Táo bón là tình trạng thường gặp và có thể diễn ra ở mọi lứa tuổi. Mặc dù không gây nhiều ảnh hưởng nặng nề, nhưng táo bón tác động không nhỏ đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Vậy nguyên nhân hình thành nên chứng táo bón là do đâu? Đâu là những sản phẩm thuốc trị táo bón tốt nhất?
08/09/2022 | Dùng thuốc xổ chữa táo bón: cẩn thận kẻo tiền mất tật mang! 24/04/2022 | Liệu uống canxi có bị táo bón không - đây là câu trả lời 19/04/2022 | Giải đáp băn khoăn: bị táo bón có nên rặn khi mang thai không? 18/04/2022 | Nguyên nhân táo bón ở trẻ sơ sinh và cách xử lý tại nhà
1. Táo bón là gì?
Táo bón là một triệu chứng mà bất kỳ ai đều có thể từng gặp phải. Táo bón là tình trạng đi nặng khó khăn, kéo dài hoặc mất vài ngày mới đi ngoài được, thường ít hơn 3 lần một tuần và kèm theo phân cứng, vón cục, nhỏ lớn bất thường.
Tùy vào thể trạng sức khỏe mỗi người khác nhau nên mức độ nghiêm trọng của táo bón cũng khác nhau. Một số trường hợp chỉ bị táo bón vài ngày, nhưng ở một số người khác, táo bón là một căn bệnh mãn tính (lâu dài), gây khó chịu, đau đớn và ảnh hưởng đến đời sống. Lúc này bạn cần đến cơ sở y tế ngay để được chẩn đoán và điều trị.
Táo bón là tình trạng gặp khó khăn khi đi nặng và có phân bất thường
2. Táo bón hình thành từ nguyên nhân nào?
2.1. Do lối sống
Tình trạng táo bón xuất hiện có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố lối sống khác nhau, gồm:
-
Thay đổi thói quen: Hoạt động của ruột thông thường đều phụ thuộc vào sự co bóp nhịp nhàng và đều đặn của ruột. Đây là cơ chế cố định bên trong cơ thể và những thay đổi trong thói quen sẽ gây ra sự khó chịu. Chứng táo bón này chủ yếu xuất hiện ở những bạn thường xuyên đi du lịch hoặc làm theo ca.
-
Ít ăn chất xơ: Mặc dù không được tiêu hóa nhưng chất xơ có thể tạo thêm cho phân khối lượng lớn, giúp phân đi qua đường tiêu hóa dễ dàng.
-
Cung cấp không đủ nước: Khi gặp nước, thành phần chất xơ chứa trong phân mới bắt đầu đọng lại. Táo bón hình thành từ việc không uống đủ nước nhưng ăn nhiều chất xơ.
-
Ít vận động: Một trong những lý do thường thấy gây táo bón là có lối sống thụ động và không vận động nhiều.
-
Nhịn đi vệ sinh: Việc thường xuyên nhịn tiểu có thể làm cơ thể trở nên ít nhạy bén với các tín hiệu đi vệ sinh thông thường.
-
Một vài loại thuốc: như thuốc chữa trầm cảm, codeine, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc cung cấp sắt, thuốc làm chậm nhu động ruột đều có khả năng gây táo bón
-
Mang thai: Những mẹ bầu thường xuất hiện tình trạng bị táo bón
-
Tuổi tác: Táo bón thường gặp hơn ở người cao tuổi, vì đối tượng này phụ thuộc nhiều vào thuốc và bị suy giảm co thắt cơ ruột.
Một số yếu tố lối sống dẫn đến chứng táo bón
2.2. Nguyên nhân bệnh lý
-
Rò hậu môn: Một số bệnh nhân bị rách niêm mạc hậu môn vì sợ đau không chịu đi vệ sinh.
-
Tắc nghẽn: Hậu môn hoặc trực tràng có thể bị tắc, ví dụ như: sa trực tràng, mắc bệnh trĩ.
-
Thoát vị: Áp lực ở bụng bị suy giảm và gây khó khăn trong cử động khi bị thoái vị bụng.
-
Phẫu thuật phụ khoa hoặc ổ bụng: Thuốc giảm đau chứa thành phần codein và đau sau khi phẫu thuật là lý do phổ biến gây táo bón.
-
Hội chứng ruột kích thích (IBS): Điển hình bởi xen kẽ giữa táo bón và tiêu chảy, bụng bị chướng, bị đau.
-
Khối u: Thấy đau khi nỗ lực đi nặng có thể là một dấu hiệu của bệnh ung thư trực tràng
-
Rối loạn hệ thần kinh: Bệnh táo bón có khả năng liên quan đến bệnh Parkinson, đa xơ cưng hoặc đột quỵ.
3. Các lựa chọn điều trị táo bón
Táo bón không phải là bệnh mà là tập hợp các biểu hiện, do đó đa số các phương pháp chữa táo bón là làm giảm các biểu hiện. Nếu lý do dẫn đến táo bón là do tắc nghẽn hoặc bệnh thì cơ bản chứng táo bón sẽ biến mất khi bệnh được điều trị khỏi.
-
Thay đổi lối sống: Dựa trên các biểu hiện, đa số người bệnh được khuyên cải thiện hành vi và lối sống. Bao gồm tập thể dục, hỗ trợ tâm lý, giải tỏa căng thẳng, thay đổi chế độ ăn và thói quen đi tiêu
-
Thuốc: Tùy theo nguyên nhân hình thành và các biểu hiện, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định các loại thuốc trị táo bón thích hợp,...
4. Thuốc trị táo bón
Thuốc nhuận tràng là một trong sản phẩm thuốc thường được chỉ định để chữa táo bón. Tùy vào từng phản ứng phụ và tình trạng bệnh mà việc lựa chọn thuốc cho bệnh nhân sẽ khác nhau, gồm:
4.1. Thuốc trị táo bón tạo khối
Đây là biện pháp chữa đầu tiên cho đa số các bệnh bị táo bón bởi thuốc này an toàn, rất nhẹ và mang lại hiệu quả cao. Thuốc có công dụng là làm hàm lượng nước và kích thước của phân tăng lên, nhu động ruột sẽ bị kích thích khi khối lượng lớn hơn. Các sản phẩm thuốc nhuận tràng tạo khối gồm: thuốc polycarbophil, thuốc psyllium và thuốc methylcellulose.
Thuốc chữa táo bón tạo khối
4.2. Thuốc làm phân mềm
Đây là loại thuốc chỉ hoạt động trên bề mặt. Thuốc này giúp đưa nước vào phân và phủ một lớp dầu giúp phân mềm hơn và dễ đi ngoài. Khác với thuốc nhuận tràng, các sản phẩm thuốc làm mềm phân khá nhẹ nhàng và rất an toàn. Một trong loại thuốc có công dụng làm mềm phân phổ biến là Docusate.
4.3. Thuốc trị táo bón thẩm thấu
Thuốc này có tác dụng hút hết nước xung quanh mô ruột kết, bôi trơn ruột kết, tăng khối lượng và làm phân mềm. Một số loại gồm: polyethylene glycol (PEG 3350), muối nhuận tràng (Na+, Mg2+,...), các polyalcohol không hấp thu (sorbitol, lactol, glycerol). Các loại thuốc này mang lại hiệu quả cao nhất khi uống nhiều nước.
4.4. Nhuận tràng kích thích
Về mặt hóa học, nhuận tràng kích thích hoạt động bằng cách buộc các cơ đại tràng co bóp dữ dội hơn. Thuốc nhuận tràng kích thích thích hợp cho những người bị táo bón vận chuyển chậm do các cơ của ruột kết hoạt động không hiệu quả. Sản phẩm thuốc này chứa dẫn xuất diphenylmethane như: thuốc natri picosulfate, thuốc bisacodyl,...
Thuốc chữa táo bón kích thích
4.5. Thuốc trị táo bón khác
Một vài sản phẩm thuốc được dùng để trị cho bệnh tiêu chảy hoặc các tình trạng khác có thể được kê đơn để chữa chứng táo bón nặng mà các loại thuốc khác không xử lý được. Tuy nhiên, chỉ những người mắc táo bón nghiêm trọng nhất cũng mới dùng các loại thuốc này.
5. Thuốc trị táo bón có tác dụng phụ gì?
Tiêu chảy là phản ứng phụ thường xảy ra nhất khi sử dụng các loại thuốc điều trị táo bón.
-
Thuốc làm mềm phân: Các tác dụng phụ có thể xảy ra là đầy hơi, khó chịu ở bụng và đầy hơi. Thuốc nhuận tràng phải luôn được uống với đủ nước. Chúng có thể tạo thành một chất sền sệt khi khô lại và dẫn đến tắc nghẽn.
-
Thuốc chữa táo bón thẩm thấu: Đầy hơi và khó chịu ở bụng là những tác dụng phụ thường gặp nhất. Loại thuốc này làm hàm lượng nước trong phân tăng lên, do đó để tránh mất nước khi uống thuốc thì bạn cần uống nhiều nước hơn.
-
Thuốc trị táo bón kích thích: Loại thuốc này khiến các bộ phận khác của hệ tiêu hóa bị chuột rút, kèm theo các biểu hiện như: nôn, dạ dày đau, buồn nôn. Đại tràng có thể hoạt động và co thắt mạnh hơn khi dùng thuốc này, do đó tác dụng phụ thường thấy ngoài tiêu chảy là chuột rút, đau bụng.
Người bệnh có thể chịu tác dụng phụ là tiêu chảy khi uống thuốc chữa táo bón
Trên đây là những thông tin mà bài viết tổng hợp được về các loại thuốc trị táo bón mà mọi người có thể tham khảo. Rất mong bài viết hôm nay có thể giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức và sớm thoát khỏi chứng táo bón. Các bạn không nên tự ý sử dụng thuốc mà hãy đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được thăm khám và đưa ra sự tư vấn phù hợp, an toàn. Để đặt lịch trước, Quý khách có thể liên hệ qua hotline 1900 56 56 56.