Răng là bộ phận dùng để nhai nghiền thức ăn nên cấu tạo rất cứng, có sự liên kết với các dây thần kinh ở phần chân răng. Khi gặp tác động mạnh như cắn phải vật cứng, té ngã, chấn thương,… khiến răng bị mẻ, gây nên những cơn đau khó chịu. Vậy răng mẻ làm sao đỡ buốt, giảm đau?
20/01/2022 | Viêm chân răng có mủ - cảnh báo sức khỏe răng miệng không thể xem thường 18/01/2022 | Răng bị ố phải làm thế nào - 4 cách tẩy trắng răng hiệu quả tại nhà 18/01/2022 | Răng sâu khi nào cần nhổ? Chăm sóc ra sao để tránh nhiễm trùng
Răng mẻ vừa ảnh hưởng yếu tố thẩm mỹ, vừa gây ra những cơn đau dai dẳng
1. Răng mẻ làm sao đỡ buốt, giảm đau?
Khi răng bị mẻ, những cơn đau buốt thường khiến bạn gặp khó khăn trong việc ăn uống, mất cảm giác ngon miệng. Một số người vì quá đau ảnh hưởng đến sự tập trung và hiệu quả trong học tập hay công việc. Muốn giải quyết vấn đề này, bạn cần đến phòng khám nha khoa để được điều trị dứt điểm. Trong trường hợp cần tìm một giải pháp đơn giản, tiện lợi và có thể thực hiện ngay tại nhà, bạn hãy tham khảo một số gợi ý như sau:
Bạn mua các loại thuốc giảm đau không kê đơn giúp làm dịu cơn ê buốt cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và chỉ dùng mức liều lượng được khuyến cáo, không nên lạm dụng thuốc hay sử dụng quá liều để tránh bị ảnh hưởng bởi những tác dụng phụ. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ giúp giảm đau chứ không thể điều trị dứt điểm
Chườm lạnh
Dùng khăn sạch thấm nước lạnh hoặc bọc vài viên đá chườm vào vị trí bị đau, nhiệt độ thấp sẽ khiến các mạch máu tại chỗ co lại, khiến cơn đau giảm đi đáng kể. Lưu ý không nên chườm quá lâu để tránh gây bỏng lạnh, đặc biệt đối với trẻ em.
Răng mẻ làm sao đỡ buốt? Chườm lạnh ngay vị trí đau có thể mang lại hiệu quả tức thì
Súc miệng với nước muối loãng
Pha nước ấm cùng một ít muối dùng để súc miệng có tác dụng làm dịu cơn đau răng tức thời, loại bỏ những mảnh thức ăn thừa còn sót lại. Tính kháng khuẩn của nước muối giúp ngăn ngừa nguy cơ hình thành ổ sâu tại vị trí răng mẻ.
Sử dụng bạc hà
Bạc hà có tính thanh nhiệt, kháng khuẩn và vị the mát tự nhiên, có thể giúp giảm cơn đau răng hiệu quả mà không gây kích ứng niêm mạc. Để không phải lo lắng với vấn đề răng mẻ làm sao đỡ buốt, bạn có thể áp dụng một số cách giảm đau với bạc hà như:
-
Trà bạc hà: pha nước sôi vào cốc đựng lá bạc hà phơi khô, ngâm trong khoảng 10 phút để trà ngấm. Đợi trà nguội bớt để tránh bị phỏng, sau đó ngậm nước trà trong miệng khi còn nóng.
-
Túi lọc trà bạc hà: đặt túi lọc vào ngăn đá, chờ đến khi túi đông lại dùng để chườm lên vùng má bên ngoài vị trí đau.
-
Tinh dầu: nhỏ vài giọt tinh dầu bạc hà lên miếng bông gòn hoặc miếng gạc, cho vào vị trí răng mẻ và ngậm chặt. Bạn cũng có thể hòa vài giọt tinh dầu vào nước ấm dùng để súc miệng.
Tinh chất của bạc hà có công dụng tốt, đảm bảo an toàn khi sử dụng chính đáp án hợp lý cho câu hỏi răng mẻ làm sao đỡ buốt
3. Một số biện pháp phòng ngừa và khắc phục tình trạng mẻ răng
Các biện pháp giảm đau chỉ mang lại hiệu quả tức thời, vấn đề quan trọng là làm sao để phòng ngừa và khắc phục tình trạng mẻ răng, giúp giải quyết triệt để những cơn đau và khôi phục vẻ đẹp thẩm mỹ của răng như ban đầu.
Biện pháp phòng ngừa
Răng vốn có cấu trúc vô cùng chắc chắn để thực hiện tốt chức năng nghiền nhỏ thức ăn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể bị mẻ răng nếu như không chú ý chăm sóc đúng cách. Để làm được điều này, bạn cần thay đổi một số thói quen thường ngày như sau:
-
Thói quen nghiến răng: nhiều người có thói quen nghiến răng khi đang nói chuyện, gặp stress, trong khi ngủ,… khiến cho răng bị bào mòn dần.
-
Chế độ ăn: răng bị mẻ có thể do cấu trúc răng không đủ cứng cáp, đồng nghĩa với việc chế độ dinh dưỡng cần bổ sung thêm canxi giúp xương chắc khỏe hơn. Bạn có thể thêm những món ăn như sữa, các loại hải sản (cá, cua, tôm,…), hạt mè, hạt chia, súp lơ xanh, rau chân vịt,…
-
Tránh những món tác động xấu cho răng: không nên dùng nhiều các loại nước ngọt có gas, thực phẩm quá lạnh hay quá cứng, đặc biệt không dùng răng để tách vỏ trái cây, vỏ mía,…
-
Vệ sinh: bạn cần giữ vệ sinh luôn sạch sẽ bằng cách đánh răng 2 lần/ngày giúp loại bỏ những mảnh vụn thức ăn và mảng bám trên răng. Giúp ngăn ngừa tốt nguy cơ sâu răng, khiến răng yếu và dễ bị vỡ hoặc mẻ.
-
Thăm khám: bạn nên đến phòng khám nha khoa tối thiểu 6 tháng/lần để được làm sạch những lớp cao bám chặt ở chân răng, đồng thời giúp phát hiện sớm những vấn đề bất thường về răng miệng.
Thực hiện tốt những biện pháp phòng ngừa giúp bạn không phải đối mặt với tình trạng răng mẻ hay nỗi lo lắng răng mẻ làm sao đỡ buốt
Biện pháp khắc phục
Để khắc phục dứt điểm những cơn đau do răng bị mẻ cũng như khôi phục vẻ đẹp tự tin như ban đầu, bạn có thể đến khám Nha khoa tại Bệnh viện MEDLATEC. Tại đây bạn sẽ được bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể cách điều trị khắc phục tình trạng răng mẻ. Những phương pháp hữu hiệu được lựa chọn nhờ mang lại kết quả tốt cho bệnh nhân có thể kể đến như:
-
Hàn răng: bạn cần bảo quản mảng răng bị rơi ra trong túi sữa và mang đến cho bác sĩ xử lý.
-
Trám răng hoặc mài răng: áp dụng cho những vết răng mẻ có kích thước nhỏ.
-
Dán sứ: nếu như vết mẻ nhỏ có thể dùng phương pháp dán sứ có thể đảm bảo tính thẩm mỹ mà giữ nguyên răng cũ.
-
Bọc răng sứ: sử dụng một mão sứ được chế tạo theo màu sắc và kích thước răng của bạn bọc bên ngoài vị trí bị mẻ. Phương pháp này được khá nhiều bệnh nhân ưu tiên lựa chọn bởi lớp mão sứ rắn chắc có thể phòng ngừa việc mẻ răng tái diễn, đồng thời đảm bảo về tính thẩm mỹ.
Đến với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, bạn không cần phải lo lắng về việc răng mẻ làm sao đỡ buốt. Với đội ngũ nhân viên y tế tận tâm, chu đáo và dày dặn kinh nghiệm, chắc chắn bạn sẽ hài lòng với kết quả điều trị khi sử dụng dịch vụ y tế của chúng tôi. Để tư vấn chi tiết mọi thông tin liên quan xin liên hệ 1900 56 56 56.