Protein và những tác động của nó đối với cơ thể con người | Medlatec

Protein và những tác động của nó đối với cơ thể con người

Protein được xem là thành phần không thể thiếu đối với sự hình thành, duy trì, tái tạo các tế bào để duy trì sự sống của cơ thể. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều không hiểu rõ vai trò của thành phần này cũng như tác động của việc thừa (thiếu) protein gây ra. Bài viết sau sẽ giúp bạn bổ sung phần thông tin còn thiếu hụt ấy.


17/09/2020 | Protein có những vai trò gì đối với cơ thể?
15/06/2020 | Bạn đã biết gì về xét nghiệm Protein Bence Jones nước tiểu
30/05/2020 | Điện di protein huyết thanh - Xét nghiệm quan trọng trong bệnh đa u tủy xương

1. Vì sao cơ thể cần có protein?

Protein hay còn gọi là chất đạm - một loại hợp chất hữu cơ có vai trò tổng hợp các chuỗi axit amin để xây dựng nên tế bào cơ. Cơ thể mỗi người không thể thiếu protein bởi nó là thành phần chủ yếu cấu tạo nên nhiễm sắc thể và gen di truyền. 

Protein là thành phần không thể thiếu đối với sự sống của con người

Protein là thành phần không thể thiếu đối với sự sống của con người

Protein chiếm khoảng 15% trọng lượng cơ thể người bình thường, nó được tìm thấy ở rất nhiều nơi trên cơ thể: tóc, xương, da, cơ,... Muốn duy trì sự sống của enzyme thì đây là một yếu tố không thể thiếu. Mặt khác, hầu hết hormone trong cơ thể đều là protein, giữ nhiệm vụ điều hòa quá trình trao đổi chất trong tế bào để cơ thể có được sự hấp thụ và phát triển tốt nhất. Cuối cùng, đây còn là chất dinh dưỡng đa lượng cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể.

Điều đáng nói là, sau khi được tạo ra, mỗi loại protein chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định (ít nhất là vài phút, nhiều nhất là vài năm). Sau đó, nó thoái hóa đi và tiếp tục tái sinh thông qua quá trình luân chuyển protein của bộ máy tế bào. Vì thế, nếu cơ thể không được cung cấp đầy đủ protein thì theo thời gian, nhiều quá trình sẽ bị chậm lại, một số cơ quan giảm kích thước nên vận hành không tốt, sức khỏe tổng thể bị ảnh hưởng,...

2. Những lợi ích cụ thể mà protein mang lại cho cơ thể

2.1. Chăm sóc làn da 

Đối với làn da, collagen được xem là 1 loại protein dạng sợi giữ vai trò vô cùng quan trọng bởi nó giúp da được phục hồi và tái sinh. Sự trẻ hóa, giảm nếp nhăn của làn da phụ thuộc rất nhiều vào collagen trong cơ thể.

2.2. Cải thiện sức khỏe xương và cơ bắp

Nếu tập luyện nặng, protein dưới dạng collagen trong cơ thể sẽ giúp ngăn ngừa chấn thương khớp và giữ cho chúng khỏe mạnh. Bên cạnh đó, protein cũng đóng vai trò rất quan trọng với việc xây dựng các khối cơ trong cơ thể vì chúng có ở các mô cơ dưới nhiều dạng vi chất. Yếu tố chính làm nên sự phát triển của cơ là sự đầy đủ của protein trong cơ thể.

2.3. Tăng cường hệ miễn dịch

Cơ thể bị bệnh là do sự xâm nhập của các dị nguyên. Nhờ có protein mà cơ thể có được khả năng tự bảo vệ trước sự tấn công này. Không những thế, protein còn có khả năng phát hiện ra kẻ thù của cơ thể và phản ứng lại để nhận diện chúng thuộc nhóm nào sau đó tạo ra các kháng thể vô hiệu hóa kháng nguyên ấy.

Protein tạo lá chắn bảo vệ hệ miễn dịch trước sự tấn công của tác nhân gây hại 

Protein tạo lá chắn bảo vệ hệ miễn dịch trước sự tấn công của tác nhân gây hại 

2.4. Cải thiện hệ thần kinh

Hệ thần kinh muốn hoạt động trơn tru cần phải có protein. Điều này được giải thích như sau: các protein thụ thể giúp hỗ trợ truyền tín hiệu đến tế bào rồi điều chỉnh chính hệ thần kinh trung ương của con người.

2.5. Cân bằng chất lỏng

Đối với hoạt động của cơ bắp, hệ thần kinh cũng như nhiều cơ quan khác của cơ thể, cân bằng chất lỏng giữ vai trò rất quan trọng. Tình trạng mất cân bằng chất lỏng xảy ra khi lượng protein nạp vào cơ thể giảm xuống. Hệ lụy kéo theo từ đó chính là hiện tượng phù nề.

2.6. Cân bằng hormone, cung cấp năng lượng cho cơ thể

Enzyme được xem là một loại protein xúc tác giữ vai trò quan trọng với mọi phản ứng và quá trình sinh hóa của cơ thể. Ngoài ra, glucagon, insulin, hormone tăng trưởng cũng là loại hormone tồn tại dưới dạng protein có vai trò rất cần thiết với chức năng hoạt động của cơ thể.

Không những thế, protein còn cấu thành nên các enzyme hoạt động như chất xúc tác sinh học giữ nhiệm vụ chuyển hóa thức ăn thành năng lượng cho cơ thể. Ở phương diện này, protein được xem là nguồn cung cấp calo tuyệt vời. Khi cơ thể không được cung cấp protein tức là nó đã bị  mất đi nguồn năng lượng để đảm bảo tốt cho mọi hoạt động của mình.

2.7. Vận chuyển và lưu trữ các chất 

Đối với màng tế bào, protein đảm nhận vai trò lưu trữ và vận chuyển nhiều chất khác nhau. Nhờ có nó mà máu được lưu thông trơn tru, các tế bào của cơ thể được nuôi dưỡng. 

3. Dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu Protein là gì?

Chính vì những lợi ích quan trọng của Protein như đã nói đến ở trên nên mỗi người trong chúng ta cần phải lưu ý đến dấu hiệu cảnh báo thiếu protein để có biện pháp điều chỉnh hiệu quả. Các dấu hiệu này bao gồm:

- Cơ bắp phát triển chậm, không phát triển hoặc bị teo.

- Chân tay và cơ thể trong tình trạng kiệt sức, mệt mỏi.

- Hệ miễn dịch yếu.

- Không tăng cân, phù nề, yếu cơ.

- Dễ mắc bệnh.

4. Thừa protein có bị làm sao không?

Tuy protein là thành phần không thể thiếu đối với cơ thể nhưng điều đó không có nghĩa là nạp nhiều protein là tốt. Khi cơ thể bị dư hàm lượng protein sẽ gây ra rất nhiều vấn đề cho sức khỏe:

Dư thừa nitơ do dung nạp quá nhiều protein có thể gây <a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/nhan-biet-dau-hieu-suy-than-som-giup-benh-nhan-dieu-tri-thanh-cong-s195-n19526'  title ='suy thận'>suy thận</a>

Dư thừa nitơ do dung nạp quá nhiều protein có thể gây suy thận

- Dư thừa cân nặng dẫn đến béo phì.

- Khó tiêu, đường ruột khó chịu.

- Táo bón.

- Mất nước.

- Ảnh hưởng xấu đến thận, bị suy thận bởi nitơ trữ lại ở đây quá nhiều.

- Tiêu chảy.

- Đau đầu, buồn nôn.

- Diễn tiến nhiều bệnh lý mạn tính như: bệnh gút, tim mạch, tiểu đường, loãng xương, ung thư,... 

Cái gì quá cũng không tốt, đặc biệt là những trường hợp sau, tốt nhất không nên ăn nhiều protein: mắc bệnh gan, thận; nhịn đói lâu ngày; mắc bệnh Gout; bị thiếu chất dinh dưỡng cần thiết cho việc chuyển hóa protein gồm arginine, glucose, glutamine, folate, vitamin B6 và B12; hàm lượng carbohydrate thấp.

Mong rằng qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết này bạn đọc đã hiểu hơn được ý nghĩa của protein đối với cơ thể cũng như tác hại của việc bắt cơ thể dung nạp quá nhiều protein. Nếu còn thắc mắc nào khác, các bạn có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC giải đáp cụ thể hơn.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Ổi có vitamin gì? Ăn ổi nhiều có tốt cho sức khỏe không?

Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Đặc biệt nước ép ổi cũng là thức uống giải khát được nhiều người yêu thích. Vậy bạn có biết ổi có vitamin gì và công dụng của ổi đối với sức khỏe ra sao không? Và liệu rằng việc ăn nhiều ổi có tốt không?
Ngày 23/06/2023

6 tác dụng của dưa leo với cơ thể và những lưu ý khi dùng

Dưa leo hay dưa chuột là loại quả quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày từ ăn tươi đến chế biến các món mặn, món xào, món canh,... Vậy bạn có biết tác dụng của dưa leo đối với cơ thể chưa? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây nhé.
Ngày 21/06/2023

Thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường khoa học và đầy đủ dưỡng chất

Bạn đang tìm kiếm thực đơn bữa sáng phù hợp cho người tiểu đường? Bài viết này sẽ giúp bạn lựa chọn thông minh và cân đối những món ăn phù hợp để duy trì đường huyết ổn định và cung cấp năng lượng cho cả buổi sáng. Khám phá các gợi ý và nguyên tắc dinh dưỡng quan trọng sau để có một thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường lành mạnh và ngon miệng.
Ngày 20/06/2023

Gợi ý thực đơn cho người bệnh Gout

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với người bệnh Gout. Việc duy trì những bữa ăn khoa học, phù hợp sẽ giúp kiểm soát bệnh hiệu quả nhưng vấn đề này không hề đơn giản. Dưới đây, các chuyên gia sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên tắc xây dựng chế độ ăn và gợi ý thực đơn cho người bệnh Gout. 
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp