Viêm nang lông là một bệnh ngoài da mà tại đây các lỗ chân lông bị viêm nhiễm, gây ngứa ngáy, đỏ mẩn, nổi sần, các sợi lông bị cuộn tròn vào trong. Tuy mức độ nguy hiểm không cao, nhưng đây là căn bệnh khiến nhiều chị em phụ nữ ái ngại bởi gây khó chịu, ngứa ngáy, đặc biệt là làm mất thẩm mỹ. Do đó, làm sao để chữa viêm nang lông là một trong những vấn đề được các chị em quan tâm nhất hiện nay.
04/01/2021 | Điều trị viêm nang lông như thế nào để dứt điểm tình trạng 10/06/2020 | Những điều cần biết về lông mu và bệnh viêm nang lông vùng kín 07/05/2020 | Viêm nang lông: nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
1. Nguyên nhân viêm nang lông do đâu?
Hầu hết các bệnh ngoài da đều do nhiều yếu tố tác động, viêm nang lông (hay còn gọi là viêm lỗ chân lông) cũng không ngoại lệ. Việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh là bước đầu trong quá trình chữa viêm nang lông. Vậy viêm nang lông do đâu mà ra?
Theo các nhà nghiên cứu da liễu, các loại vi khuẩn chủ yếu là tụ cầu khuẩn, vi rút, nấm, ký sinh trùng là những “tội phạm” gây ra viêm nang lông. Chúng trú ngụ dưới các nang lông chờ thời cơ thuận lợi sẽ phát triển và gây bệnh.
Tuy nhiên, trong cuộc sống hàng ngày còn có một số nguyên nhân mà chúng ta thường ít để ý tới như:
-
Sống trong thời tiết nóng, có độ ẩm cao, môi trường bị ô nhiễm, vệ sinh da kém.
-
Tắm trong bồn nước nóng.
-
Mặc quần áo quá chật và chất liệu được làm từ các sợi tổng hợp.
-
Nhổ lông, tẩy lông, sau khi cạo lông không vệ sinh đúng cách.
-
Do dị ứng thuốc, bôi thuốc có chứa các thành phần kích thích mạnh.
-
Da tăng tiết bã nhờn gây bịt kín lỗ chân lông,...
Không vệ sinh sạch sẽ sau cạo lông rất dễ dẫn đến viêm nang lông
2. Các biểu hiện thường gặp ở viêm nang lông
Khi mắc bệnh, trên bề mặt da sẽ xuất hiện một số triệu chứng như:
-
Da tổn thương để lại các nốt sần, hoặc có mụn mủ, xung quanh nốt sần có quầng đỏ tươi,...
-
Vài ngày sau, các mụn mủ vỡ ra, để lại các vết trợt, xuất hiện vảy sần khi khô lại.
-
Lông ở vùng tổn thương có xu hướng bị xoắn lại, cuộn ngược vào trong.
-
Một số trường hợp, da tổn thương theo từng mảng làm ngứa ngáy, viêm đỏ và sưng đau.
Các nốt mụn mủ do viêm nang lông gây ra trên da
3. Liệu có thể chữa viêm nang lông triệt để được không?
Đối với những trường hợp nhẹ, những triệu chứng chỉ nổi lên 1 - 2 ngày rồi lặn thì chúng ta không cần sự can thiệp của y tế. Nhưng có những trường hợp bệnh lên đến vài tuần hoặc tháng thì chúng ta nên đến thăm khám ở các phòng khám chuyên khoa. Ở đây các bác sĩ sẽ có những phác đồ điều trị phù hợp giúp bạn khỏi bệnh nhanh chóng mà không để lại sẹo.
Thông qua nguyên nhân gây bệnh và các mức độ của triệu chứng mà ta có thể có những cách chữa trị khác nhau như:
Chữa trị viêm nang lông bằng cách sử dụng thuốc bôi kết hợp thuốc uống:
Tác dụng chung của những thuốc này là giảm viêm đỏ, sát trùng, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, vi rút, nấm,... Và mỗi loại thuốc sẽ phù hợp với mỗi nguyên nhân gây bệnh và mức độ của các triệu chứng khác nhau như:
Các dung dịch sát khuẩn:
Có tác dụng cuốn trôi các tác nhân gây bệnh , làm sạch các tổn thương da, hạn chế sự tiến triển của bệnh. Các dung dịch thông dụng như: Chlorhexidine 4%, Hexamidine 0,1%, Povidon - iod 0.1% được sử dụng 2 - 4 lần/ ngày để mang lại kết quả tốt nhất.
Thuốc kháng sinh tại chỗ:
Nhằm tiêu diệt các vi khuẩn còn bám sâu ở nang lông sau khi dùng các dung dịch sát khuẩn giúp cho quá trình điều trị nhanh hơn, hạn chế nguy cơ tái phát. Một số loại thuốc có thể sử dụng như: thuốc mỡ Neomycin, thuốc mỡ Mupirocin, dung dịch Clindamycin, dung dịch Erythromycin sử dụng liên tục trong 7 - 10 ngày để tiêu diệt chúng tận gốc.
Một số loại thường dùng như: Ciprofloxacin, Metronidazol, B - lactam, Cephalosporin, Amoxicillin,... Tất cả những thuốc này chỉ được sử dụng trong những trường hợp bệnh đã phát triển nặng, và dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Thuốc bôi chứa Benzoyl peroxide:
Được chỉ định trong trường hợp viêm nang lông ở mặt do sử dụng kháng sinh đường uống trong thời gian dài. Ngưng uống kháng sinh và thay vào đó là sử dụng Benzoyl peroxide để giúp sát khuẩn, bong lớp sừng và tróc vảy da.
Một số thuốc bôi có tác dụng tốt trong chữa viêm nang lông
Thuốc kháng nấm:
Canesten, Mycoster, Nizoral là các thuốc dạng bôi được sử dụng để chữa viêm nang lông do nấm gây ra. Tuy nhiên, nếu bệnh tiến triển nặng, các bác sĩ sẽ khuyến cáo bạn sử dụng đến các thuốc kháng nấm dạng uống, giúp đẩy lùi bệnh nhanh chóng hơn.
Thuốc kháng virus:
Thuốc này được sử dụng dưới dạng uống hoặc dạng bôi. Có tác dụng tiêu diệt các virus gây bệnh đặc biệt là virus herpes.
Chữa trị viêm nang lông bằng phương pháp hiện đại:
Nếu trong quá trình điều trị bệnh cứ tái phát nhiều lần, các chị em nên cân nhắc đến những phương pháp điều trị này:
Chữa viêm nang lông bằng liệu pháp ánh sáng:
Dưới sự kết hợp giữa hai nguồn ánh sáng sinh học là ánh sáng quang phổ và sóng siêu âm cường độ cao sẽ giúp bạn điều trị bệnh hiệu quả hơn. Đối với phương pháp này ta có thể áp dụng chữa viêm nang lông toàn thân.
Triệt lông bằng tia laser:
Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp viêm nang do nhổ và cạo lông không đúng cách. Dưới ánh sáng xung cường độ cao, vùng da có những lỗ chân lông to, xù xì sẽ được cải thiện rõ rệt. Không chỉ có khả năng điều trị, sử dụng tia laser còn có chức năng phòng bệnh rất hiệu quả. Giúp da sáng mịn hơn, kích thích collagen phát triển, giúp da săn chắc, đàn hồi và khỏe mạnh hơn. Không những vậy đây còn là phương pháp giúp bạn cải thiện thẩm mỹ rất tốt, giúp hạn chế thâm nám sau nhiều lần nhổ, cạo lông.
Phương pháp triệt lông bằng tia laser tránh gây viêm nang lông
Tiểu phẫu:
Đối với các viêm nang phát triển mạnh, hình thành những nốt mụn mủ to,... bác sĩ sẽ chỉ định tiểu phẫu để loại bỏ mủ, giảm sưng đau, giúp bệnh nhanh chóng phục hồi. Tuyệt đối không được chích, nặn mủ tại nhà các chị nhé, sẽ làm bệnh phát tán nhanh chóng và trở nên nặng hơn đấy!
Điều trị tại nhà nếu triệu chứng của bệnh nhẹ:
Ngoài hai phương pháp trên thì điều trị tại nhà cũng là một phương pháp chữa trị viêm nang lông dân gian được nhiều người biết đến. Ưu điểm của phương pháp này là sử dụng những thứ có sẵn tại nhà mà mang lại hiệu quả cao. Một số phương pháp các bạn có thể tham khảo như:
Kết hợp mật ong, chanh và đường kính:
Dưới sự kết hợp của mật ong giúp dưỡng ẩm, chống viêm, Chanh giúp giảm các vết thâm do viêm nang để lại và đường kính giúp tẩy chế bào chết, trẻ hóa da. Sự kết hợp hoàn hảo này sẽ giúp bạn chữa trị bệnh hiệu quả và mang đến cho bạn một làn da trắng, khỏe không có di chứng của viêm nang lông.
Chữa trị viêm nang lông bằng tinh dầu dừa:
Bôi trực tiếp dầu dừa vào những vùng bị viêm nang lông hàng ngày. Mỗi ngày chỉ cần dùng một lần, massage nhẹ nhàng trong vòng 15 phút là đã có thể phát huy được tác dung của dầu dừa. Ngoài ra các bạn có thể trộn 4 - 5 muỗng nước cốt chanh cùng với nó. Trong quá trình tắm hãy dùng vỏ chanh đã vắt thấm vào hỗn hợp này, bôi lên vùng bệnh và massage nhẹ nhàng, sau đó tắm lại bằng nước ấm.
Tác dụng của chanh và dầu dừa giúp kháng khuẩn, chống lại sự phát triển của vi khuẩn, nấm,... ngăn chặn sự hình thành và phát triển các tác nhân bên trong nang lông. Không chỉ vậy, hai loại này còn giúp dưỡng ẩm da, đẹp da, chống để lại vết thâm một cách hiệu quả.
Thường xuyên sử dụng dầu dừa để giúp chữa viêm nang lông hiệu quả
Bên cạnh đó để có thể chữa trị viêm nang lông hiệu quả hơn các bạn cần phần kết hợp với một số điều sau:
-
Giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, tắm gội bằng nước ấm để đẩy lùi các tác nhân gây bệnh.
-
Thiết lập các chế độ ăn có khoa học, ăn những thức ăn chứa nhiều vitamin, tươi mát.
-
Không tự ý cạo, nặng các hạt mụn mủ,...
-
Không mặc quần áo quá chật, và hạn chế mặc chung quần áo.
-
Không dùng nhíp nhổ lông, triệt lông đúng cách, hạn chế sử dụng những loại kem triệt lông bán tràn lan trên thị trường.
Trên đây là những cách chữa viêm nang lông hiệu quả mà các bạn có thể tham khảo. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn nhanh chóng đẩy lùi bệnh viêm nang lông, lấy được được làn da mịn màng, trắng khỏe để có thể tự tin hơn trong cuộc sống hàng ngày.