Chụp cộng hưởng từ nhiều năm trở lại đây đã không còn xa lạ với người bệnh và ngày càng trở nên phổ biến, giúp ích rất nhiều cho các bác sĩ trong chẩn đoán và điều trị. Tuy nhiên, với nhiều bệnh nhân sẽ, đã và đang sử dụng phương pháp chụp cộng hưởng từ đều có chung thắc mắc về mức độ độc hại và an toàn của kỹ thuật này. Vậy chụp cộng hưởng từ có độc hại không?
25/02/2022 | Chụp cộng hưởng từ cho trẻ em và những điều cần lưu ý 22/02/2022 | Chụp cộng hưởng từ gan và những điều cần biết 14/02/2022 | Chụp cộng hưởng từ dây chằng là gì? 12/02/2022 | Chụp cộng hưởng từ là gì? Chụp cộng hưởng từ có ảnh hưởng đến thai nhi không?
1. Chụp cộng hưởng từ là gì?
Cơ thể con người được cấu thành bởi rất nhiều các nguyên tố và thành phần khác nhau, trong đó chiếm chủ yếu là Hydro ( trong các phân tử nước và chất béo). Ở trạng thái bình thường các proton H chuyển động một cách ngẫu nhiên theo các phương hướng khác nhau. Trong một vùng từ trường kín và mạnh, khi được kích thích năng lượng bởi sóng điện từ có bước sóng bằng với tần số radio thì các proton H sẽ di chuyển theo một trật tự nhất định, cùng phương hướng - đây được gọi là hiện tượng cộng hưởng từ trường. Khi ta ngừng kích thích năng lượng thì các proton này sẽ quay trở về trạng thái ban đầu và phát ra năng lượng. Các năng lượng này được mã hóa thành tín hiệu điện và thông qua các quá trình xử lý phức tạp để cho ra hình ảnh cộng hưởng từ.
Do lượng proton H nằm trong các phân tử nước và chất béo rất lớn nên lượng tín hiệu tạo ra cũng vậy, vì thế mà hình ảnh cộng hưởng từ có chất lượng rất tốt, độ chi tiết cao và độ tương phản sắc nét.
Máy chụp cộng hưởng từ tại bệnh viện Medlatec
Như chúng ta đã thấy thì về mặt nguyên lý, các proton H chỉ bị tác động về mặt vật lý, sau khi kích thích sẽ trở về trạng thái ban đầu, không hề có các tác động làm thay đổi về cấu trúc hay tạo ra các phản ứng hóa học, vì vậy, không làm thay đổi cấu trúc sinh học của bộ phận cần thăm khám. Chính vì thế, cộng hưởng từ được coi là vô hại đối với cơ thể con người và các sinh vật sống khác.
Chụp mri rất an toàn đối với người chụp
3. Khi nào cần chụp cộng hưởng từ?
Chụp cộng hưởng từ được chỉ định rất rộng rãi và áp dụng với nhiều loại đối tượng bệnh nhân khác nhau, kể cả là trẻ em và phụ nữ có thai. Vậy người bệnh nên đi chụp cộng hưởng từ trong các trường hợp sau:
- Chụp mri sọ não: đau đầu chưa rõ nguyên nhân, chóng mặt, ù tai, tai biến mạch máu não, liệt mặt, nghi ngờ u màng não, chấn thương sọ não, động kinh, tổn thương dây thần kinh,…
- Chụp mri vùng hàm mặt: nghi ngờ các khối u vùng hàm mặt, viêm xoang, bất thường tại vùng hàm mặt hay tuyến nước bọt.
- Chụp mri cột sống: đau nhức cột sống kéo dài, tê bì chân tay, chấn thương cột sống, lao cột sống, thoái hóa và thoát vị đĩa đệm, các tổn thương vùng cơ cạnh cột sống và dây chằng xung quanh.
- Chụp mri gan, mật, tụy: nghi ngờ các khối u nguyên phát hoặc thứ phát, áp xe gan, sỏi túi mật, viêm tụy cấp, ung thư gan, xơ gan do bia rượu, gan nhiễm mỡ.
- Chụp mri hệ tiết niệu: đánh giá đường bài xuất, u thận, sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, bệnh nhân có các triệu chứng đái máu, đái buốt, đái dắt, u tuyến thượng thận, bất thường về cấu trúc đường tiết niệu ( thận móng ngựa, thận lạc chỗ, niệu quản đôi, bàng quang đôi, túi thừa bàng quang ).
- Chụp mri tử cung: ung thư cổ tử cung, lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, các bất thường về hình thái ( tử cung đôi ).
- Chụp mri tiền liệt tuyến: ung thư tiền liệt tuyến, nghi ngờ u hoặc phì đại tiền liệt tuyến, có triệu chứng tiểu khó, tiểu dắt nghi ngờ cho chèn ép đường niệu đạo.
- Chụp mri tiểu khung: đánh giá các khối u vùng tiểu khung, u trực tràng, tìm đường dò trong bệnh lý dò hậu môn, nghi ngờ tổn thương di căn xương.
- Chụp mri xương khớp: chấn thương khớp, bệnh lý căng giãn, đứt dây chằng, viêm khớp, đụng dập sụn chêm, hoại tử vô khuẩn xương đùi, lao khớp háng.
- Chụp mri mạch máu: nghi ngờ dị dạng mạch máu, phình mạch, tìm các mạch máu cấp máu cho các khối u để thực hiện nút mạch.
- Ngoài ra, chụp cộng hưởng từ sau phẫu thuật giúp đánh giá quá trình hồi phục và đưa ra các phương pháp phục hồi chức năng phù hợp cho bệnh nhân.
Chụp mri toàn thân giúp tầm soát ung thư
4. Cần lưu ý gì khi chụp cộng hưởng từ?
- Chụp cộng hưởng từ áp dụng rất rộng rãi với đủ các đối tượng người bệnh, tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo vẫn không nên áp dụng với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.
- Không thực hiện chụp cộng hưởng từ khi người bệnh có cấy ghép kim loại trong người, có máy trợ thính, máy tạo nhịp tim, clips phẫu thuật.
- Bệnh nhân trước khi vào phòng chụp cần tháo bỏ các vật dụng bằng kim loại để đảm bảo an toàn.
- Trong quá trình chụp, bệnh nhân cần nằm im tránh nhiễu ảnh và cần báo cho kỹ thuật viên chụp khi cảm thấy có bất kỳ bất thường nào trong cơ thể.
- Chụp cộng hưởng từ một số bộ phận yêu cầu tiêm thuốc đối quang từ, vì vậy, bệnh nhân cần khai báo đầy đủ các tiền sử dị ứng để quá trình tiêm thuốc được diễn ra an toàn và đạt hiệu quả cao nhất, tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.
- Bệnh nhân khi chụp ổ bụng, tiểu khung cần nhịn ăn trước 6-8 tiếng, khi chụp hệ tiết niệu cần nhịn tiểu để hình ảnh được rõ nét nhất.
- Khi chụp cộng hưởng từ cho trẻ em hoặc những người rối loạn về nhận thức cần có người nhà bên cạnh để động viên, hướng dẫn (người nhà khi vào phòng chụp cũng cần nghiêm túc thực hiện các biện pháp an toàn như người bệnh).
Chụp cộng hưởng từ là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không hề gây độc hại đối với cơ thể con người, đem lại rất nhiều giá trị về mặt chẩn đoán và điều trị cho người bệnh. Bệnh viện đa khoa Medlatec từ lâu đã làm chủ kỹ thuật và đưa phương pháp chụp cộng hưởng từ vào việc khám, chữa bệnh, giúp phát hiện sớm nhiều bệnh lý nguy hiểm, tiết kiệm rất nhiều chi phí cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, bệnh viện còn đưa vào sử dụng hệ thống lưu trữ và truyền hình ảnh Pacs giúp các bác sĩ có thể hội chẩn từ xa, giúp nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị. Mọi thắc mắc và ý kiến xin liên hệ 1900 56 56 56 để được giải thích, hướng dẫn đặt lịch khám kèm theo các khuyến mãi.