Sỏi thận là bệnh có thể xảy ra ở cả nam và nữ. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn tới tình trạng ứ nước, suy thận, nhiễm trùng thận, thậm chí là tử vong. Vậy hiện nay phương pháp chữa sỏi thận nào hiệu quả nhất? Mời bạn cùng tham khảo trong bài viết dưới đây.
26/04/2020 | Những lưu ý quan trọng người mắc sỏi thận cần biết 09/04/2020 | Tìm hiểu về kỹ thuật nội soi sỏi niệu quản ngày nay 23/03/2020 | Vai trò của siêu âm sỏi niệu quản trong chẩn đoán bệnh hệ tiết niệu
1. Bệnh sỏi thận là gì? Bệnh có nguy hiểm không?
Nguyên nhân và cơ chế hình thành sỏi còn chưa rõ ràng, có nhiều thuyết giải thích cơ chế hình thành sỏi tiết niệu. Kích thước sỏi từ 10mm trở lên được cho là to và có thể gây nguy hại lớn đến sức khỏe người bệnh, đồng thời cần có biện pháp can thiệp sớm. Đối với những trường hợp sỏi có kích thước 5mm, bạn cũng không nên chủ quan và phải thăm khám định kỳ để theo dõi bệnh và có hướng điều trị phù hợp.
sỏi thận xảy ra khi những chất khoáng trong nước tiểu bị lắng cặn và kết tinh.
Thông thường, nếu kích thước sỏi không quá lớn sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Chỉ cần tuân thủ theo những quy định của bác sĩ kết hợp với thói quen ăn uống khoa học bạn có thể được điều trị hiệu quả. Nhưng nếu thỏi có hình thái bất thường như có cạnh sắc nhọn thì cũng là một vấn đề lớn vì nó có thể gây xước thận và bàng quang khiến người bệnh vô cùng đau đớn. Lúc này cần phải chữa sỏi thận càng sớm càng tốt.
Một số loại sỏi thận:
-
Sỏi canxi: Khi canxi kết hợp với oxalat, carbonat hay phosphat sẽ tạo thành tinh thể muối lắng cặn, tạo thành sỏi, gọi là sỏi canxi và có khả năng tái phát cao.
-
Sỏi axit uric: Sỏi hình thành do rối loạn chuyển hóa axit uric. Loại sỏi này thường gặp ở những nam giới mắc bệnh gout.
-
Sỏi cystin: Những người mắc chứng rối loạn xystin sẽ có nguy cơ mắc sỏi cystin.
-
Sỏi struvite: Là do sự nhiễm khuẩn đường tiết niệu trong một thời gian dài gây ra. Loại sỏi này thường gặp ở nữ giới.
-
Sỏi phosphat: Loại sỏi này thường có kích thước lớn và do nhiễm khuẩn proteus tiết niệu.
2. Triệu chứng của bệnh sỏi thận?
Sỏi thận có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như ăn uống không khoa học, uống ít nước, ăn nhiều đồ mặn, thói quen nhịn tiểu, mắc dị tật đường tiết niệu, sử dụng một số loại thuốc làm tăng nguy cơ sỏi thận.
Sỏi thận có kích thước lớn sẽ rất nguy hiểm.
Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh sỏi thận:
-
Đau: Khi sỏi lớn hoặc có cạnh sắc nhọn cọ xát vào thận sẽ khiến xuất hiện những cơn đau vùng mạn sườn có thể lan xuống vùng chậu.
-
Tiểu buốt hoặc khó tiểu: Dòng chảy của nước tiểu kéo theo sự di chuyển của sỏi sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy đau buốt khi tiểu.
-
Tiểu ra máu: Đây có thể là triệu chứng của sỏi thận hoặc cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh khác.
-
Nước tiểu có hiện tượng lạ như màu bất thường hoặc có lẫn cặn
-
Tiểu dắt, tiểu són: Sỏi thận rơi xuống niệu quản hay bàng quang có nguy cơ gây tắc ứ và dẫn tới tiểu són hay tiểu dắt.
-
Buồn nôn, nôn: Khi sỏi thận tác động đến thần kinh vùng bụng, nó có thể làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa khiến người bệnh có cảm giác buồn nôn.
-
Sốt, ớn lạnh: Khi sỏi thận làm nhiễm trùng đường tiểu thì người bệnh sẽ có triệu chứng sốt và ớn lạnh.
3. Các phương pháp chữa sỏi thận
Để chẩn đoán bệnh sỏi thận, trước hết các bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và sau đó chỉ định một số xét nghiệm cụ thể để đưa ra kết quả cuối cùng bao gồm xét nghiệm, nước tiểu, sinh hóa máu, siêu âm,… tùy thuộc vào mỗi trường hợp sẽ có quy trình thăm khám riêng biệt.
Người bị sỏi thận thường xuyên bị đau vùng mạn sườn.
Muốn chữa sỏi thận đạt hiệu quả, bác sĩ sẽ dựa vào thể trạng bệnh nhân, mức độ bệnh để đưa ra phương pháp phù hợp:
Điều trị nội khoa
Nếu bệnh nhân có sỏi nhỏ và không quá nguy hiểm, thông thường, chuyên gia sẽ chỉ định điều trị nội khoa nghĩa là dùng thuốc điều trị. Bên cạnh đó, người bệnh cần phải thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt như: uống nhiều nước, thường xuyên vận động,... Đây là cách để kích thích đẩy sỏi ra ngoài cơ thể.
Những trường hợp này cũng không được chủ quan mà cần phải thường xuyên theo dõi và thường xuyên kiểm tra định kỳ theo dõi kích thước sỏi cũng như vị trí di chuyển của sỏi để tiên lượng và can thiệp điều trị tiếp nếu cần.
Tán sỏi ngoài cơ thể
Đây là phương pháp sử dụng máy tán sỏi để loại bỏ sỏi ra ngoài cơ thể. Những tia sóng xung kích có tác dụng phá bề mặt sỏi, làm sỏi vỡ vụn và từ đó đào thải ra ngoài cơ thể qua đường tiểu. Cách điều trị này thường áp dụng cho bệnh nhân sỏi khoảng < 2cm.
Tán sỏi thận qua da
Bác sĩ sẽ áp dụng thủ thuật để tạo đường hầm vào thận, đưa ống nội soi vào tiếp cận sỏi. Đồng thời dùng tia laser hoặc khí nén để làm vỡ sỏi và sau đó lấy sỏi ra ngoài. Phương pháp này phù hợp với những bệnh nhân có sỏi cứng, sỏi có kích thước lớn,…
Tán sỏi qua nội soi niệu quản
Với phương pháp này, chuyên gia sẽ đưa ống soi mềm thông qua đường tiểu lên niệu quản vào các đài thận và tiến hành tán vụn sỏi,… Đây là cách có thể chữa sỏi thận hiệu quả mà có thể bảo tồn chức năng thận hiệu quả.
Ăn uống khoa học để điều trị và phòng tránh bệnh sỏi thận.
Ngoài những phương pháp trên, những bệnh nhân có sỏi to, sỏi phức tạp sẽ được áp dụng phương pháp mổ nội soi sau phúc mạc lấy sỏi hoặc mổ mở để lấy sỏi. Bệnh sỏi thận nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Bạn nên điều chỉnh lối sống như uống nhiều nước, không nhịn tiểu, giảm ăn muối và những loại thực phẩm có nguy cơ tạo sỏi, đồng thời chăm chỉ vận động,... để phòng tránh bệnh.
Nếu có những triệu chứng bất thường, bạn có thể liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị bệnh hiệu quả. Bên cạnh đó, quy trình thăm khám cũng rất chuyên nghiệp và nhanh chóng. Bệnh nhân có thể đặt lịch trước và được tiếp đón tận tình.
Hệ thống phòng khám hiện đại, tiện nghi sẽ giúp người bệnh không quá áp lực mà luôn thoải mái khi đến thăm khám và điều trị. Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm cũng chính là một ưu điểm của MEDLATEC. Hãy nhấc máy và gọi đến số 1900 56 56 56 để được đặt lịch khám và tư vấn chi tiết về cách chữa sỏi thận.