Sa bàng quang là 1 bệnh lý hay gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ hoặc mãn kinh. Ở mức độ nhẹ, bệnh nhân không có bất kỳ triệu chứng đau đớn hay khó chịu nào, sẽ tự khỏi. Tuy nhiên đa số triệu chứng ở người mắc bệnh lại rất khó chịu, không thể tiểu tiện,... Do đó cần phải được khám chữa và điều trị ngay để tránh ảnh hưởng đến cuộc sống.
23/02/2021 | Bệnh viêm bàng quang ở nữ có nguy hiểm không? 23/02/2021 | Những điều bạn cần biết về bệnh viêm bàng quang 15/02/2021 | Các triệu chứng viêm bàng quang bạn không thể bỏ qua
1. Sa bàng quang là hiện tượng gì?
Khi bàng quang bị phình to ra, lấn dần xuống âm đạo người ta gọi là sa bàng quang hay còn gọi là bàng quang tăng sinh. Xảy ra hiện tượng trên là do các mô hỗ trợ giữa âm đạo và thành bàng quang không còn khả năng nâng đỡ, giãn dần ra.
Tùy theo từng đối tượng, nguyên nhân gây bệnh và nhiều yếu tố tác động khác mà mức độ nghiêm trọng của bệnh sẽ khác nhau:
-
Bệnh ở mức độ nhẹ: Chỉ một phần nhỏ bàng quang sa xuống âm đạo.
-
Bệnh ở mức độ vừa phải: Bàng quang vừa tiếp xúc đến lỗ âm đạo.
-
Bệnh ở mức độ nặng: Bàng quang nhô ra khỏi âm đạo.
-
Bệnh ở mức độ nghiêm trọng: Toàn bộ bàng quang bị đưa hết ra ngoài.
Bệnh sẽ tự khỏi nếu ở mức độ nhẹ, ở mức độ nặng ảnh hưởng của bệnh đến cơ thể sẽ nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị kịp thời.
Các giai đoạn thể hiện mức độ nghiêm trọng của sa bàng quang
2. Bệnh xảy ra do những nguyên nhân nào?
Các mô, dây chằng cùng với các cơ ở sàn chậu có tác dụng hỗ trợ bàng quang cùng các cơ quan khác. Khi những hệ thống này gặp trục trặc, các cơ, mô dần dần yếu đi, giãn ra, lúc đó bàng quang sẽ bắt đầu sà dần xuống âm đạo. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề trên:
Phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh:
Ở độ tuổi này là thời điểm nồng độ các nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ dần dần giảm suốt. Làm cho các cơ ở vùng âm đạo mất dần khả năng đàn hồi và rắn chắc. Khi các cơ này giãn ra, không còn khả năng nâng đỡ được bàng quang khi đó bàng quang sẽ sa vào âm đạo.
Phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ hoặc sinh con:
Trong suốt giai đoạn mang thai, các cơ vùng chậu luôn ở trạng thái căng kéo dài do đó khả năng đàn hồi cũng như cố định bàng quang giảm sút. Tình trạng trên không chỉ xảy ra trong giai đoạn mang thai, sa bàng quang còn có thể xảy ra ngay cả khi đã sinh con.
Khuân vác, làm những công việc nặng nhọc, thường xuyên stress:
Một số nhà nghiên cứu cho rằng việc phụ nữ bị stress hay làm việc nặng quá sức trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như các nội tiết tố trong cơ thể. Từ đó gián tiếp tác động đến nguy cơ xảy ra sa bàng quang.
Tăng cân quá mức, béo phì:
Trọng lượng cơ thể tăng vượt quá trọng lượng của một cơ thể bình thường sẽ tạo nên một áp lực lên các cơ ở vùng sàn chậu nói riêng và cơ thể nói chung. Từ đó dễ gây nên tình trạng tăng sinh bàng quang.
Một số nguyên nhân khác:
Cơ chế chung cho căn bệnh này là do sự suy yếu của các cơ bàng quang cùng với các mô cơ âm đạo. Do đó bất kỳ một căn bệnh nào ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp đến các mô cơ này đều nguyên nhân tác động gây sa bàng quang ở phụ nữ. Một số bệnh được kể đến như: táo bón, cắt cổ tử cung,...
Sa bàng quang cũng có thể xuất hiện ở phụ nữ mang thai và cả sau sinh
3. Những triệu chứng thường thấy ở bệnh nhân bị sa bàng quang
Tùy theo từng mức độ mắc bệnh mà có những triệu chứng nặng nhẹ khác nhau. Nhìn chung những triệu chứng của căn bệnh tăng sinh bàng quang này dễ nhìn thấy và phát hiện:
Vùng chậu có cảm giác khó chịu, đau nhức: Là những triệu chứng điển hình (nếu có) khi sa bàng quang, bên cạnh đó người bệnh còn có cảm giác như có vật gì nhô ra ngoài âm đạo. Những cơn đau nhức càng nặng hơn khi các cơn ho xuất hiện hoặc gắng gượng làm những công việc tạo áp lực đến vùng chậu.
Rối loạn đường tiết niệu: Đây là một trong những triệu chứng phổ biến ở phụ nữ sinh con bị sa bàng quang. Khó tiểu, bí tiểu, tiểu rắt, hoặc có cảm giác đau khi tiểu đều là những rối loạn đường tiết niệu. Không những vậy, bệnh nhân còn tiểu không tự chủ, nhất là khi ho, hắt hơi hoặc cười không kiểm soát. Biến chứng của những tình trạng rối loạn này là viêm nhiễm đường tiết niệu hoặc bàng quang nếu không được điều trị kịp thời.
-
Đau ở thắt lưng: Triệu chứng này ít khi xảy ra khi bị sa bàng quang, và mức độ ảnh hưởng của nó cũng không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu xuất hiện đau thắt lưng, các bạn cũng nên thăm khám bác sĩ. Bởi đây được coi là dấu hiệu khởi phát bệnh.
-
Xuất hiện bướu trong âm đạo: Triệu chứng này xuất hiện khi bệnh trở nặng. Lúc này, bàng quang dường như đã sa ra ngoài âm đạo, khiến cho bệnh nhân có cảm giác như đang ngồi trên quả bóng.
Việc đi vệ sinh sẽ khó khăn hơn nếu không may bị sa bàng quang
4. Đâu là những biện pháp điều trị hiệu quả nhất cho căn bệnh này?
Tùy theo mỗi mức độ nghiêm trọng của bệnh mà có những phương pháp điều trị khác nhau. Đối với những trường hợp nhẹ thường sẽ không điều trị. Nhưng sẽ có những bài tập chăm sóc tại nhà để hỗ trợ cho việc tự khỏi bệnh. Đừng quên thăm khám bác sĩ thường xuyên để biết rằng liệu bệnh có đang thực sự phục hồi hay không?
Đối với những trường hợp nặng hơn, những triệu chứng và ảnh hưởng của nó xuất hiện nhiều và rõ hơn, thì cần phải được điều trị ngay. Khi mà các biện pháp chăm sóc tại nhà không đạt hiệu quả cao trong trường hợp này, ta có thể áp dụng một số biện pháp sau:
-
Sử dụng vòng nâng pessary: Đây là một trong những dụng cụ có tác dụng hỗ trợ nâng đỡ bàng quang.
-
Sử dụng liệu pháp estrogen: Tồn tại dưới dạng kem bôi âm đạo, vòng đặt hoặc thuốc đặt, estrogen có tác dụng làm cho các mô cơ vùng chậu thêm săn chắc và khỏe khoắn hơn.
Việc thăm khám và làm theo hướng dẫn của bác sĩ là cách điều trị tốt nhân cho sa bàng quang
Một biện pháp điều trị hiệu quả khác cũng được nhắc đến đó là phẫu thuật. Quá trình phẫu thuật sẽ được diễn ra khi các triệu chứng càng trở nên nghiêm trọng và khó chịu hơn. Trong quá trình phẫu thuật các bác sĩ sẽ hỗ trợ nâng bàng quan về đúng vị trí ban đầu đồng thời loại bỏ những mô dư thừa, siết chắc các cơ và dây chằng. Ngoài ra, nếu các mô quá mỏng, các bác sĩ sẽ sử dụng thêm các mô đặc biệt có tác dụng bổ trợ cho các mô vùng âm đạo.
Để có thể hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh cũng như cách điều trị hiệu quả khi mắc phải sa bàng quang, bạn đọc có thể gọi đến hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn, hỗ trợ.