Cộng hưởng từ mặt - cổ là một trong các phương pháp đánh giá bệnh lý cũng như khảo sát phần mềm, cơ, hệ thống ông tuyến vô cùng chính xác với hình ảnh đa chiều rõ nét. Trên thực tế chúng ta nghe rất nhiều về phương pháp chụp cộng hưởng từ nói chung và chụp cộng hưởng từ mặt - cổ nói riêng, tuy nhiên có rất nhiều câu hỏi thắc mắc như chụp cộng hưởng từ là gì, cộng hưởng từ mặt cổ có những kiểu chụp nào?, có nguy hiểm không?...
08/06/2022 | Chụp cộng hưởng từ dây thần kinh ngoại biên 03/06/2022 | Chụp cộng hưởng từ ruột non - Những điều cần quan trọng cần biết 15/03/2022 | Chụp cộng hưởng từ có độc hại không? 25/02/2022 | Chụp cộng hưởng từ cho trẻ em và những điều cần lưu ý
1. Cộng hưởng từ là gì?
Chụp cộng hưởng từ ( MRI) là phương pháp thăm khám chẩn đoán hình ảnh sử dụng sóng vô tuyến radio kích thích proton trong phân tử nước giải phóng ra năng lượng. Các năng lượng giải phóng ra sẽ được thu lại và tái tạo thành tín hiệu hình ảnh.
Hình ảnh mô phỏng các proton di chuyển từ trạng thái kích giải phóng năng lượng.
2. Chụp cộng hưởng từ có nguy hiểm không
Khác với chụp X- quang hay cắt lớp vi tính sử dụng tia X để tạo ảnh có tỉ lệ nhỏ nhiễm xạ cho bệnh nhân, chụp cộng hưởng từ sử dụng sóng vô tuyến vì vậy tương đối an toàn với phần lớn các trường hợp. Một số trường hợp không chụp được cộng hưởng từ sẽ được bác sĩ hoặc kỹ thuật viên khai thác kỹ trước khi vào phòng chụp.
Tuy nhiên thời gian chụp cộng hưởng từ thường kéo dài khoảng 20-30 phút và sử dụng sóng vô tuyến sẽ gây ra tiếng ồn khi phát xung. Điều này có thể gây cảm giác khó chịu cho bệnh nhân.
3. Trước khi chụp cộng hưởng từ cần chuẩn bị những gì
-
Trước khi chụp cộng hưởng từ bệnh nhân cần được thăm khám bác sĩ lâm sàng để có chỉ định chính xác.
-
Khai báo trung thực về tiền sử bệnh lý, loại bỏ hết tất cả các vật dụng kim loại từ tính trên người, có hình xăm, sử dụng thiết bị điện tử hỗ trợ như máy trợ thính, máy điện tim hoặc có cấy ghép vật liệu kim loại nào trên người hay không. Đảm bảo đủ điều kiện chụp và nằm ngoài danh sách chống chỉ định với chụp cộng hưởng từ.
-
Với trường hợp chụp cần tiêm thuốc đối quang từ đảm bảo không dị ứng với thuốc đối quang từ và nên nhịn ăn trước 4-6 tiếng.
Hình ảnh máy tạo nhịp tim trên phim chụp X quang
4. Cộng hưởng từ mặt - cổ là gì
Chụp cộng hưởng từ mặt cổ là phương pháp khảo sát vùng mặt cổ nhằm chẩn đoán bệnh lý vùng mặt cổ bằng máy cộng hưởng từ. Có hai phương pháp chụp cộng hưởng từ mặt cổ là chụp không sử dụng thuốc đối quang từ và có sử dụng thuốc đối quang từ.Chúng ta sẽ đi tìm hiểu về từng phương pháp.
Cộng hưởng từ mặt cổ không tiêm thuốc đối quang từ
Chụp cộng hưởng từ mặt cổ không tiêm thuốc đối quang từ thăm khám những gì?
Đánh giá được về cấu trúc giải phẫu cũng như các bệnh lý phần mềm vùng mặt cổ nếu có. Bao gồm các cơ, phần mềm, xương, khớp và hệ thống ống tuyến, dây thần kinh vùng mặt - cổ.
Hình ảnh chụp cộng hưởng từ mặt - cổ tại bệnh viện đa khoa Medlatec
Chỉ định
- Bệnh lý viêm, nhiễm vùng mặt - cổ
- Khối u vùng mặt - cổ
- Đánh giá các dây thần kinh cánh tay - đầu
- Đánh giá hệ thống các ống tuyến vùng mặt - cổ…
Chống chỉ định
- Bệnh nhân có sử dụng máy trợ tim, máy trợ thính.
- Bệnh nhân có clip phẫu thuật, stent sử dụng vật liệu cũ nhiễm từ.
- Bệnh nhân cấy ghép các vật dụng kim loại mang từ tính trên người.
- Hình xăm chứa oxit sắt.
- Bệnh nhân bị hội chứng buồng kín, kích động không thể nằm yên hợp tác chụp…
Quy trình thực hiện
- Bệnh nhân thay đồ tháo bỏ vật dụng kim loại, hướng dẫn giải thích về quy trình chụp và được khai thác kiểm tra đánh giá bằng bảng kiếm đảm bảo an toàn và phù hợp với chụp cộng hưởng từ mặt cổ trước khi vào phòng chụp
- Hướng dẫn bệnh nhân nằm trên bàn chụp đeo tai nghe giảm ổn, lót đệm cố định đầu, lắp coil chụp vùng mặt cổ sau đó đặt định vị trước khi chụp
- Các chuỗi xung thăm khám cơ bản khi chụp cộng hưởng từ mặt cổ:
- Xung định vị localizer
- Xung T2 xóa mỡ hướng Coronal và Axial
- Xung T1 hướng Coronal và Axial
- Xung khuếch tán DIW hướng Axial
- Xung T2 hướng Sagital
- Với một vài trường hợp cần đánh giá các tuyến hoặc dây thần kinh ta cần thêm các xung chuyên biệt.
Hình chụp cộng hưởng từ mặt cổ đánh giá giãn ống tuyến dưới hàm.
Cộng hưởng từ mặt cổ có tiêm thuốc đối quang từ
Khi nào cần chụp cộng hưởng từ mặt cổ tiêm thuốc: chụp cộng hưởng từ mặt cổ tiêm thuốc khi phát hiện các tổn thương vùng mặt cổ. Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh cần tiêm thuốc đối quang từ để đánh giá được bản chất của tổn thương dựa vào tính chất ngấm thuốc, thải thuốc của tổn thương.
- Chỉ định
- Nghi ngờ các bệnh lý u, viêm nhiễm vùng mặt cổ
- Đánh giá lại trừ để chẩn đoán phân biệt các tổn thương sẵn có
- Chống chỉ định
- Chụp cộng hưởng từ mặt cổ có tiêm thuốc đối quang từ đều cần tuân thủ nghiêm ngặt các chống chỉ định giống như chụp không tiêm thuốc, ngoài ra cần đảm bảo bệnh nhân không dị ứng với thuốc đối quang từ.
- Quy trình thực hiện
Quy trình thực hiện của chụp cộng hưởng từ mặt cổ tiêm thuốc đối quang từ tương tự như quy trình chụp không tiêm thuốc. Ngoài ra ta bổ xung thêm một vài xung thăm khám như:
- T1 xóa mỡ trước tiêm hướng Axial
- T1 xóa mỡ sau tiêm hướng Axial
- T1 xóa mỡ sau tiêm hướng Coronal hoặc Sagital tùy vào vị trí tổn thương
Tai biến - xử trí: Một số trường hợp phản ứng với thuốc đối quang từ ta ngừng quá trình thăm khám và xử trí theo đúng pháp đồ của bộ y tế
5. Kết luận
Chụp cộng hưởng từ mặt cổ là phương pháp thăm khám an toàn không thể thiếu với các bệnh lý vùng mặt cổ. Bệnh viện đa khoa MEDLATEC hiện đang có hệ thống chụp cộng hưởng từ 1.5 Tesla , kết hợp đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ đầu ngành về chẩn đoán hình ảnh có thể chụp rõ nét và đọc - hội chẩn kết quả chính xác nhất. Mọi thông tin liên hệ đặt lịch chụp hoặc cần tư vấn khách hàng có thể liên hệ hotline 1900565656 để được tư vấn thêm.
Máy chụp cộng hưởng từ 1,5 tesla tại hệ thống bệnh viện đa khoa MEDLATEC