Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, các bác sĩ có thể áp dụng rất nhiều phương pháp hiện đại để phát hiện, điều trị bệnh. Trong đó, điện tâm đồ thiếu máu cơ tim là phương pháp được áp dụng rộng rãi hiện nay và đem lại hiệu quả cao. Vậy phương pháp trên thường được áp dụng trong những trường hợp nào?
28/04/2021 | Điện tâm đồ nhồi máu cơ tim có ý nghĩa như thế nào? 18/04/2021 | Giải đáp: Thiếu máu cơ tim có phải là nguyên nhân dẫn tới nhồi máu cơ tim? 02/03/2021 | Bệnh thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không, liệu bạn đã biết? 23/02/2021 | Bệnh thiếu máu cơ tim có triệu chứng như thế nào?
1. Điện tâm đồ là gì?
Trước khi nghiên cứu về phương pháp điện tâm đồ thiếu máu cơ tim, chúng ta cần nắm được những thông tin cơ bản về điện tâm đồ. Phương pháp này còn được biết đến với tên viết tắt là ECG, chúng được sử dụng để theo dõi hoạt động, cường độ cũng như nhịp điệu của tim.
Điện tâm đồ giúp việc theo dõi hoạt động của tim trở nên dễ dàng hơn
Nhờ sự phát triển của phương pháp điện tâm đồ, việc theo dõi hoạt động của tim trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Nhờ vậy, các bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng của bệnh nhân.
Điện tâm đồ vận hành dựa trên hoạt động của tim, khi tim co bóp, điện tâm đồ sẽ ghi nhận những thay đổi, biến thiên của dòng điện. Nhờ vậy, các bác sĩ sẽ nắm được chính xác tình trạng sức khỏe tim mạch, khả năng tống máu của tim như thế nào.
Tại sao cần thực hiện điện tâm đồ khi phát hiện tình trạng thiếu máu cơ tim?
Một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm đó là tại sao chúng ta cần thực hiện điện tâm đồ thiếu máu cơ tim? Để giải đáp được thắc mắc này, trước hết chúng ta cần hiểu về tình trạng thiếu máu cơ tim.
Hiểu đơn giản, khi bị thiếu máu cơ tim, mạch vành rơi vào tình trạng tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ. Chúng vốn được biết tới như một hệ thống cung cấp máu cho cơ tim, khi mạng lưới này bị tắc, máu không thể vận chuyển tới phục vụ hoạt động của tim.
Thiếu máu cơ tim dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim
Tình trạng thiếu máu cơ tim gây ra những triệu chứng tương đối nghiêm trọng, trong đó có thể kể tới hiện tượng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân phải đối mặt với nguy cơ tử vong rất cao. Đó là lý do vì sao mọi người không thể chủ quan trước tình trạng thiếu máu cơ tim.
3. Tại sao nên áp dụng điện tâm đồ thiếu máu cơ tim?
Các bác sĩ có thể dựa vào triệu chứng của người bệnh để chẩn đoán về tình trạng của họ. Tuy nhiên, dấu hiệu của bệnh rất dễ nhầm lẫn, ví dụ như: đau thắt ngực, khó thở, cơ thể mệt mỏi,…
Để chẩn đoán chính xác, người ta thường áp dụng phương pháp hiện đại, đặc biệt là tiến hành điện tâm đồ thiếu máu cơ tim. Đây là phương pháp rất quan trọng, giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng bệnh thiếu máu cơ tim của bệnh nhân, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Bên cạnh đó, nhờ áp dụng phương pháp điện tâm đồ, chúng ta có thể phát hiện một số vấn đề khác bệnh nhân đang gặp phải. Trong đó, những tổn thương thường gặp là: phì đại thất trái hoặc hội chứng tiền kích thích. Nếu phát hiện sớm, chúng ta sẽ kiểm soát tốt hơn tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Phương pháp điện tâm đồ thiếu máu cơ tim giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh nhân
4. Tình trạng thiếu máu cơ tim thể hiện như thế nào trong kết quả điện tâm đồ?
Khi tìm hiểu về phương pháp điện tâm đồ nói chung và điện tâm đồ thiếu máu cơ tim nói riêng, chúng ta nên nắm được bệnh tình được thể hiện như thế nào thông qua kết quả kiểm tra.
Đối với bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim, sau khi tiến hành điện tâm đồ, kết quả thu được thường có xu hướng như sau: đoạn ST chênh xuống, trong khi đó sóng T đi ngang hoặc đảo ngược lại. Nếu phát hiện dấu hiệu như trên, chúng ta hãy chú ý tới việc chăm sóc sức khỏe, tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
4.1. Sự biến đổi của sóng T
Vậy sóng T biến đổi do những nguyên nhân nào? Trên thực tế, sống T thay đổi do đường cơ sở điện tâm đồ hoặc do những thay đổi theo thời gian. Đây là biểu hiện cho thấy bệnh nhân đang rơi vào tình trạng thiếu máu cơ tim cục bộ và cần được điều trị kịp thời.
Khi bị thiếu máu cơ tim, sóng T trên kết quả điện tâm đồ thường đi ngang hoặc đảo ngược
4.2. Sự chênh lên của ST
Khi thực hiện điện tâm đồ thiếu máu cơ tim, trong vài giờ đầu của thiếu máu hoặc nhồi máu cơ tim, trên ECG có thể thấy ít nhất 2 chuyển đạo liên tiếp có đoạn ST chênh lên, sau 24 - 48h sau nhồi máu, sẽ thấy đoạn ST chênh lên ít hơn, xuất hiện sóng T âm và sóng Q hoại tử nếu cơ tim bị thương tổn.
Bên cạnh đó, việc xuất hiện đoạn ST chênh lên trong cơn đau ngực là 1 dấu hiệu rất điển hình của điện tâm đồ thiếu máu cơ tim, khi đó chúng ta không được chủ quan với cơn đau ngực đó, các bác sĩ sẽ tìm cách tốt nhất để thực hiện khai thông vị trí tắc nghẽn tại mạch vành, tái tưới máu lại cơ tim, hạn chế tối đa những tổn thương của cơ tim.
5. Lưu ý khi tiến hành điện tâm đồ thiếu máu cơ tim
Điện tâm đồ là phương pháp hiện đại dùng để theo dõi, phát hiện các vấn đề của tim mạch. Khi áp dụng phương pháp này, mọi người cần lưu ý một số điều để tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, đảm bảo kết quả chẩn đoán chính xác, hiệu quả nhất.
Đầu tiên, trước khi tiến hành điện tâm đồ thiếu máu cơ tim, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ những triệu chứng mình đang gặp phải. Bên cạnh đó, nếu bạn có tiền sử mắc bệnh có liên quan tới tim mạch, ví dụ như tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim,… hãy thông báo ngay với các sĩ thực hiện nhé!
Đồng thời, mọi người đừng quên khai báo về các loại thuốc mình đang sử dụng trong thời gian gần đây. Đó là những thông tin rất cần thiết đối với bác sĩ để nắm được vấn đề bạn đang phải đối mặt.
Bệnh nhân nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ
Để đảm bảo kết quả điện tâm đồ chính xác nhất, trong quá trình đọc điện tim, bệnh nhân cố gắng nằm yên một tư thế nhé! Bác sĩ thường yêu cầu mọi người bỏ nút áo và để lộ vùng ngực. Bạn nên nằm ngửa, đặt hai tay song song với thân, chân duỗi thoải mái và thả lỏng toàn bộ cơ thể.
Nếu bạn có đeo trang sức hoặc các vật dụng làm bằng kim loại, hãy tháo bỏ chúng ra trước khi tiến hành điện tâm đồ bạn nhé!
Như vậy, phương pháp điện tâm đồ thiếu máu cơ tim trở nên khá phổ biến, được áp dụng rộng rãi. Phương pháp này giúp việc chẩn đoán bệnh trở nên hiệu quả và chính xác hơn. Bệnh nhân hãy cố gắng tuân thủ chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn, hiệu quả trong suốt quá trình kiểm tra nhé!