Nhiều người lo lắng vì đã ăn trước khi xét nghiệm máu. Tuy nhiên, có những xét nghiệm máu không cần nhịn ăn vẫn có thể đảm bảo kết quả chính xác. Vậy đó là những loại xét nghiệm nào?
03/03/2023 | Góc tư vấn: Giá xét nghiệm máu tổng quát là bao nhiêu? 08/02/2023 | Gợi ý địa chỉ xét nghiệm máu Hưng Yên uy tín chất lượng 06/02/2023 | Góc giải đáp: Xét nghiệm máu có phát hiện HIV không? 03/02/2023 | Gợi ý giá xét nghiệm máu tổng quát tại MEDLATEC
1. Những xét nghiệm máu không cần nhịn ăn
Dưới đây là những xét nghiệm máu không cần nhịn ăn:
- Xét nghiệm nhóm máu: Mục đích của loại xét nghiệm này là cho biết bạn thuộc nhóm máu nào. Các nhóm máu thường được quy định do gen di truyền và sẽ không thay đổi. Chính vì thế, dù bạn ăn trước khi xét nghiệm thì cũng không gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Không phải xét nghiệm máu nào cũng cần nhịn ăn
- Xét nghiệm công thức máu: Với trường hợp xét nghiệm công thức máu toàn bộ, việc ăn uống sẽ không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, do đó bạn không cần nhịn ăn trước khi lấy mẫu. Tuy nhiên, trong trường hợp mẫu máu được dùng cho các loại xét nghiệm sinh hóa, xét nghiệm miễn dịch,... hay một số xét nghiệm khác thì bắt buộc phải nhịn ăn từ 8 đến 12 tiếng để không làm sai lệch kết quả xét nghiệm. Vì thế trước khi lấy mẫu, bạn nên nhờ các bác sĩ tư vấn chi tiết hơn về vấn đề này.
- Xét nghiệm Beta hCG: Đây là loại xét nghiệm giúp chẩn đoán có thai và theo dõi sự phát triển của thai nhi. Khi thực hiện xét nghiệm này, mẹ bầu không cần nhịn ăn nhưng cần lưu ý, không uống các loại nước ngọt trong vòng 12 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm.
Xét nghiệm Beta hCG không cần nhịn ăn
- Xét nghiệm viêm gan B cũng không yêu cầu phải nhịn ăn. Cảm giác đói và phải chờ đợi xét nghiệm quá lâu có thể khiến người bệnh mệt mỏi hơn.
- Xét nghiệm HIV cũng không cần nhịn ăn. Bạn hoàn toàn có thể ăn uống đầy đủ để có năng lượng tốt nhất trước khi xét nghiệm.
- Xét nghiệm giun sán là phương pháp tìm ký sinh trùng giun sán trong máu người bệnh. Đây cũng là loại xét nghiệm mà bạn không cần nhịn ăn trước khi thực hiện.
- Xét nghiệm tầm soát ung thư: Loại xét nghiệm này được thực hiện nhằm tìm ra dấu ấn ung thư trong máu, đó có thể là các loại hormone hay các protein đặc biệt. Trước khi thực hiện, bạn cũng không cần nhịn ăn.
- Xét nghiệm NIPT: Đây là phương pháp tầm soát dị tật thai nhi không xâm lấn và được nhiều mẹ bầu tin tưởng lựa chọn. Trước khi thực hiện xét nghiệm này, mẹ bầu cũng không cần phải nhịn ăn. Với một số mẹ bầu có sức khỏe không tốt, có thể ăn uống đầy đủ trước khi đi xét nghiệm để tránh nguy cơ bị tụt huyết áp do đói.
- Ngoài ra, còn có một số các xét nghiệm khác như xét nghiệm nội tiết tố nữ, xét nghiệm sàng lọc trước sinh (double test, triple test ), xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ,....
2. Vì sao bác sĩ lại dặn nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu?
Dù có những loại xét nghiệm máu không cần nhịn ăn nhưng trên thực tế bác sĩ thường dặn người bệnh không nên ăn trước khi xét nghiệm máu. Nguyên nhân là trong quá trình khám bệnh thực tế sẽ có nhiều vấn đề xảy ra. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện thêm một số loại xét nghiệm quan trọng khác, chẳng hạn như xét nghiệm đường huyết, xét nghiệm mỡ máu, kiểm tra chức năng gan,...
Một số xét nghiệm cần nhịn ăn 8 đến 12 tiếng trước khi lấy mẫu
Trong trường hợp bạn đã ăn uống rồi thì sẽ không thể thực hiện xét nghiệm được vì kết quả sẽ không chính xác. Khi bạn ăn uống quá gần thời điểm lấy máu thì dinh dưỡng từ thực phẩm sẽ chuyển hóa thành glucose, mỡ,… và từ đó làm lượng đường trong máu hay nồng độ men gan tăng cao hơn bình thường hoặc làm giảm chức năng thận. Do đó, bác sĩ sẽ không có những căn cứ chính xác để chẩn đoán bệnh.
3. Một số điều cần lưu ý trước khi xét nghiệm máu
Để đảm bảo có được kết quả chính xác đối với những xét nghiệm máu không cần nhịn ăn, bạn nên lưu ý những điều sau:
- Tuy không cần nhịn ăn nhưng bạn vẫn nên tránh những loại đồ ăn có tính cay nóng, tránh sử dụng các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, cà phê,... Không ăn kẹo cao su vì nó có thể làm tăng tốc độ tiêu hóa và ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
- Có thể uống nước lọc trước khi xét nghiệm máu.
- Nếu bạn đang dùng thuốc điều trị, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn chi tiết.
- Phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi xét nghiệm máu để đảm bảo an toàn khi nhịn ăn, hạn chế tối đa nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.
- Không nên tập thể dục trước khi xét nghiệm để gây ra những ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu.
MEDLATEC cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nhà
- Tốt nhất hãy thả lỏng cơ thể, giữ tinh thần thoải mái trước khi xét nghiệm.
- Thời điểm xét nghiệm máu thích hợp nhất:
Buổi sáng chính là thời điểm xét nghiệm máu hợp lý nhất. Lúc này, các chỉ số của cơ thể tương đối ổn định. Các loại chất thải và cặn bã cũng đã được loại bỏ ra khỏi cơ thể.
Hơn nữa với những trường hợp cần phải nhịn ăn thì việc xét nghiệm vào buổi sáng cũng rất hợp lý, giúp người bệnh không phải nhịn ăn quá lâu. Nếu thực hiện xét nghiệm vào buổi chiều, bệnh nhân sẽ phải nhịn ăn cả buổi trưa và buổi sáng. Vì thế, cơ thể rất dễ bị mệt mỏi, mất sức.
Ngoài việc tìm hiểu những loại xét nghiệm máu không cần nhịn ăn, bạn cũng nên tìm hiểu và lựa chọn những cơ sở y tế đáng tin cậy để thực hiện xét nghiệm máu để đảm bảo kết quả chính xác nhất.
Hệ thống Y tế MEDLATEC với kinh nghiệm gần 30 năm trong lĩnh vực chẩn đoán và điều trị bệnh có thể là gợi ý dành cho bạn. MEDLATEC xây dựng nhiều chi nhánh trên toàn quốc và cung cấp dịch vụ lấy mẫu máu xét nghiệm tận nơi. Chính vì thế, dù ở bất cứ nơi đâu, bạn cũng có thể sử dụng dịch vụ y tế chất lượng của MEDLATEC.
Đội ngũ bác sĩ MEDLATEC có chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm. Bên cạnh đó là đội ngũ nhân viên y tế được đào tạo chuyên nghiệp, luôn tận tình và sẵn sàng phục vụ khách hàng.
Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC sở hữu các trang thiết bị y khoa hiện đại và là đơn vị đầu tiên đạt song hành tiêu chuẩn ISO 15189:2012 và chứng chỉ CAP của Hội bệnh học Hoa Kỳ.
Để được đặt lịch xét nghiệm sớm, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC.