Ngày nay, tỷ lệ người mắc bệnh liên quan tới bàng quang có xu hướng gia tăng, đặc biệt bệnh viêm bàng quang. Để phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả, chúng ta nên tuân thủ theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ. Đây là cách tốt nhất giúp bạn bảo vệ sức khỏe của bản thân.
15/02/2021 | Các triệu chứng viêm bàng quang bạn không thể bỏ qua 15/10/2020 | Cấu tạo, vị trí, vai trò và một số bệnh thường gặp ở bàng quang 05/10/2020 | Những dấu hiệu sỏi bàng quang nhất định không được bỏ qua 08/01/2020 | Siêu âm bàng quang và những bệnh lý thường gặp ở bàng quang
1. Bệnh viêm bàng quang là gì?
Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu chung về bệnh viêm bàng quang, khi mắc bệnh, đường tiết niệu của bạn trở nên viêm nhiễm khá nghiêm trọng. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, tình trạng diễn biến xấu và đe dọa trực tiếp tới sức khỏe của bệnh nhân.
Bác sĩ cảnh báo mọi người không nên chủ quan với bệnh viêm bàng quang
Một vấn đề được khá nhiều người quan tâm đó là những nguyên nhân gây bệnh chủ yếu. Đa phần bệnh nhân mắc viêm bàng quang là do sự tấn công của vi khuẩn E coli - vi khuẩn đường ruột thường gặp trong cơ thể.
Ngoài ra, có rất nhiều nguyên nhân khác gây bệnh, ví dụ như việc sử dụng các loại hóa chất hoặc áp dụng phương pháp hóa trị. Đặc biệt, căn bệnh trên cũng có thể là một trong những biến chứng nghiêm trọng của bệnh đái tháo đường. Đó là lý do vì sao mọi người không nên chủ quan trước những dấu hiệu bất thường của cơ thể.
Tình trạng viêm bàng quang có thể gặp trên bệnh nhân có sỏi bàng quang
2. Nhận biết bệnh viêm bàng quang qua những dấu hiệu nào?
Để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh, chúng ta cần nắm được một số dấu hiệu nhận biết tình trạng viêm bàng quang. Nhờ đó, bạn có thể kiểm soát tình trạng sức khỏe tốt hơn, tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm.
Hầu hết người mắc bệnh viêm bàng quang đều phải đối mặt với tình trạng tiểu buốt hoặc rối loạn tiểu tiện. Điều này khiến bệnh nhân cảm thấy vô cùng khó chịu, sức khỏe và tâm lý đều bị ảnh hưởng nặng nề.
Mọi người hãy để ý thật kỹ những đặc điểm của nước tiểu, nếu chúng chuyển máu vàng đục hoặc lẫn một chút máu, bạn tuyệt đối không được chủ quan. Nếu phát hiện triệu chứng kể trên, hãy nhanh chóng đi khám và điều trị nhé!
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cảm nhận được những cơn đau tức ở vùng bụng, vùng chậu hoặc bị sốt nhẹ. Những dấu hiệu kể trên ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người bệnh. Nếu không chữa bệnh sớm, cân nặng, thể lực của người bệnh có thể suy giảm nghiêm trọng.
Bệnh nhân có thể cảm thấy khó chịu ở vùng bụng
Mọi người nên theo dõi cẩn thận những triệu chứng kể trên để bảo đảm sức khỏe cho bản thân mình.
3. Bệnh viêm bàng quang có nên quan hệ không?
Một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm đó là bệnh nhân viêm bàng quang có nên quan hệ không? Trên thực tế, khi mắc bệnh viêm bàng quang, chúng ta không nên quan hệ tình dục để hạn chế những tác động xấu có thể xảy ra. Lúc này, bàng quang đang ở trong trạng thái nhạy cảm và chịu nhiều tác động nếu như bạn quan hệ tình dục. Chắc chắn, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu và đau đớn hơn rất nhiều.
Nếu bạn vẫn băn khoăn không biết có nên quan hệ tình dục khi mắc bệnh hay không, hãy tham khảo ngay những nguyên nhân dưới đây.
Đầu tiên, nếu quan hệ trong thời gian mắc bệnh, tình trạng sẽ diễn biến theo chiều hướng tệ hơn, ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Cụ thể, họ sẽ cảm nhận rõ rệt cảm giác đau rát, buốt khi đi tiểu tiện, tần suất đi tiểu trong một ngày khá nhiều. Thậm chí, nhiều người thấy hiện tượng tiểu ra máu xuất hiện.
Nhiều người thắc mắc bệnh nhân viêm bàng quang có nên quan hệ không?
Bên cạnh đó, rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh viêm bàng quang có thể lây nhiễm khi bạn quan hệ tình dục. Bởi vì vi khuẩn gây bệnh có khả năng tấn công cơ quan sinh dục của người còn lại, họ phải đối mặt với nguy cơ viêm nhiễm cực kỳ cao.
Ngoài ra, quan hệ trong thời gian mang bệnh sẽ làm giảm hưng phấn, ham muốn của người bệnh. Đây là một trong những nguyên nhân khiến chất lượng đời sống tình dục suy giảm đáng kể.
4. Chế độ dinh dưỡng dành cho người mắc bệnh viêm bàng quang
Để điều trị bệnh hiệu quả, bệnh nhân không chỉ quan tâm tới phương pháp chữa trị, họ cũng nên xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất. Vậy người mắc bệnh viêm bàng quang nên ăn gì và không nên ăn những món nào?
4.1. Thực đơn dành cho bệnh nhân viêm bàng quang
Nếu biết lựa chọn các thực phẩm đảm bảo dinh dưỡng, phù hợp với tình trạng sức khỏe, bệnh nhân sẽ kiểm soát tốt bệnh tình. Để đảm bảo sức khỏe của bàng quang, bạn hãy bổ sung vào thực đơn của mình các loại rau xanh. Đây là thực phẩm quá quen thuộc đối với chúng ta, chúng có thể giúp cơ thể thanh lọc, loại bỏ cặn bã ứ đọng ở bàng quang.
Bên cạnh đó, các thực phẩm giàu vitamin X và thực phẩm chứa probiotic không thể thiếu trong bữa ăn của người mắc bệnh viêm bàng quang. Các loại thực phẩm kể trên vừa có lợi cho đường ruột, vừa có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của những loài vi khuẩn gây bệnh.
Chúng ta nên bổ sung nhiều rau xanh vào thực đơn hàng ngày
Trong đời sống hàng ngày, bệnh nhân hãy cố gắng cung cấp một lượng nước cố định cho cơ thể. Nếu uống đủ nước, bạn sẽ đẩy nhanh quá trình loại bỏ vi khuẩn đang ẩn nấp và gây bệnh ở bàng quang. Tốt nhất, mỗi ngày mọi người nên uống tối thiểu 2 lít nước nhé!
4.2. Bệnh nhân viêm bàng quang không nên ăn gì?
Vậy người bệnh viêm bàng quang không nên ăn những thực phẩm như thế nào? Lời khuyên của bác sĩ đó là loại bỏ thực phẩm có hại cho sức khỏe, đòi hỏi bàng quang phải hoạt động quá nhiều. Các món ăn như vậy chỉ khiến cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Trong đó, đồ ăn cay nóng là món ăn chúng ta cần loại bỏ ngay khỏi thực đơn hàng ngày, nhất là những món ăn chứa nhiều ớt, hạt tiêu hoặc mù tạt. Ngoài ra, bạn đừng quên hạn chế hàm lượng chất béo, chất đạm trong các món ăn, ví dụ như: đồ chiên rán hoặc đậu phộng,…
Trong thời gian điều trị bệnh, bạn không nên ăn đồ chua hoặc sử dụng đồ uống có chứa các chất kích thích, chất độc hại đối với cơ thể.
Hy vọng rằng qua bài viết này, mọi người sẽ có cái nhìn tổng quan về căn bệnh viêm bàng quang. Đồng thời, chúng ta đã giải đáp được một số thắc mắc thường gặp, ví dụ như có nên quan hệ tình dục khi bị viêm bàng quang không, thực đơn dành cho trẻ mắc bệnh là gì?