Chụp cộng hưởng từ - MRI (Magnetic Resonance Imaging) là một trong các phương pháp thăm khám cận lâm sàng an toàn không sử dụng tia x và các tia bức xạ ion hóa…Chụp cộng hưởng từ có rất nhiều ưu điểm, lợi thế và được phổ biến rộng rãi về những ưu điểm đó. Tuy nhiên ngoài những ưu điểm thì cộng hưởng từ vẫn tồn tại những nhược điểm mà bất kỳ bệnh nhân nào cũng cần chú ý trước khi chụp để đảm bảo an toàn và tối ưu.
09/06/2022 | Những điều cần biết về cộng hưởng từ mặt - cổ 08/06/2022 | Chụp cộng hưởng từ dây thần kinh ngoại biên 03/06/2022 | Chụp cộng hưởng từ ruột non - Những điều cần quan trọng cần biết 15/03/2022 | Chụp cộng hưởng từ có độc hại không?
1. Chụp cộng hưởng từ là gì?
Chụp cộng hưởng từ là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh sử dụng sóng vô tuyến trong một môi trường có từ tính. Bởi vậy chụp cộng hưởng từ không bị nhiễm xạ bởi tia x như khi chụp xquang hay cắt lớp vi tính. Hình ảnh chụp cộng hưởng từ có độ phân giải cao, chi tiết giải phẫu, tương phản rõ ràng và là phương pháp chẩn đoán được các bác sĩ tin dùng.
Máy chụp cộng hưởng từ
2. Nhược điểm của cộng hưởng từ
2.1 Nhược điểm cộng hưởng từ về kỹ thuật chụp
- Nhược điểm cộng hưởng từ về tiếng ồn khi chụp
Chụp cộng hưởng từ - MRI sử dụng sóng vô tuyến ( radio) để tạo ảnh vì vậy khi phát xung sẽ gây ra tiếng ồn lớn và chụp trong thời gian kéo dài trung bình khoảng 15 – 20 phút sẽ tạo cảm giác khó chịu và không thoải mái.
- Nhược điểm cộng hưởng từ khi người bệnh di chuyển gây nhiễu ảnh
- Hình ảnh cộng hưởng từ được thuật toán máy tính tái tạo nhờ những tín hiệu thu được khi phát xung. Vì vậy thời gian chụp sẽ dài và để đảm bảo chất lượng hình ảnh tốt trong chẩn đoán yêu cầu người bệnh không được di chuyển trong quá trình chụp để đảm bảo tín hiệu thu được tốt nhất.
- Đối với một số bộ phận chuyển động không kiểm soát ví dụ như phổi, tim… chụp cộng hưởng từ đánh giá sẽ hạn chế hơn một vài kỹ thuật chẩn đoán khác. Trường hợp trẻ em tăng động, quấy khóc hoặc những trường hợp bệnh nhân có vấn đề về nhận thức, việc thực hiện kỹ thuật chụp cộng hưởng từ sẽ rất khó khăn và cần sự phối hợp trợ giúp của các bác sĩ lâm sàng.
- Nhược điểm cộng hưởng từ khi người bệnh có hội chứng buồng kín
Hội chứng buồng kín là hội chứng khi người bệnh được đặt trong một không gian hẹp sẽ cảm thấy lo lắng, hồi hộp, nghẹt thở, sợ hãi, hoảng loạn.. Đối với cộng hưởng từ, bệnh nhân sẽ nằm trong máy chụp có không gian hẹp tương tự như không gian trong hội chứng buồng kín, đồng thời thời gian chụp kéo dài thường 20-30 phút. Người bệnh khó có thể hợp tác tốt trong quá trình chụp dài.
- Nhược điểm cộng hưởng từ tăng nhiệt gây bỏng do vòng lặp kín
Khi phát xung chụp cộng hưởng từ dòng điện từ trường RF sẽ chạy thông suốt toàn cơ thể và cơ thể sẽ hấp thu một phần năng lượng đó. Nếu cơ thể tạo ra các vòng lặp từ trường kín ( ví dụ như tiếp xúc tay và da vùng bụng) có thể gây tăng sinh nhiệt tại vị trí tiếp xúc. Chụp liên tục trong thời gian dài có thể gây bỏng tại vị trí đó.
Hình ảnh bỏng do tăng nhiệt tại điểm tiếp xúc khi chụp MRI
2.2 Nhược điểm về an toàn khi chụp cộng hưởng từ
Khi chụp cộng hưởng từ, người bệnh sẽ được đặt trong môi trường từ tính cao gấp khoảng 20000 lần so với từ trường trái đất, một số vật dụng có từ tính trong và ngoài cơ thể sẽ được cân nhắc có hay không thực hiện dịch vụ chụp cộng hưởng từ.
Những trường hợp chống chỉ định với các vật liệu can thiệp trong cơ thể
- Máy điện cực trợ tim: Đối với bệnh nhân cần sử dụng máy trợ tim nằm trong danh sách chống chỉ định tuyệt đối. Bệnh nhân có thể tử vong ngay lập tức do môi trường từ tính có thể làm dừng hoạt động của máy dẫn tới ngừng tim.
- Điện cực ốc tai: Bệnh nhân đặt điện cực ốc tai khi chụp cộng hưởng từ sẽ bị từ trường của máy cộng hưởng gây ngừng hoạt động máy. Vật liệu mang từ tính của máy điện cực ốc tai có thể tăng nhiệt độ trong khi chụp kéo dài gây nguy hiểm khi chụp.
- Stent, clip mạch máu: Trên thế giới đã ghi nhận những trường hợp tử vong do cộng hưởng từ đối với bệnh nhân đặt stent hoặc clip mạch máu bằng vật liệu có từ tính. Khi đặt trong từ trường cao có thể sinh nhiệt hoặc tại vị trí tiếp xúc với mô hoặc di lệch do sức hút của từ trường dẫn đến nguy hiểm cho người bệnh
- Một số thiết bị cấy ghép khác như thiết bị cấy ghép giảm đau cột sống, dụng cụ cấy ghép dương vật, van tim, khớp giả, đinh nẹp vít kim loại. những thiết bị cấy ghép cũ trên 20 năm thường là chất liệu mang từ tính và đều có thể gây nguy hiểm cho người bệnh và không nên chụp cộng hưởng từ.
- Đối với những người bệnh có mảnh kim khí trên người cũng cần lưu ý khi chụp cộng hưởng từ do từ trường cao có thể gây di lệch mảnh kim khí gây nguy hiểm cho người bệnh.
Hình ảnh máy trợ tim được kiểm tra Xquang trước khi chụp cộng hưởng từ tại bệnh viện đa khoa MEDLATEC
Những trường hợp chống chỉ định từ các yếu tố ngoài cơ thể
- Bình oxi, xe lăn: Trường hợp những bệnh nhân nặng cấp cứu cần thở oxi và nằm cáng đi chụp cộng hưởng từ cần hết sức lưu ý những vật liệu này có thể bị hút vào máy với từ trường cao gây hiệu ứng tên lửa, với lực hút mạnh các thiết bị văng mạnh vào người bệnh khiến người bệnh gặp nguy hiểm hoặc bị kẹt trong máy chụp.
- Một tai biến khác có thể xảy ra khi chụp cộng hưởng từ đối với bệnh nhân có hình xăm trên người đó là với những hình xăm chứa các oxit sắt khi chụp thời gian dài có thể gây tăng nhiệt tại vị trí xăm và dẫn đến bỏng.
Hình ảnh máy lau sàn có kim loại từ tính bị hút chặt vào máy cộng hưởng từ
3. Cách khắc phục các nhược điểm cộng hưởng từ
Chúng ta đã liệt kê được một số nhược điểm của cộng hưởng từ. Tuy nhiên những nhược điểm này có thể hoàn toàn khắc phục hoặc phòng tránh nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh và đạt được chất lượng chẩn đoán tốt nhất.
- Khắc phục nhược điểm về tiếng ồn khi chụp cộng hưởng từ: Nhược điểm này có thể khắc phục bằng cách dùng tai nghe chống ồn kết hợp với cho người bệnh nghe nhạc khi phát xung chụp cộng hưởng từ. Ngoài ra người chụp có thể sử dụng các chuỗi xung giảm ồn giúp hạn chế tiếng ồn khi chụp
- Khắc phục nhược điểm nhiễu ảnh do chuyển động có thể khắc phục bằng cách sử dụng các chuỗi xung nhanh hoặc xung chụp theo nhịp thở. Với những trường hợp bệnh nhân tăng động hoặc có bất thường về nhận thức có thể phối hợp với bác sĩ lâm sàng sử dụng thuốc an thần, giúp bệnh nhân bình tĩnh hơn khi chụp.
- Đối với nhược điểm hội chứng buồng kín có thể hướng dẫn bệnh nhân đến các cơ sở có máy cộng hưởng từ lõi hở đồng thời chụp với các chuỗi xung nhanh giúp bệnh nhân thăm khám nhanh hơn.
- Khắc phục nhược điểm tăng nhiệt gây bỏng do tiếp xúc tạo vòng lặp kín với da ta có thể lót tấm đệm tại các vị trí tiếp xúc tránh tạo các vòng từ trường kín.
- Trường hợp phản ứng thuốc đối quang từ khi chụp cộng hưởng từ tiêm thuốc được hạn chế bằng cách khai thác rõ tiền sử lâm sàng trước khi chụp. Bệnh nhân có tiền sử dị ứng hoặc mẫn cảm với thành phần thuốc có thể chuyển phương pháp thăm khám khác.
- Những trường hợp bệnh nhân lắp máy điện cực trợ tim, máy trợ thính hoặc cấy ghép các thiết bị từ tính trên người. Trước khi chụp cộng hưởng từ người bệnh sẽ được làm phiếu kiểm tra an toàn trước khi chụp. Chụp Xquang kiểm tra trước nếu cần thiết và phối hợp với bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo bệnh nhân an toàn nhất có thể.
Hình ảnh tai nghe giảm ồn khi chụp cộng hưởng từ
- Trường hợp an toàn bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như bình oxi, xe, cáng kim loại mang từ tính cần loại bỏ toàn bộ các thiết bị này bên ngoài phòng chụp. Đảm bảo phân độ vùng an toàn theo đúng 4 cấp độ trong đó:
- Vùng an toàn 1: Nơi tiếp nhận giấy chỉ định của bệnh nhân
- Vùng an toàn 2: Nơi người bệnh chờ khám và chưa được kiểm tra an toàn
- Vùng an toàn 3: Vùng người bệnh được kiểm tra an toàn, làm bảng đánh giá. Vùng này được bảo vệ bởi một cửa và chỉ có nhân viên cộng hưởng từ và bệnh nhân được đi qua
- Vùng an toàn 4: Vùng bệnh nhân đã được kiểm tra an toàn dưới sự giám sát chặt chẽ của điều dưỡng, kỹ thuật viên được đào tạo về an toàn cộng hưởng từ. Bất cứ người nào đi vào vùng 4 đều được giám sát chặt chẽ.
- Trường hợp bệnh nhân thay khớp giả hoặc có đinh vít, nẹp cố định được phẫu thuật dưới 10 năm và được sử dụng các vật liệu đã khử từ có thể chụp cộng hưởng từ bình thường. Nếu bệnh nhân phẫu thuật có sử dụng những vật liệu cũ vẫn mang từ tính thì cần cân nhắc và phối hợp lâm sàng để có được chỉ định hợp lý nhât.
4. Chụp cộng hưởng từ ở đâu?
Chụp cộng hưởng từ luôn là một trong những lựa chọn cận lâm sàng hàng đầu trong chẩn đoán bệnh. Tuy có tồn tại một số nhược điểm nhưng chúng ta có thể hoàn toàn khắc phục hoặc hạn chế tối đa mang lại giá trị lớn nhất trong chẩn đoán và an toàn cho người bệnh.
Trung tâm chẩn đoán hình ảnh MEDLATEC
Bệnh viện đa khoa MEDLATEC hoạt động nhiều năm và có hệ thống máy chụp cộng hưởng từ 1.5 tesla có thể đáp ứng mọi chỉ định chẩn đoán bệnh. Với trang thiết bị, máy móc hiện đại và đội ngũ chuyên gia, tiến sĩ, phó giáo sư đầu ngành tại trung tâm chẩn đoán hình ảnh MEDLATEC luôn mang lại kết quả tốt nhất cho người bệnh, độ an toàn cao nhất khi chụp cộng hưởng từ. Mọi chi tiết quý khách hàng có thể liên hệ hotline 1900565656 để đặt lịch, tư vấn hoặc đến các cơ sở của MEDLATEC.