Điều trị bệnh trĩ ngoại là cách mà người bệnh lựa chọn để loại bỏ các búi trĩ, cải thiện tình trạng viêm loét ở vùng hậu môn. So với trĩ nội, bệnh trĩ ngoại có thể phát hiện và điều trị dễ dàng hơn. Sau đây, MEDLATEC sẽ chia sẻ đến bạn những phương pháp giúp điều trị.
22/07/2021 | Bệnh trĩ có ảnh hưởng đến sinh sản là nhận định đúng hay sai? 17/07/2021 | Tìm hiểu về bệnh trĩ và “cắt trĩ ở bệnh viện nào tốt?” 17/07/2021 | Giúp bạn giải đáp: Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?
1. Tổng quan về trĩ ngoại
Để việc điều trị bệnh trĩ ngoại được hiệu quả hơn, bạn nên tìm hiểu rõ những thông tin liên quan đến tình trạng này.
Bệnh trĩ ngoại là gì?
Bệnh trĩ hình thành do có sự giãn quá mức đối với các đám rối tĩnh mạch trĩ. Dựa theo cấu trúc giải phẫu, trĩ được chia thành 2 loại: trĩ nội và trĩ ngoại. Trong đó, trĩ nội là những búi trĩ xuất hiện phía trên cơ thắt hậu môn, là loại trĩ thường gặp. Trĩ ngoại là những búi trĩ xuất hiện phía dưới cơ thắt hậu môn, lòi ra ngoài ống hậu môn, nhìn ngoài thấy được búi trĩ. Bệnh trĩ được đánh giá là dễ phát hiện và điều trị hơn hẳn.
Bệnh trĩ gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống
Nguyên nhân gây ra trĩ ngoại
Tuy chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh trĩ, nhưng những yếu tố sau đây được suy đoán sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý này:
-
Di truyền: yếu tố này chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong việc hình thành nên trĩ ngoại. Tuy nhiên, nếu trong gia đình hoặc những người có họ hàng của bạn có người đã từng mắc phải bệnh lý này, thì nguy cơ bạn mắc phải bệnh trĩ là cao hơn những người bình thường.
-
Đứng hoặc ngồi trong thời gian dài: việc này khiến áp lực của cơ thể xuống tĩnh mạch vùng hậu môn tăng lên, gây nên tình trạng trĩ. Có thể là do tính chất công việc phải đứng hoặc ngồi lâu, nhưng bạn nên tranh thủ một chút thời gian để đi lại hay thay đổi tư thế.
-
Rối loạn nhu động ruột: những sự rối loạn sẽ gây ra các tình trạng như: táo bón, bệnh lỵ,... khiến số lần đi đại tiện mỗi ngày tăng lên và mỗi lần đều phải dùng sức rặn, gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
-
Hội chứng ruột kích thích: những cơn đau quặn ruột có thể khiến nhu cầu đi vệ sinh của bạn tăng lên, dẫn đến phải rặn nhiều, gây nên tình trạng trĩ ngoại.
-
Phụ nữ có thai: đặc biệt vào những tháng cuối thai kỳ, kích thước của thai nhi lớn, khiến áp lực xuống tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng tăng lên, vì thế mà nguy cơ bị nữ có thai cao hơn nhiều so với nhiều người khác.
Bà bầu có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn người bình thường
2. Phương pháp điều trị bệnh trĩ ngoại
Như trên đã nói, việc điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ và tình trạng bệnh. Nếu bệnh tình đang còn nhẹ thì có thể điều trị tại nhà, ngược lại bệnh đã chuyển biến xấu phải đến các cơ sở y tế uy tín để tiến hành can thiệp ngoại khoa.
Với mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Đồng thời, chỉ cần điều trị trong một thời gian ngắn, chi phí cũng không tốn kém. Bạn có thể tham khảo những phương pháp sau đây:
-
Điều trị bệnh trĩ ngoại bằng kem bôi: Với thành phần là các thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên như: cúc tần, lá sung, lá lốt, ngải cứu,... có nhiều công dụng tuyệt vời trong việc giảm viêm, tiêu sưng, giúp bệnh nhân hồi phục nhanh chóng. Với ưu điểm như nhỏ gọn thuận tiện trong việc mang theo, thực hiện nhanh chóng,... kem bôi trĩ là lựa chọn hàng đầu của nhiều người trong việc trị trĩ.
-
Các bài thuốc dân gian: Các loại thảo dược có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị trĩ như: lá lốt, ngải cứu, nghệ, quả sung,... Phương pháp này thực hiện bằng cách bỏ các thảo dược cùng với nước đun sôi rồi tiến hành ngâm. Bạn nên thực hiện phương pháp này đều đặn, mỗi ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 10 - 15 phút.
Các loại thảo dược thiên nhiên trong việc điều trị trĩ
-
Sử dụng các loại thuốc Tây: Các loại thuốc như: thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc nhuận tràng, co mạch,... có tác dụng hỗ trợ trong việc điều trị bệnh trĩ ngoại. Tuy nhiên, bạn không nên tùy ý sử dụng các loại thuốc này, cần phải theo chỉ định của bác sĩ.
Ở các đối tượng nặng hơn, các loại thuốc uống hay bôi đều không còn tác dụng trong việc điều trị. Muốn bệnh điều trị dứt điểm, chỉ còn các can thiệp ngoại khoa. Các phương pháp có thể được áp dụng trong việc cắt trĩ như:
-
Sử dụng tia laser hoặc tia hồng ngoại: những tia này sẽ được chiếu trực tiếp hoặc gián tiếp vào búi trĩ để loại bỏ nó. Phương pháp này giúp dễ dàng loại bỏ búi trĩ mà không mang lại cảm giác đau đớn cho người bệnh.
-
Thắt vòng cao su: các bác sĩ sẽ sử dụng một vòng cao su thắt chặt vào gốc của búi trĩ để ngăn chặn máu và chất dinh dưỡng cung cấp đến đây. Đến khi búi trĩ teo lại sẽ được cắt bỏ đi.
-
Phẫu thuật cắt búi trĩ: khi bị tắc mạch, chảy máu quá nhiều, búi trĩ sa ra ngoài thì bệnh nhân nên lựa chọn phương pháp này. Trước khi phẫu thuật bệnh nhân sẽ được tiêm gây tê để giảm đau, sau đó các bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên dụng để cắt bỏ những búi trĩ hoặc mô thừa đi.
Sau khi thực hiện điều trị trĩ bằng phẫu thuật, vừa để tránh các biến chứng xấu xuất hiện vừa giúp vết thương mau lành, người bệnh cần phải chú ý những điều sau:
-
Vận động, đi lại nhẹ nhàng.
-
Uống nhiều nước, ăn những thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hoá.
-
Hạn chế ngồi xổm và ngồi lâu trong lúc đi đại tiện.
-
Đi khám lại theo lịch hẹn của bác sĩ.
Bệnh trĩ cấp độ nặng phải can thiệp ngoại khoa để cắt trĩ
Có thể thấy rằng, trĩ ngoại gây cho chúng ta nhiều khó khăn và phiền toái trong cuộc sống. Vì thế, cần điều trị càng sớm càng tốt. Nếu bạn còn đang băn khoăn không biết lựa chọn bệnh viện nào để cắt trĩ, hãy đến với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Với hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, bệnh viện chúng tôi tự tin sẽ đem đến sự hài lòng cho quý khách. Ngoài ra, bệnh viện còn có đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, hệ thống phòng khám khang trang, trang thiết bị, máy móc tiên tiến, hiện đại, áp dụng các phương pháp điều trị trĩ hàng dầu,... Mang lại kết quả tốt nhất cho người bệnh. Nếu có thắc mắc hay đặt lịch thăm khám, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng 1900 565656.