Tác nhân gây bệnh thủy đậu là virus Varicella Zoster, chúng rất dễ lây lan qua dịch tiết hoặc đường truyền hô hấp. Thủy đậu gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống của người mắc nên chủ động phòng ngừa bệnh vẫn là biện pháp được khuyến cáo. Trong đó, vắc xin phòng thủy đậu là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất đã, đang được ứng dụng trong y học lâm sàng.
19/04/2021 | Chuyên gia giải đáp: Bệnh thủy đậu đã bị rồi có bị lại không? 19/04/2021 | Lưu ý ngay những biến chứng của bệnh thủy đậu sau 28/01/2021 | Thủy đậu lây qua đường nào và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả
1. Những ai nên tiêm phòng thủy đậu?
Bất cứ ai có điều kiện và chưa từng mắc bệnh thủy đậu đều có thể chủ động tiêm phòng vắc xin để tạo miễn dịch phòng bệnh.
Bệnh thủy đậu do virus Varicella Zoster gây ra
Tuy nhiên đối tượng được các chuyên gia bác sĩ khuyến cáo cần tiêm phòng bao gồm:
1.1. Trẻ nhỏ
Nhìn chung bệnh thủy đậu khá lành tính, khi hệ miễn dịch cơ thể nhận diện được sẽ tạo ra kháng thể nhanh chóng tiêu diệt virus. Tuy nhiên ở trẻ nhỏ, hệ miễn dịch còn kém nên bệnh dễ kéo dài, tiến triển nặng. Các biến chứng thủy đậu mà trẻ nhỏ mắc phải có thể gặp bao gồm: mưng mủ tại nốt thủy đậu, viêm da do bội nhiễm vi khuẩn ở các nốt thủy đậu,…
Dấu hiệu khỏi bệnh là khi các mụn nước thủy đậu khô lại, dịch vỡ chảy ra ngoài. Tuy nhiên bệnh rất nguy hiểm ở trẻ bị suy dinh dưỡng nặng, nhiễm khuẩn tại nốt mủ,…
Vì thế trẻ nhỏ nên tiêm phòng thủy đậu sớm, tránh nguy cơ nhiễm bệnh do tiếp xúc với nguồn lây nhiễm virus. Ở những trẻ đã tiêm phòng vắc xin thủy đậu, kháng thể thường tồn tại kéo dài đến suốt cuộc đời, giúp trẻ giảm nguy cơ mắc bệnh nữa.
Phụ nữ nên tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai 3 tháng
1.2. Phụ nữ mang thai
Với phụ nữ mang thai, nếu không may nhiễm virus gây bệnh thủy đậu trong 3 tháng thai kỳ đầu tiên hoặc 3 tháng cuối trước khi sinh thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nặng cho thai. Mẹ truyền virus thủy đậu cho thai nhi trong thời gian mang thai có thể khiến trẻ phải đối mặt với biến chứng: Tạo sẹo dưới da không khỏi, chậm phát triển, đục thủy tinh thể, chi ngắn, nhẹ cân, tật đầu nhỏ,…
Nguy hiểm hơn khi mẹ bầu mắc bệnh thủy đậu ngay trước khi sinh con, thời điểm nhiều mụn nước chứa dịch và virus, nếu trẻ sinh ra có nguy cơ nhiễm phải thủy đậu bẩm sinh. Nguy cơ biến chứng thành viêm phổi là rất cao, nguy cơ gây tử vong.
Ngoài ra, những người mắc bệnh mạn tính, bệnh suy giảm miễn dịch hoặc dùng thuốc có tác dụng phụ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch này cũng nên chủ động tiêm chủng. Để bảo vệ sức khỏe cho trẻ và mẹ, chủ động tiêm phòng vắc xin thủy đậu trước khi mang thai là rất quan trọng cần thực hiện.
2. Tìm hiểu các thông tin liên quan về vắc xin phòng thủy đậu
Do chưa hiểu rõ nhiều thông tin về vắc xin phòng thủy đậu nên không ít cha mẹ băn khoăn, lo lắng khi đưa trẻ đi tiêm phòng. Thậm chí tâm lý lo lắng e ngại này cũng xuất hiện ở nhiều người trưởng thành cần tiêm phòng ngừa bệnh. Dưới đây MEDLATEC sẽ cung cấp những thông tin quan trọng nhất:
Hiện nay có rất nhiều loại vắc xin thủy đậu
2.1. Các loại vắc xin phòng thủy đậu
Hiện nay tại Việt Nam đang lưu hành 2 loại vắc xin thủy đậu phổ biến nhất bao gồm:
Vắc xin Varicella
Lịch tiêm cụ thể với từng đối tượng:
> Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi.
> Mũi 2: mũi 2 lúc 4 - 6 tuổi.
Vắc xin Varivax
Vắc xin Varivax được sản xuất bởi hàng dược phẩm Merck Sharp & Dohme, Mỹ. Lịch tiêm cụ thể:
-
Trẻ 12 tháng tuổi - 12 tuổi: Tiêm 1 liều Varivax 0.5ml.
-
Người lớn và trẻ em trên 13 tuổi, chưa mắc thủy đậu lần nào: Tiêm 2 mũi:
> Mũi 1: Là mũi tiêm lần đầu, liều 0.5ml.
> Mũi 2: Tiêm sau mũi 1 khoảng 4 - 8 tuần, liều 0.5ml.
Cả hai loại vắc xin đều được Tổ chức Y tế thế giới WHO công nhận về hiệu quả và an toàn khi tiêm chủng cho người dân. Vì thế bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn và tiêm phòng.
2.2. Số mũi tiêm vắc xin thủy đậu
Để đạt kháng thể tốt nhất, tiêm phòng vắc xin thủy đậu nên thực hiện dựa theo độ tuổi và loại vắc xin tiêm.
Vắc xin thủy đậu nên tiêm đủ số mũi theo khuyến cáo để đảm bảo miễn dịch tốt nhất
Với phụ nữ có ý định mang thai: vắc xin thủy đậu là loại vắc xin sống nên không thể tiêm phòng trong thai kỳ, phụ nữ độ tuổi sinh sản nên chủ động tiêm vắc xin trước khi mang thai 3 - 5 tháng. Cụ thể thời gian nên tiêm với mỗi loại vắc xin là khác nhau, hãy tham khảo thêm với bác sĩ.
2.3. Tác dụng phụ sau tiêm
Giống như tiêm nhiều loại vắc xin khác, đặc biệt trẻ nhỏ dễ gặp những tác dụng phụ sau:
-
Đau sưng, ngứa, nổi u cứng, tụ máu tại vị trí tiêm chủng.
-
Triệu chứng toàn thân là dấu hiệu cho thấy hễ miễn dịch đang hoạt động tạo kháng thể chống lại virus, bao gồm: sốt, ngứa, phát ban,…
-
Sốt kéo dài kèm theo xuất hiện các phát ban dạng phỏng nước hoặc nốt sần, nguyên nhân do virus sống đã giảm độc lực trong vắc xin phát triển, nhân lên và gây bệnh. Thông thường phản ứng này chỉ xảy ra từ 2 - 4 tuần, khi hệ miễn dịch hoạt động tốt thì các triệu chứng này cũng biến mất.
-
Xuất huyết, chảy máu niêm mạc trong miệng hoặc chảy máu cam: Đây là tình trạng xuất huyết hiếm gặp nhưng nguy hiểm sau tiêm, nên sớm đưa người bệnh tới cơ sở y tế thăm khám.
2.4. Các trường hợp chống chỉ định
Các đối tượng chống chỉ định với tiêm vắc xin thủy đậu bao gồm:
-
Người mắc bệnh loạn sản máu, có khối u ác tính hoặc mắc bệnh u lympho.
-
Người điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch hoặc mắc bệnh làm suy giảm miễn dịch.
-
Người có tiền sử hoặc có phản ứng mẫn cảm quá mức với thành phần của vắc xin thủy đậu, bao gồm cả neomycin hay gelatin.
-
Phụ nữ mang thai.
-
Người mắc bệnh lao hoạt động, chưa kiểm soát được bệnh.
Hãy trao đổi thêm với bác sĩ nếu tình trạng sức khỏe trước tiêm chủng không tốt
Như vậy, vắc xin thủy đậu là biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất, an toàn với hầu hết đối tượng song vẫn có nguy cơ biến chứng. Vì thế sau tiêm phòng, cần theo dõi sát sao các triệu chứng bất thường gặp phải, nếu tình trạng nguy hiểm nên sớm đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế.