Chụp cộng hưởng từ ruột non - Những điều cần quan trọng cần biết | Medlatec

Chụp cộng hưởng từ ruột non - Những điều cần quan trọng cần biết

Ngày 03/06/2022 KTV. Nguyễn Trọng Khánh

MRI – Cộng hưởng từ là một trong những phương pháp Chẩn đoán hình ảnh hiện đại và tiên tiến bậc nhất cho đến thời điểm hiện tại. Được phát minh từ những năm thập niên 80, MRI đã nhanh chóng chứng tỏ là một công cụ đắc lực giúp các bác sĩ có thể khảo sát chi tiết giải phẫu của hầu hết mọi bộ phận trong cơ thể người, trong đó một vài bệnh lí liên quan đến ruột non cũng có thể được chẩn đoán bằng kỹ thuật này.


1. Cộng hưởng từ ruột non (MR Enterography) là gì?

Chụp cộng hưởng từ - MRI (Magnetic Resonance Imaging) là một kỹ thuật chẩn đoán y khoa tạo ra hình ảnh giải phẫu của cơ thể nhờ sử dụng từ trường và sóng radio. MRI không giống như Chụp Xquang và Chụp cắt lớp vi tính, phương pháp này không sử dụng tia X và hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của người chụp, vì thế MRI được sử dụng phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới.

Bên cạnh các kỹ thuật thăm khám bằng máy cộng hưởng từ phổ biến như MRI sọ não, MRI cột sống, MRI khớp, MRI mạch máu,….thì MRI hệ tiêu hóa nói chung và MRI ruột non nói riêng vẫn là những kỹ thuật còn khá mới mẻ. Cộng hưởng từ ruột non (MR enterography) là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh đặc biệt, sử dụng cộng hưởng từ kết hợp với chất đối quang từ để tạo ra hình ảnh chi tiết của ruột non giúp bác sĩ đánh giá được các tình trạng bệnh lý của bộ phận này.

Tuy là một phương pháp tiên tiến hiện đại, cho ra những hình ảnh chi tiết về giải phẫu và cấu trúc của ruột non nhưng kỹ thuật thăm khám này chỉ phù hợp để chẩn đoán một vài bệnh lý cụ thể do vẫn tồn tại những hạn chế chung của MRI như thời gian chụp lâu (40-60p), giá thành đắt đỏ, những rủi ro khi sử dụng thuốc đối quang từ.

Máy Cộng hưởng từ GE Signa 1.5T tại Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Tây Hồ

2. Khi nào nên chụp cộng hưởng từ ruột non?

Trong lâm sàng, các bác sĩ sẽ tư vấn, yêu cầu, ra chỉ định chụp MRI ruột non trong những trường hợp sau:

  • Chẩn đoán phát hiện bệnh Crohn và các biến chứng của bệnh Crohn. Đặc biệt bệnh này thường mắc ở những bệnh nhân trẻ tuổi – những người có thể bị ảnh hưởng nhiều bởi tia X nếu sử dụng các kĩ thuật như CLVT, XQ. Do vậy MRI ruột non trở nên ưu việt hơn trong chẩn đoán bệnh lý này.
  • Viêm ruột non
  • Xác định nguồn gốc chảy máu và bất thường mạch máu của ruột non
  • Khối u ruột non
  • Áp xe và các lỗ rò ruột non
  • Tắc ruột non

Bệnh Crohn

3. Những nguy cơ gặp phải khi chụp MRI ruột non

Từ trường của máy MRI sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các thiết bị y tế có từ tính cấy ghép trong cơ thể người bệnh, do vậy kỹ thuật này chống chỉ định tuyệt đối với:

  • Bệnh nhân có các thiết bị điện tử cấy ghép trong cơ thể như máy tạo nhịp tim nhân tạo, van tim nhân tạo, máy trợ thính,….
  • Bệnh nhân có kẹp phình mạch, stent lòng mạch,,,bằng chất liệu có từ tính
  • Bệnh nhân có khớp nhân tạo, miếng vá xương, đinh vít, phương tiện kết nối xương bằng vật liệu có từ tính

Trong quá trình chụp MRI, hoạt động của máy sẽ tạo ra tiếng ồn, thời gian chụp khá lâu (40-60p) trong một không gian kín của máy MRI và yêu cầu người chụp phải nằm yên bất động trong suốt thời gian chụp nên kỹ thuật này chống chỉ định tương đối với:

  • Bệnh nhân mẫn cảm với tiếng ồn
  • Bệnh nhân mắc hội chứng sợ không gian kín (Claustrophobia)
  • Bệnh nhân quá nhỏ tuổi, quá lớn tuổi, hoặc mất năng lực kiểm soát hành vi

Vì MRI ruột non là một kĩ thuật khảo sát hệ tiêu hóa và cần kết hợp với thuốc đối quang từ qua đường tiêm tĩnh mạch, do vậy cần đặc biệt lưu ý với những trường hợp:

  • Bệnh nhân đã ăn uống trong vòng 6 tiếng trước thời gian chụp
  • Bệnh nhân có tiền sử dị ứng thuốc đối quang từ, thuốc cản quang
  • Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với một số loại thức ăn, một số loại thuốc
  • Bệnh nhân đang mắc các bệnh hen suyễn, suy thận, tiểu đường
  • Bệnh nhân có thai.

Bảng ơbáo hiệu luôn có trước mỗi phòng chụp MRI

4. Cần chuẩn bị những gì trước khi chụp MRI ruột non?

Chụp MRI ruột non là một kĩ thuật thăm khám an toàn, tuy nhiên trước khi bước vào phòng chụp, người bệnh cần chuẩn bị những điều dưới đây để quá trình chụp diễn ra thuận lợi và cho ra kết quả tốt nhất:

  • Bệnh nhân cần nhịn ăn ít nhất 6 tiếng trước khi chụp
  • Hãy cho bác sĩ hoặc kỹ thuật viên biết nếu bệnh nhân có tiền sử dị ứng với bất kì một loại tác nhân gì (thuốc, thức ăn, lông động vật, phấn hoa,…)
  • Bệnh nhân cần thực hiện các xét nghiệm máu mà bác sĩ lâm sàng yêu cầu để phục vụ cho việc tiêm thuốc đối quang từ.
  • Bệnh nhân cần tháo bỏ trang sức (vòng cổ, vòng tay, dây chuyền,…) và các vật dụng khác bằng kim loại, đồ điện tử (kẹp tóc, bút, kính, điện thoại, chìa khóa,…) ra khỏi người, sau đó thay quần áo của bệnh viện trước khi vào phòng chụp
  • Bệnh nhân cần đi vệ sinh trước khi vào phòng chụp
  • Bệnh nhân sẽ được đặt trước 1 ven tĩnh mạch cố định trên tay để phục vụ cho việc tiêm thuốc trong quá trình chụp
  • Bệnh nhân sẽ được uống 1 lượng thuốc đối quang từ trước khi chụp khoảng 1 tiếng

​5. Quá trình chụp MRI ruột non diễn ra như thế nào

  • Kỹ thuật viên sẽ cố định bệnh nhân trên giường chụp, bệnh nhân sẽ được đeo tai nghe giảm thanh vì máy MRI hoạt động sẽ phát ra một chút tiếng ồn
  • Trong quá trình chụp, điều dưỡng hoặc kỹ thuật viên sẽ bơm thuốc đối quang từ qua ven tĩnh mạch mà bệnh nhân đã được đặt lúc trước. Nếu có bất kì khó chịu nào trong quá trình bơm thuốc ( khó thở, chóng mặt, buồn nôn, đau nhức quanh khu vực đặt ven,…) bệnh nhân cần nói hoặc ra hiệu ngay cho nhân viên y tế biết
  • Bệnh nhân cần nằm yên bất động trong suốt quá trình chụp. Sẽ có thời điểm bệnh nhân được yêu cầu nín thở trong thời gian ngắn. Hãy cố gắng hợp tác thật tốt theo hướng dẫn của nhân viên y tế để có chất lượng hình ảnh tốt nhất và thời gian chụp ngắn nhất
  • Hầu hết trong thời gian chụp, bệnh nhân sẽ ở trong phòng chụp một mình, tuy nhiên bệnh nhân vẫn được giám sát và theo dõi từ phòng điều khiển. Vì thế, nếu có bất kì khó chịu hay mong muốn gì hãy cứ nói, nhân viên y tế sẽ nghe thấy bạn.

Bệnh nhân phải nằm yên bất động trong suốt quá trình chụp

​6. Một số lưu ý sau khi hoàn thành chụp MRI ruột non

  • Bệnh nhân có thể cảm thấy mệt, đau đầu, choáng sau khi chụp MRI ruột non. Những triệu chứng này có thể được gây nên bởi tác dụng phụ thuốc đối quang từ, hoặc do phải nằm bất động quá lâu hoặc do bệnh nhân phải nhịn ăn trước khi chụp. Hãy báo với nhân viên y tế nếu bạn có một trong những triệu chứng này
  • Bệnh nhân sẽ được theo dõi nhịp tim, huyết áp trong phòng chờ ít nhất 20 phút sau khi chụp vì tác dụng phụ của thuốc đối quang từ có thể vẫn còn xuất hiện và kéo dài sau khi tiêm. Sau khi kết thúc theo dõi, nhân viên y tế sẽ tháo ven tĩnh mạch trên tay của bệnh nhân
  • Kết quả và phim sẽ được trả sau khoảng 30-45 phút sau khi kết thúc chụp. Thời gian đọc kết quả còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý của từng người bệnh.
  • Bệnh nhân có thể ăn uống bình thường sau khi kết thúc chụp.

Tóm lại, chụp cộng hưởng từ - MRI ruột non là phương pháp tân tiến, hiện đại cung cấp hình ảnh chân thực rõ nét nhất về giải phẫu cấu trúc ruột non, từ đó các bác sĩ có thể đưa ra hướng điều trị bệnh một cách chính xác và nhanh chóng. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu về mục đích của việc chụp cộng hưởng từ nói chung và chụp cộng hưởng từ ruột non nói riêng.

Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Tây Hồ là một trong ba cơ sở khám chữa bệnh hiện đại của hệ thống MEDLATEC tại Hà Nội, được trang bị máy Cộng hưởng từ Signa Explorer 1.5T của hãng GE (Mỹ), cùng với đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, đảm bảo có thể thực hiện được hầu hết các kỹ thuật chụp Cộng hưởng từ, mang đến cho người bệnh trải nghiệm chu đáo và an tâm nhất.

Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng gọi cho chúng tôi qua số điện thoại 1900565656 để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời nhé.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Lợi thế nhận được khi chụp cộng hưởng từ (MRI) DTI trong các bệnh lý về não

MRI DTI (Diffusion Tensor Imaging) là một trong những phương pháp chụp MRI tiên tiến nhất hiện nay, được sử dụng để đánh giá mô tế bào thần kinh và truyền thông giữa các vùng não. Tại Bệnh viện Medlatec, chúng tôi cung cấp dịch vụ chụp MRI DTI với công nghệ tiên tiến, đội ngũ bác sĩ và kỹ thuật viên tay nghề cao, mang lại lợi ích cho bệnh nhân trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về não.
Ngày 20/05/2023

Chụp cộng hưởng từ khuếch tán (DWI) vai trò trong chẩn đoán bệnh lý não.

Là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh nổi tiếng nhất trong y học hiện đại. Với sự phát triển của công nghệ, DWI đã trở thành một công cụ quan trọng trong việc chẩn đoán các bệnh về não, đặc biệt là các bệnh liên quan đến cấu trúc và chức năng của thần kinh trung ương. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về DWI, những ứng dụng của phương pháp này và cách nó được sử dụng để chẩn đoán các bệnh liên quan đến não.
Ngày 11/05/2023

Song thai: ca bệnh thực tế tại BVĐK MEDLATEC

Xin giới thiệu tới độc giả 1 ca song thai trong buồng tử cung đến khám tại BVĐK MEDLATEC
Ngày 08/05/2023

Chụp MRI trong chẩn đoán u tủy sống

Vừa qua, bệnh viện đa khoa MEDLATEC có tiếp nhận một nữ bệnh nhân, 22 tuổi, bệnh nhân bị đau lưng 6 tháng gần đây, đau lan xuống vùng mông và chân bên phải. Các bác sĩ đã thăm khám và chỉ định cho bệnh nhân chụp MRI cột sống có tiêm thuốc đối quang từ để đánh giá chính xác nhất tổn thương cho bệnh nhân.
Ngày 08/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp