số người bị mắc bệnh thủy đậu đang có xu hướng gia tăng ở mọi lứa tuổi. Việc nhận biết nguyên nhân thủy đậu đóng vai trò quan trọng trong việc giúp phòng tránh bệnh, bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa sự lây lan ra cộng đồng.
Ngày 13/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp