Thuốc nhuận tràng là nhóm các thuốc có tác dụng điều trị táo bón nhờ chứa các thành phần giúp kích thích nhu động ruột, tăng khối lượng phân để giải quyết tình trạng táo bón tạm thời. Tuy nhiên nếu lạm dụng các thuốc này quá mức cũng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người sử dụng.
14/11/2022 | Nguyên nhân gây táo bón là gì? Điểm danh các thuốc trị táo bón hiệu quả 21/09/2022 | Tìm hiểu tình trạng táo bón và điểm qua các loại thuốc trị táo bón phổ biến 08/09/2022 | Dùng thuốc xổ chữa táo bón: cẩn thận kẻo tiền mất tật mang!
1. Có những loại thuốc nhuận tràng nào?
Thuốc nhuận tràng được sản xuất với nhiều dạng khác nhau, ví dụ như viên nang, viên nén, thụt tháo, thuốc đạn hay chất lỏng. Mỗi loại có những ưu và nhược điểm riêng. Cụ thể như sau:
1.1. Thuốc nhuận tràng bôi trơn
Những thuốc này có tác dụng khiến phân trở nên trơn trượt, dễ di chuyển hơn trong đường ruột. Sản phẩm chứa thành phần dầu khoáng giúp thành ruột được bôi trơn và phân trở nên bớt khô hơn. Tuy rằng thuốc đem lại hiệu quả cao và nhanh chóng nhưng thuốc chỉ nên được dùng trong thời gian ngắn. Nếu dùng lâu ngày sẽ xảy ra hiện tượng dầu khoáng làm hạn chế hiệu quả của các thuốc kê đơn khác và cản trở sự hấp thụ vitamin của cơ thể. Ngoài ra tuyệt đối không được dùng thuốc nhuận tràng song song với các loại thuốc khác.
Có rất nhiều loại thuốc nhuận tràng khác nhau
1.2. Thuốc nhuận tràng làm tăng lượng phân
Những thuốc nhuận tràng này sẽ cung cấp chất xơ dưới dạng psyllium, chất xơ methylcellulose, dextrin lúa mì, canxi polycarbophil. Như chúng ta đã biết chất xơ giúp cải thiện chứng táo bón, thông qua cơ chế làm tăng lượng nước và khối lượng phân, thúc đẩy phân đi qua ruột kết một cách nhanh chóng.
Ngoài các thuốc nêu trên, bạn có thể bổ sung chất xơ thông qua rau củ, trái cây và ngũ cốc. Tuy nhiên nếu nạp vào cơ thể quá nhiều chất xơ có thể gây đầy hơi, chướng bụng, đau quặn bụng và làm giảm sự hấp thu các hoạt chất chứa trong một số loại thuốc. Do đó bạn hãy nhớ là phải uống đủ nước khi dùng thuốc nhuận tràng và ăn chất xơ, đồng thời thuốc cần phải được uống trước ít nhất 1 giờ trước khi ăn và 2 giờ sau khi ăn chất xơ.
1.3. Thuốc nhuận tràng thẩm thấu
Thuốc nhuận tràng thẩm thấu bao gồm magie hydroxide, lucatose, Fleet Phospho-Soda, polyethylene glycol, lactitol. Đây là các tác nhân hydrat hóa có khả năng hút chất lỏng từ các mô xung quanh vào ruột. Khi trong ruột chứa nhiều nước hơn, phân sẽ mềm và được tống xuất ra ngoài một cách dễ dàng hơn.
Lưu ý là trong quá trình sử dụng loại thuốc này, bạn cần uống nhiều nước hơn không chỉ giúp nhuận tràng mà còn giảm triệu chứng chuột rút và đầy hơi.
1.4. Thuốc nhuận tràng làm mềm phân
Thuốc nhuận tràng dạng làm mềm phân thường sẽ đòi hỏi bạn phải chờ khoảng 1 tuần hoặc lâu hơn mới phát huy được tác dụng. Thuốc được chỉ định dành cho phụ nữ vừa mới sinh, bệnh nhân cần hồi phục sau phẫu thuật hoặc người bị bệnh trĩ.
1.5. Thuốc nhuận tràng kê đơn
Thuốc nhuận tràng chủ vận Guanylate cyclase-C có cơ chế hoạt động là tăng lượng nước trong đường tiêu hóa, tăng nhu động ruột từ đó làm thay đổi độ đặc của phân. Thuốc Plecanatide thường được chỉ định cho những trường hợp bị hội chứng ruột kích thích kèm táo bón hoặc táo bón vô căn mạn tính.
Thuốc được khuyến cáo là không dành cho trẻ nhỏ dưới 6 tuổi. Tuy rằng không thể phủ nhận hiệu quả của thuốc đối với việc hỗ trợ chức năng tiêu hóa của ruột nhưng thuốc có thể gây tiêu chảy và mất nước nghiêm trọng ở người bệnh.
1.6. Thuốc nhuận tràng kích thích
Nếu bạn muốn giải quyết nhanh chóng tình trạng táo bón thì thuốc nhuận tràng kích thích là một lựa chọn đúng đắn. Loại thuốc này giúp kích thích niêm mạch ruột, thúc đẩy phân di chuyển qua ruột kết nhanh hơn, đồng thời thuốc còn có tác dụng tăng quá trình hydrat hóa của phân. Các thuốc nhuận tràng kích thích thường gặp đó là Sennosides và Bisacodyl.
Bisacodyl DHG là một trong những thuốc nhuận tràng phổ biến
Tuy nhiên không được dùng quá nhiều thuốc nhuận tràng kích thích vì có thể làm suy giảm chức năng đại tiện tự nhiên của cơ thể, lâu ngày dẫn tới nguy cơ phụ thuộc vào thuốc mới đi tiêu được. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng phụ là tiêu chảy và chuột rút.
2. Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc nhuận tràng
Dùng thuốc nhuận tràng sai cách, không theo chỉ định có làm rối loạn chức năng nhu động ruột một cách nghiêm trọng, điển hình là liệt ruột, hội chứng ruột kích thích, đại tràng xúc tác, viêm tụy và một số tình trạng khác. Vì vậy bệnh nhân cần dùng thuốc nhuận tràng theo chỉ dẫn từ bác sĩ. Trong trường hợp bạn bị táo bón mạn tính thì cần đi thăm khám tiêu hóa trước khi tự tìm mua các loại thuốc nhuận tràng.
Rất nhiều phụ nữ mang thai gặp phải hiện tượng táo bón. Nếu người phụ nữ đã tích cực điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống khoa học hơn nhưng không có hiệu quả thì bác sĩ có thể sẽ kê thuốc nhuận tràng tạo khối hoặc thuốc làm mềm phân. Nhưng mẹ bầu cần nhớ là phải uống nhiều nước trong quá trình dùng thuốc vì chúng có thể gây mất nước và trong thành phần hoạt chất của thuốc có chứa nhiều muối.
3. Một số lưu ý quan trọng khi dùng thuốc nhuận tràng chữa táo bón
Sau đây là một số lời khuyên dành cho những ai đang dùng thuốc nhuận tràng trị táo bón:
-
Tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ và nhà sản xuất. Không được dùng quá liều lượng và quá thời gian được khuyến cáo;
-
Cung cấp đủ nước mỗi ngày, nhất là khi dùng thuốc nhuận tràng để tránh tình trạng mất nước do thuốc;
-
Trong trường hợp tình trạng táo bón không được cải thiện sau khi dùng thuốc nhuận tràng, bạn hãy đi tái khám để tìm hiểu nguyên nhân. Bởi vì táo bón có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nguy hiểm nào đó như suy giáp, tiểu đường hay thậm chí là ung thư ruột kết. Lúc này cần phải tập trung vào điều trị dứt điểm nguyên nhân gây bệnh để khắc phục triệu chứng táo bón;
-
Áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh với rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, cắt giảm chất béo;
-
Thường xuyên tập thể dục thể thao, vận động cơ thể, tránh ngồi quá lâu một chỗ.
Khi dùng thuốc nhuận tràng, bệnh nhân cần uống đủ nước mỗi ngày để tránh bị mất nước
Như vậy bài viết đã cung cấp một số thông tin về thuốc nhuận tràng. Mặc dù những thuốc này có thể đem lại hiệu quả trong việc khắc phục tình trạng táo bón nhưng đồng thời chúng cũng tiềm ẩn những nguy cơ tác dụng phụ nghiêm trọng nếu không được dùng đúng cách.
Trong trường hợp bạn đang bị táo bón hoặc gặp phải các vấn đề khác về đường tiêu hóa, hãy đăng ký lịch khám thông qua hotline 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Tổng đài viên sẽ giúp bạn đặt lịch khám cùng các y bác sĩ tại Chuyên khoa Tiêu hóa, đồng thời tư vấn chi tiết hơn về các dịch vụ đang được triển khai tại viện.