Xét nghiệm máu là một phần không thể thiếu trong khám chữa bệnh lâm sàng hay kiểm tra sức khỏe. Dựa vào các kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ có thể kết luận chẩn đoán bệnh hoặc đánh giá được tình hình sức khỏe của bệnh nhân hay sàng lọc một số bệnh lý nguy hiểm như ung thư, di truyền,.... Vậy, với những người dân sinh sống ở Hưng Yên thì có thể xét nghiệm máu ở đâu? Hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu về xét nghiệm máu Hưng Yên qua bài viết sau đây nhé.
05/12/2022 | Kết quả xét nghiệm máu tại nhà có chính xác không? 05/12/2022 | Xét nghiệm máu tại nhà - Gợi ý địa chỉ uy tín! 03/12/2022 | Xét nghiệm máu tổng quát: Nên chủ động để tầm soát sức khỏe!
1. Có những loại xét nghiệm máu gì?
1.1. Xét nghiệm huyết học
Xét nghiệm huyết học là những xét nghiệm liên quan đến tế bào máu, nhóm máu, đông máu,... Trong đó, xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu là một trong những loại xét nghiệm huyết học phổ biến nhất. Cụ thể xét nghiệm huyết học gồm các loại sau:
-
Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu giúp đánh giá về số lượng các tế bào máu và các thành phần liên quan, qua đó, bác sĩ có thể phát hiện các bệnh lý như thiếu máu, tình trạng viêm nhiễm, tình trạng tiểu cầu,... hay ung thư máu.
-
Các xét nghiệm về đông máu giúp đánh giá quá trình đông máu trong cơ thể, qua đó phát hiện tình trạng rối loạn đông máu, xơ gan,...
-
Xét nghiệm về nhóm máu giúp định danh được các hệ nhóm máu như ABO, Rh của người bệnh.
Xét nghiệm máu là một phần không thể thiếu trong khám chữa bệnh lâm sàng
1.2. Xét nghiệm sinh hóa máu
Đây là xét nghiệm nhằm đánh giá rất nhiều các chất khác nhau trong máu. Xét nghiệm này thường sử dụng huyết tương hay huyết thanh của máu để phân tích.
Các xét nghiệm sinh hóa có thể đánh giá được chức năng gan, chức năng thận, các chỉ số về chuyển hóa như đường máu, mỡ máu, acid uric, các chất điện giải, canxi, vi chất, hay nội tiết, hormon.
Nhiều xét nghiệm sinh hóa máu yêu cầu bệnh nhân phải nhịn ăn trước khi thực hiện xét nghiệm
Ngoài hai loại xét nghiệm huyết học và sinh hóa máu, còn có thể thực hiện xét nghiệm miễn dịch, vi sinh,... để có thể tìm ra các loại bệnh truyền nhiễm như Viêm gan A, B, C, D,... hay HIV, Giang mai,...
2. Xét nghiệm máu có tác dụng gì?
Xét nghiệm máu không chỉ giúp kiểm tra nhóm máu, mà nó còn giúp phát hiện rất nhiều bệnh lý như:
2.1 Bệnh về tế bào máu
Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu giúp sàng lọc và phát hiện các bệnh về tế bào máu, ví dụ như thiếu máu, tan máu, tình trạng viêm, bệnh lý ký sinh trùng, ung thư máu,... Dựa vào các chỉ số sau mà bác sĩ có thể chẩn đoán được bệnh:
-
Số lượng hồng cầu: Dựa vào số lượng hồng cầu và các chỉ số liên quan đến hồng cầu, bác sĩ có thể đánh giá tình trạng thiếu máu hay cô đặc máu, xuất huyết, tan máu,... hay các rối loạn liên quan đến hồng cầu;
-
Số lượng bạch cầu: Nếu bạch cầu tăng có thể liên quan đến tình trạng nhiễm trùng, ung thư máu hoặc do thuốc. Bạch cầu giảm thường do tình trạng suy giảm miễn dịch;
-
Số lượng tiểu cầu: Tiểu cầu thường giảm trong các bệnh lý xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch, sốt xuất huyết,... Tiểu cầu tăng quá nhiều có thể báo hiệu dấu hiệu của ung thư.
2.2. Đánh giá chức năng gan - thận
Xét nghiệm máu có thể cung cấp các thông tin về chỉ số chức năng gan như AST, ALT, GGT, Bilirubin toàn phần, trực tiếp, gián tiếp,... và chức năng thận như: Ure, Creatinine. Dựa vào các chỉ số này, bác sĩ sẽ đánh giá chức năng gan - thận của người bệnh một cách chính xác.
2.3 Các bệnh lý về chuyển hóa
Xét nghiệm máu sẽ cho biết các chỉ số về đường máu như: Glucose, HbA1C. Nếu lượng đường huyết vượt quá giới hạn thì có thể là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường. Với xét nghiệm Glucose thì người bệnh cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm từ 6-8 tiếng.
Xét nghiệm máu phản ánh rất nhiều thông tin quan trọng về tình trạng sức khỏe của người bệnh
Xét nghiệm máu cũng giúp bác sĩ đánh giá được chuyển hóa lipid trong cơ thể bệnh nhân. Các chỉ số về mỡ máu như: Triglyceride, Cholesterol, HDL-Cho, LDL-Cho. Trong đó:
-
Cholesterol bao gồm 2 thành phần là HDL-Cholesterol (Cholesterol tỷ trọng cao, là Cholesterol tốt) và LDL-Cholesterol (Cholesterol có tỷ trọng thấp - đây là Cholesterol xấu). Nếu LDL-Cholesterol tăng thì nó sẽ bám vào thành mạch gây ra tình trạng xơ vữa động mạch, dần có thể gây tắc nghẽn lòng mạch hoặc nhồi máu rất nguy hiểm;
-
Triglyceride là một loại lipid trung tính, nó biến động khá nhiều sau bữa ăn. Nếu chỉ số này tăng quá cao thì có thể gây ra tình trạng viêm tụy cấp;
-
Dựa vào nồng độ Triglycerid và Cholesterol, nhất là chỉ số LDL-Cho sẽ phản ánh nguy cơ tim mạch của bệnh nhân;
-
Đối với xét nghiệm mỡ máu, người bềnh cần nhịn ăn từ 8-12 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm.
2.4 Các bệnh lý truyền nhiễm
Xét nghiệm máu có thể sàng lọc một cách nhanh chóng các bệnh lý liên quan đến truyền nhiễm như: Viêm gan A, B, C, D, E,... HIV, giang mai, sốt xuất huyết, sởi, thủy đậu, quai bị,...
Ngoài ra bác sĩ còn có thể đánh giá tình trạng tiến triển của bệnh thông qua các xét nghiệm miễn dịch, đo tải lượng virus, đo nồng độ kháng thể,...
3.1. Chuẩn bị trước khi xét nghiệm máu
Để đảm bảo xét nghiệm máu được chính xác và ít sai số, người bệnh cần tìm hiểu một số vấn đề sau để chuẩn bị trước khi thực hiện xét nghiệm máu:
-
Một số loại xét nghiệm máu cần nhịn ăn tối thiểu 6 - 12h trước khi xét nghiệm;
-
Một số loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu nên bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ về các thuốc đang sử dụng;
-
Cần thông báo cho bác sĩ nắm được các bệnh lý đang điều trị.
3.2. Quy trình xét nghiệm máu
Tùy thuộc loại xét nghiệm máu mà sẽ có thời gian trả kết quả sớm hay muộn. Thông thường, xét nghiệm về tế bào máu thường mất 5-10 phút để thực hiện, các xét nghiệm sinh hóa máu thì mất thời gian dài hơn. Các xét nghiệm vi sinh, di truyền có thể mất 24h hoặc vài ngày để có kết quả.
Quá trình lấy máu để làm xét nghiệm thường rất đơn giản và nhanh chóng. Tuy nhiên, ở người già hoặc trẻ em có thể sẽ mất thời gian hơn haowjc dễ thất bại hơn. Quy trình lấy máu cụ thể như sau:
-
Bước 1: Garo tay người được lấy máu;
-
Bước 2: Sát khuẩn vùng lấy máu;
-
Bước 3: Cắm kim lấy máu vào tĩnh mạch, rút máu theo định lượng của ống mẫu;
-
Bước 4: Rút kim lấy máu ra khỏi tĩnh mạch, áp chặt bông lên phần da của vùng lấy máu để cầm máu;
-
Bước 5: Dùng urgo hoặc băng dính y tế cố định lại miếng bông để đảm bảo vô trùng;
-
Bước 6: Dán nhãn có tên, tuổi, năm sinh, chữ ký của người được lấy mẫu lên ống nghiệm. Bước này có thể được thực hiện đầu tiên.
Trên đây là những thông tin cơ bản bạn cần biết về xét nghiệm máu. Hiểu rõ hơn về phương pháp và thủ tục thực hiện xét nghiệm này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc thăm khám và điều trị bệnh.
Hệ thống Y tế MEDLATEC với nhiều chi nhánh trên toàn quốc là lựa chọn được hàng nghìn khách hàng tin tưởng. Đối với xét nghiệm máu, MEDLATEC với Trung tâm Xét nghiệm đạt song song 2 chứng chỉ quốc tế là ISO 15189:2012 và CAP đáp ứng đủ năng lực thực hiện các xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu.
Đặc biệt MEDLATEC còn cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà rất phù hợp cho những khách hàng bận rộn hoặc không tiện di chuyển nhiều. Nếu bạn đang có nhu cầu đăng ký thực hiện xét nghiệm máu Hưng Yên hay ở bất kỳ tỉnh thành nào khác, hãy liên hệ đặt lịch ngay qua tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC.
Phòng khám Chuyên khoa Xét nghiệm MEDLATEC Hưng Yên
Địa chỉ Phòng khám Chuyên khoa Xét nghiệm MEDLATEC Hưng Yên: Đường Mai Hắc Đế, Phường Lam Sơn, Thành phố Hưng Yên.