Nứt kẽ hậu môn: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị, phòng tránh | Medlatec

Nứt kẽ hậu môn: Nguyên nhân chẩn đoán và cách điều trị phòng tránh

Bạn bị đau khi đi đại tiện hay giấy vệ sinh xuất hiện các vết màu đỏ, nguy cơ cao có thể bạn đã bị nứt kẽ hậu môn. Vì xảy ra ở khu vực tế nhị nên nhiều người cảm thấy tự ti, không dám đi thăm khám. Dưới đây là những chia sẻ của MEDLATEC giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này.


23/10/2020 | Rò hậu môn: Các dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
23/10/2020 | Nguyên nhân và phương pháp điều trị apxe cạnh hậu môn
20/09/2020 | Hỏi đáp: Mọc lông ở hậu môn có ảnh hưởng gì không?

1. Tìm hiểu về nứt kẽ hậu môn

nứt kẽ hậu môn là bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, thường xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau. Hậu môn có vết xước nhỏ chiều dài khoảng 0,5 - 1cm, làm cho người bệnh cảm giác rất đau rát.

Triệu chứng của bệnh 

  • Đau dữ dội khi đi đại tiện rồi sau đó hết đau.

  • Sau nhiều giờ đi đại tiện cơ thể vẫn có cảm giác đau.

  • Trên phân hay trên giấy vệ sinh phát hiện thấy có máu đọng lại.

  • Cảm giác ngứa hoặc rát nơi hậu môn.

  • Đặc biệt có thể quan sát được vết rách nơi gần vòng cơ hậu môn.

  • Trên vùng da quanh vết nứt có cục u nhỏ.

Sau nhiều giờ đi đại tiện cơ thể vẫn có cảm giác đau

Sau nhiều giờ đi đại tiện cơ thể vẫn có cảm giác đau

Biến chứng của bệnh

Cảm giác đau rát gây khó khăn trong quá trình đào thải của cơ thể. Tâm lý sợ đại tiện làm cho bệnh tình nặng hơn. Ảnh hưởng tinh thần, gây mất ngủ, cơ thể xanh xao.

Bình thường nứt kẽ hậu môn có thể tự khỏi sau 4 - 6 tuần nhưng nếu kéo dài hơn 8 tuần sẽ biến chứng thành mãn tính. Lúc nãy vết rách khó lành lại, tái rách nhiều lần.

2. Nguyên nhân gây bệnh bệnh nứt kẽ hậu môn

Thường là liên quan đến hệ tiêu hóa do phân cứng dẫn đến bị táo bón khi người bệnh cố gắng đẩy phân ra ngoài, làm rách lớp da ở hậu môn.

Ngoài ra có các nguyên nhân khác gây bệnh như :

  • Viêm loét đại tràng, bệnh Crohn (liên quan đến viêm đường ruột), viêm xơ cơ thắt trong hậu môn.

  • Do vệ sinh hậu môn không đúng cách hoặc do giấy vệ sinh quá cứng và dày làm tổn thương.

  • Do quá trình sinh đẻ của phụ nữ, hoặc bệnh nhân điều trị cắt trĩ.

  • Bệnh tiêu chảy kéo dài mà không chữa dứt điểm, đi đại tiện nhiều làm tổn thương vòng cơ hậu môn.

  • Cũng có thể là do quan hệ tình dục đồng tính ở nam, hay các bệnh như giang mai, herpes.

  • Do cơ địa: Có thể cấu tạo vòng hậu môn của một số người nhỏ.

Bệnh thường liên quan đến hệ tiêu hóa do phân cứng dẫn đến bị táo bón khi người bệnh cố gắng đẩy phân ra ngoài

Bệnh thường liên quan đến hệ tiêu hóa do phân cứng dẫn đến bị táo bón khi người bệnh cố gắng đẩy phân ra ngoài

3. Chẩn đoán bệnh như thế nào?

Khám lâm sàng

Trước tiên bác sĩ sẽ đặt các câu hỏi liên quan đến cơn đau hay các thói quen đi đại tiện của người bệnh.

Xem trực tiếp bằng mắt vết thương để phán đoán tình trạng viêm nhiễm, đưa ra phán đoán là búi trĩ hay nứt kẽ hậu môn. Vị trí vết nứt sẽ giúp bác sĩ đưa ra nguyên nhân gây bệnh.

Khám hậu môn: Bác sĩ có thể dùng thuốc giảm đau để đưa ngón tay vào hậu môn nếu nghi ngờ vết thương có vấn đề nghiêm trọng. Nhưng thao tác này khá đau nên bác sĩ sẽ cân nhắc nếu cần thiết.

Xét nghiệm

Để xác định chính xác bệnh thì cần làm các xét nghiệm nhanh kiểm tra tình hình vết rách. Ngoài ra có thể phân biệt chính xác là nứt kẽ hậu môn hay các bệnh lý khác.

  • Bác sĩ sẽ đánh giá độ nhạy cảm và lực co thắt vòng cơ bằng cách đo áp lực hậu môn. Ngoài ra xem xét chức năng của đại tràng có ổn định hay không.

  • Nội soi trực tràng dành cho người bệnh có tuổi nhỏ hơn 50. Những người không có nguy cơ các bệnh về ruột non hay ung thư trực tràng.

  • Nội soi đại tràng chỉ định với người hơn 50 tuổi. Những bệnh nhân lớn tuổi cần kiểm tra tổng quát đại tràng do các chức năng hệ tiêu hóa trong cơ thể có thể không còn tốt nữa.

4. Điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn

Thông thường đây là căn bệnh nhẹ có thể tự khỏi ở nhà. Nhưng nếu bệnh nhân có những cơn đau kéo dài thì cần sử dụng can thiệp biện pháp y khoa.

Sử dụng thuốc

Việc sử dụng thuốc làm giảm nhanh các cơn đau, vết thương mau lành. Tuy nhiên người bệnh cần đi khám để nhận được sự tư vấn từ bác sĩ. Các thuốc thường được sử dụng trong điều trị nứt kẽ hậu môn như: Proctolog, Tetracycline, Nitroglycerin, anusol-Hc,... Ngoài ra có thể sử dụng kèm các thuốc dưới đây để nhanh chóng chữa dứt điểm bệnh:

  • Thuốc làm mềm phân: Bisacodyl, Duphalac,... giảm các chứng táo bón, cải thiện vấn đề đại tiện, nhuận tràng sạch ruột.

  • Nếu các cơn đau không thuyên giảm thì cần sử dụng thuốc. Thường các thuốc giảm đau chứa các thành phần Paracetamol ví dụ như Lidocain, Anusol-Hc, oxit kẽm được dùng bôi ngoài da.

  • Khi xuất hiện các hiện tượng sưng đau, viêm nhiễm, chảy dịch ở hậu môn thì cần sử dụng các thuốc kháng sinh. Thuốc chống viêm thì có thể sử dụng: Cefadroxil, Cephalexin, Cefixim, Cefazolin,…

Sử dụng thuốc để nhanh thuyên giảm các cơn đau

Sử dụng thuốc để nhanh thuyên giảm các cơn đau

Phẫu thuật

Nếu vết thương lâu lành hoặc bệnh mãn tính thì cần làm các phẫu thuật để mang lại hiệu cao hơn. 

  • Nong hậu môn giúp nới cơ vòng hậu môn.

  • Phẫu thuật mở cơ vòng trong hậu môn. Đây là phương pháp tạo một vết cắt bên lòng trong của cơ vòng chiều dài tương đương với rãnh nứt. 

  • Tiểu phẫu cắt vết nứt rồi dùng chỉ khâu lại. Phương pháp này dùng dao phẫu thuật cắt phần vết nứt. Kỹ thuật này thường kết hợp với mở cơ vòng trong nhưng vẫn cần sử dụng thêm thuốc kháng viêm.

5. Cần làm gì để phòng bệnh

Để giảm các nguy cơ mắc phải căn bệnh nứt kẽ hậu môn chúng ta nên duy các thói quen sinh hoạt tốt như:

  • Luôn giữ khu vực hậu môn khô thoáng và vệ sinh đúng cách. Sử dụng giấy vệ sinh mềm hoặc nước ấm để làm sạch . Duy trì một thói quen đại tiện đúng giờ.

  • Tăng cường bổ sung các loại vitamin và chất xơ cho cơ thể. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả đặc biệt là các loại củ có lợi cho hệ tiêu hóa như: khoai lang, khoai môn,... 

  • Nên chữa dứt điểm các bệnh về tiêu hóa như ỉa chảy hay chứng táo bón.

  • Nên uống nhiều nước mỗi ngày giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. 

Bổ sung nhiều vitamin cho cơ thể bằng việc ăn nhiều rau xanh.

Bổ sung nhiều vitamin cho cơ thể bằng việc ăn nhiều rau xanh

Nứt kẽ hậu môn có thể rất dễ bị nhầm với các bệnh lý nguy hiểm khác. Nếu các cơn đau kéo dài có thể là bệnh nguy hiểm như ung thư trực tràng, polyp trực tràng, trĩ,... Với trang thiết bị tân tiến và đội ngũ bác sĩ lành nghề, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã khám và chữa trị thành công cho rất nhiều bệnh nhân mắc các vấn đề liên quan đến hậu môn và trực tràng. Nếu bạn có các biểu hiện trên, có thể gọi vào số hotline của MEDLATEC 1900.56.56.56 để nhận được sự tư vấn sớm nhất.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Quá trình tiêu hóa ở ruột non và cấu tạo cơ quan này

Quá trình tiêu hóa ở ruột non diễn ra rất trình tự, bài bản và đóng vai trò quan trọng đối với sự sinh tồn, phát triển của cơ thể con người. Có thể nói ruột non và các bộ phận khác trong hệ tiêu hóa được thiết kế rất tỉ mỉ và cơ quan nào cũng có nhiệm vụ của riêng mình. Vậy bạn biết gì về ruột non? Hãy để MEDLATEC đồng hành cùng bạn trong chuyến “tham quan nhà máy tiêu hóa” của cơ thể chúng ta trong bài viết dưới đây nhé!
Ngày 16/06/2023

Bỏ túi ngay các loại thuốc chống co thắt dạ dày hiệu quả

Thuốc chống co thắt dạ dày thường được chỉ định trong những trường hợp bị co thắt dạ dày. Loại thuốc này có hiệu quả điều trị cao, ít mang lại tác dụng phụ và để cải thiện được triệu chứng co thắt dạ dày hiệu quả, người bệnh nên tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng thuốc từ bác sĩ chuyên khoa.
Ngày 16/06/2023

Đặc điểm - chức năng và cấu tạo dạ dày con người

Dạ dày còn được gọi là bao tử có vai trò vô cùng quan trọng trong bộ máy tiêu hóa của con người. Đây là bộ phận phình to nhất của ống tiêu hóa có cấu tạo đặc biệt với 2 nhiệm vụ chính bao gồm nghiền nát thức ăn, chuyển hóa thức ăn bằng cách tiết ra enzyme tiêu hóa trong dịch vị. Để giúp bạn hình dung rõ hơn về các đặc điểm cấu tạo, chức năng của dạ dày, MEDLATEC sẽ giới thiệu sơ lược về cơ quan này trong bài viết sau.
Ngày 16/06/2023

Hậu môn bình thường có cấu tạo như thế nào?

Bạn đã bao giờ thắc mắc rằng hậu môn bình thường sẽ có cấu tạo như thế nào chưa? Đây cũng là một trong những cơ quan quan trọng trong hệ tiêu hóa của con người, nó đảm nhiệm chức năng đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Vậy để tìm hiểu thêm về cơ quan này, MEDLATEC sẽ cung cấp cho bạn những thông tin trong bài viết sau.
Ngày 16/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp