Sỏi hệ tiết niệu là một trong những bệnh phổ biến có tỷ lệ mới mắc cao mỗi năm. Sự tiến bộ của y học đã cho phép phát hiện sớm sỏi niệu quản, sỏi thận thông qua chụp CT hệ tiết niệu. Bài viết dưới đây, bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ chia sẻ những thông tin về bệnh cũng như các phương pháp chẩn đoán.
27/06/2020 | Giải đáp băn khoăn chụp CT là gì? 21/05/2020 | Các phương pháp chữa sỏi thận hiệu quả bạn nên biết 26/04/2020 | Những lưu ý quan trọng người mắc sỏi thận cần biết
1. Cơ chế hình thành sỏi hệ tiết niệu
Hầu hết sỏi được hình thành từ thận và theo nước tiểu đến các cơ quan khác của hệ tiết niệu. Cho đến nay y học vẫn chưa có sự giải thích chính xác và rõ ràng nào về cơ chế hình thành sỏi trong cơ thể. Một số nghiên cứu của các nhà khoa học đã đưa ra giải thiết như sau:
Giả thuyết về keo tinh thể
Tinh thể và chất keo là thành phần chính của nước tiểu. Hầu hết các tinh thể đều có có xu hướng lắng đọng có thể tạo thành sỏi. Bên cạnh đó, bản chất của các chất keo ở niêm mạc đường tiết niệu là các mucoprotein, mucin, acid nucleic,... Khi nồng độ các chất này giảm về số lượng lẫn chất lượng sẽ tạo điều kiện kết tinh thành sỏi.
Sự lắng đọng của tinh thể có thể dẫn đến hình thành sỏi hệ tiết niệu
Giả thuyết hạt nhân
Thuyết hạt nhân giải thích sự hình thành nhân của các viên sỏi được hình thành. Nhân sẽ là các dị vật như chỉ không tiêu, mảnh cao su, mảnh kim khí,... hoặc là các tế bào bị thoái hóa, tế bào mủ, xác của vi khuẩn hay các tổ chức bị hoại tử,...
Giả thuyết khuôn đúc
Thuyết khuôn đúc là giả thuyết về tác dụng của mucoprotein. Theo Boyce, Baker và Simon, sỏi canxi, acid uric đều được hình thành từ nhân khởi điểm có cấu trúc là mucoprotein. Đây là một loại protein đặc hiệu giàu glucid, có nhiều ở màng đáy thận.
Ngoài ra còn có giả thuyết giải thích về độ bão hòa quá mức, thuyết nhiễm khuẩn hoặc năm 1973, Randall đưa ra thuyết mảng vôi ở biểu mô xoang thận. Tuy nhiên, tất cả các giả thuyết trên đều chưa có sự chứng minh về độ xác thực để giải thích cụ thể về cơ chế hình thành sỏi ở hệ tiết niệu.
2. Chẩn đoán lâm sàng thông qua các biểu hiện bệnh
Tùy vào từng vị trí sỏi hình thành trong hệ tiết niệu tại niệu quản hay thận cũng như mức độ gây tổn thương mà bệnh sẽ có các biểu hiện khác nhau. Thông thường, các bác sĩ sẽ đưa ra nghi ngờ hay chẩn đoán bệnh dựa trên các biểu hiện sau:
-
Người bệnh thấy đau nhiều ở vùng thắt lưng, mạn sườn, cơn đau xảy ra dữ dội và quằn quại, nhiều khi còn lan ra cả vùng bụng dưới, vùng đùi.
-
Cảm giác nóng, buốt, rát mỗi khi đi tiểu hay bị són tiểu, đi tiểu nhiều lần, nhất là ban đêm, lượng nước tiểu ít, màu đục, một số trường hợp thấy có máu lẫn trong nước tiểu.
-
Nhiều bệnh nhân còn có biểu hiện buồn nôn, nôn ói do hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng.
-
Trường hợp niêm mạc hệ tiết niệu bị xay xát dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu, có thể gây sốt hoặc ớn lạnh.
Bệnh nhân sỏi niệu quản, sỏi thận sẽ thấy đau dữ dội vùng thắt lưng
3. Chẩn đoán thông qua các kỹ thuật cận lâm sàng
Bên cạnh việc chẩn đoán dựa trên các biểu hiện lâm sàng thì các bác sĩ sẽ kết hợp các phương pháp kiểm tra cận lâm sàng để đưa ra kết luận chính xác nhất. Tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ cho chỉ định thực hiện các phương pháp khác nhau như siêu âm bụng, chụp CT hệ tiết niệu, chụp CT niệu quản, CT thận, chụp X - quang hệ tiết niệu có cản quang (UIV) hay chụp cộng hưởng từ.
Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, có độ an toàn cao, giúp phát hiện ra sỏi và tình trạng thận bị ứ nước. Tuy nhiên, siêu âm chỉ mang tính điều hướng vì không thể xác định chính xác vị trí sỏi và các chức năng bị tổn thương của thận.
Chụp X - quang có cản quang UIV
Chụp X - quang là kỹ thuật tương đối có ích với các trường hợp can thiệp bằng phẫu thuật. Phim chụp với UIV có thể mô tả được hình thể đài bể thận và niệu quản, xác định vị trí sỏi và mức độ giãn bể thận. Tuy nhiên, nếu thận ứ nước quá nhiều thì hình ảnh thận không được hiển thị rõ ràng trên phim UIV.
Chụp CT hệ tiết niệu, CT niệu quản, CT thận
Chụp CT (CT Scanner) hệ tiết niệu hay chụp cắt lớp vi tính là phương pháp cho kết quả chính xác nhất để phát hiện và khảo sát các vấn đề của sỏi. Chụp CT niệu quản hay CT thận sẽ được chỉ định trong trường hợp kiểm tra sỏi hình thành ở niệu quản hoặc thận đồng thời đánh giá các chức năng của thận. Chụp CT hệ tiết niệu có thể xác định chính xác số lượng, vị trí, kích thước của sỏi và mức độ tắc nghẽn, vị trí bị tắc với độ nhạy lên đến 96%.
Chụp CT hệ tiết niệu là kỹ thuật chẩn đoán sỏi chính xác nhất mà nhiều bác sĩ chỉ định trong khám và điều trị bệnh
Ngoài ra, kết quả chụp CT hệ tiết niệu không tiêm cản quang còn cung cấp các thông tin liên quan đến mật độ và thành phần của sỏi. Do đó mà chụp CT hệ tiết niệu là phương pháp chẩn đoán sỏi được sử dụng chủ yếu hiện nay.
Chụp MRI
chụp cộng hưởng từ có khả năng thể hiện cụ thể hình ảnh của các cơ quan kể cả mạch máu. Tuy nhiên, chụp MRI chỉ được sử dụng trong trường hợp các phương pháp khác không phù hợp do chi phí cao.
4. Nên chụp CT hệ tiết niệu ở đâu?
Ngoài việc hiểu về bệnh thì lựa chọn một đơn vị uy tín để khám và thực hiện các biện pháp kiểm tra là việc cần thiết với mỗi người bệnh. Hiện nay có rất nhiều bệnh viện, cơ sở y tế có hỗ trợ kỹ thuật chụp CT hệ tiết niệu trong chẩn đoán bệnh. Một trong số những bệnh viện đó phải nhắc đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
MEDLATEC là bệnh viện đã có hơn 24 năm hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe con người với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao. Hơn nữa, cơ sở vật chất, trang thiết bị và dụng cụ khám chữa bệnh đều được nhập khẩu từ các nước phát triển của thế giới. Đảm bảo cho các khách hàng khi thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán như chụp CT hệ tiết niệu tại bệnh viện sẽ trả kết quả trong thời gian nhanh nhất và chính xác nhất.
Lựa chọn đơn vị uy tín để khám chữa bệnh sẽ giúp bạn yên tâm hơn về sức khỏe của chính mình
Nếu bạn đang có những biểu hiện bất thường về hệ tiết niệu hoặc muốn tư vấn nhiều hơn về bệnh sỏi thì hãy nhanh chóng liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thông qua hotline: 1900 565656, nhân viên của chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ bạn bất cứ khi nào.