Hiện nay siêu âm ổ bụng là một trong những phương pháp cận lâm sàng được áp dụng phổ biến. Không chỉ diễn ra nhanh chóng, không đau đớn, phương pháp này còn giúp phát hiện nhiều bệnh lý.
17/11/2018 | Siêu âm đàn hồi tuyến vú – Chẩn đoán chính xác ung thư vú không xâm lấn 12/11/2018 | Siêu âm đàn hồi mô - Giải pháp chẩn đoán xơ gan chính xác, không đau 06/11/2018 | Thời điểm “vàng” siêu âm 4D, mẹ bầu cần nhớ
Các bệnh lý về gan, mật, tụy, lách... ngày một phức tạp và nhiều người mắc phải. Siêu âm ổ bụng là một trong những phương pháp hữu hiệu giúp phát hiện ra những căn bệnh đó. Tuy nhiên siêu âm ổ bụng là gì, có tác dụng cụ thể như thế nào thì nhiều người vẫn chưa biết. Bài viết dưới đây cung cấp những thông tin hữu ích bạn có thể tham khảo.
1. Siêu âm ổ bụng là gì?
Siêu âm ổ bụng là một trong những phương pháp cận lâm sàng được áp dụng phổ biến hiện nay. Đó là cách thu lại hình ảnh trong thời gian thực, bác sĩ có thể quan sát cấu trúc các cơ quan nội tạng bên trong ổ bụng. Từ đó giúp phát hiện những dấu hiệu bất thường nếu có.
Hình thức siêu âm này nhằm mục đích kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc xác định bệnh lý thông qua những dấu hiệu bất thường. Quá trình thực hiện diễn ra nhanh chóng, dễ dàng, lại không gây đau đớn nên được sử dụng rộng rãi trong các trường hợp tầm soát ung thư và theo dõi diễn biến bệnh lý ổ bụng.
Siêu âm ổ bụng là một trong những phương pháp cận lâm sàng được áp dụng phổ biến
2. Siêu âm ổ bụng có những tác dụng gì?
Mục đích của việc siêu âm ổ bụng là để kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc xác định những bệnh lý thông qua những dấu hiệu bất thường.
Chúng có thể phát hiện:
-
Các bệnh lý về gan: viêm gan, xơ gan,..
-
Các bất thường về đường mật: viêm, sỏi, u.
-
Các bất thường về tuyến tụy: viêm, sỏi, u, chấn thương.
-
Các bất thường về hệ tiết niệu: tắc nghẽn, dị dạng, chấn thương, u...
-
Các bệnh về hệ sinh dục: tử cung, buồng trứng, tiền liệt tuyến.
-
Các bất thường về hệ tiêu hóa: viêm ruột thừa, lồng ruột, u...
Ngoài ra, siêu âm ổ bụng còn có thể phát hiện các bệnh lý khác như phình động mạch chủ bụng, dịch ổ bụng,... Có thể đánh giá dịch trong bụng, khoang màng phổi và màng ngoài tim.
Siêu âm ổ bụng để kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc xác định những bệnh lý bất thường
3. Siêu âm ổ bụng có hại không?
Siêu âm hoàn toàn không có hại cho sức khỏe của người bệnh. Mọi lứa tuổi, mọi giới tính đều có thể áp dụng được hình thức này. Trong một số trường hợp bệnh nhân không thể nằm yên trong quá trình siêu âm hoặc nhiễm trùng da và mô mềm thì nên hạn chế siêu âm.
4. Khi nào cần siêu âm ổ bụng?
Có thể siêu âm khi kiểm tra sức khỏe định kỳ vì đây là một thăm dò thường quy, an toàn. Bạn nên tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ 3 đến 6 tháng một lần.
Các trường hợp khác cần siêu âm như: đau bụng, sờ thấy hoặc nghi ngờ có khối ở trong bụng, sụt cân, mệt mỏi không rõ nguyên nhân hoặc rối loạn tiêu hóa kéo dài.
Siêu âm ổ bụng phát hiện bệnh lý về gan thông qua các dấu hiệu bất thường như sụt cân, mệt mỏi
5. Trước khi siêu âm ổ bụng cần làm gì?
Trường hợp bệnh nhân cấp cứu, không cần nhịn ăn uống hay nhịn tiểu tiện. Tuy nhiên, để tăng khả năng đánh giá chính xác các cơ quan, bộ phận trước khi siêu âm bệnh nhân nên nhịn tiểu căng và siêu âm khi đói ( nhịn ăn trước 6 giờ).
Khi siêu âm, bệnh nhân nằm trên giường khám, lộ vùng bụng (áo kéo lên ngang ngực, quần kéo thấp ngang xương mu).
6. Những lưu ý khi tiến hành siêu âm ổ bụng
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng siêu âm như: người bệnh có thành bụng dày, có thức ăn trong dạ dày và khí ở đường ruột. Vì vậy để quá trình siêu âm bụng tổng quát đạt hiệu quả cao nhất, bạn nên hạn chế những đồ ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ và dễ gây đầy bụng khi siêu âm.
Đối với những người có dấu hiệu bệnh về túi mật cần nhịn ăn trước 6 tiếng, nhịn tiểu giúp đánh giá bàng quang, tử cung, buồng trứng và tiền liệt tuyến.
Khi tiến hành siêu âm, bệnh nhân sẽ được bôi một lớp gel ở phần bụng. Bác sĩ sẽ dùng thiết bị đầu dò để tiếp xúc, phát sóng âm có tần số cao nhằm thu lại hình ảnh trên màn hình biểu thị. Phương pháp này hoàn toàn không có hại cho sức khỏe, bởi không sử dụng chùm tia X giống X- quang.
7. Tiến hành siêu âm ổ bụng ở đâu?
Để có một kết quả siêu âm tốt nhất, chọn địa chỉ uy tín, chất lượng cũng là điều nhiều người bệnh băn khoăn. Bạn nên chọn địa chỉ siêu âm có cơ sở Y tế hiện đại, máy móc công nghệ cao, đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm. Thêm nữa, chi phí phải phù hợp, vừa sức.
Bạn có thể tham khảo một số địa chỉ siêu âm uy tín dưới đây:
Đây là một trong những bệnh viện có đội ngũ y bác sĩ có tay nghề cao đáp ứng được nhu cầu khám, điều trị của bệnh nhân.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với đội ngũ y bác sĩ kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại, chiếm trọn niềm tin nơi người bệnh.
Đây là một trong những đơn vị đi đầu cập nhật hệ thống máy móc chuyên khoa như hệ thống xét nghiệm Automation tự động hoàn toàn, máy siêu âm 4D, máy Fibroscan,... Ngoài ra đây là một trong số ít các bệnh viện khu vực phía Bắc đạt chứng nhận quản lý chất lượng xét nghiệm theo tiêu chuẩn quốc tế ISO.
Bệnh viện có đội ngũ y bác sĩ kinh nghiệm lâu năm ở nhiều chuyên khoa khác nhau cùng với trang thiết bị hiện đại, quy trình hỗ trợ bài bản, MEDLATEC đã là nơi nhiều bệnh nhân đặt niềm tin khám chữa bệnh.
Địa chỉ: số 42-44 Nghĩa Dũng, phường Phúc Xá, quận Ba Đình, Hà Nội.
Khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường của cơ thể, bạn nên chủ động đi đến cơ sở y tế uy tín thăm khám và điều trị kịp thời nếu cần. Siêu âm tổng quát định kỳ cũng là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe, trong đó siêu âm ổ bụng là phương pháp hữu hiệu, lại an toàn, nhanh gọn giúp phát hiện nhiều bệnh lý.