Trên cơ thể, da là môi trường sống lý tưởng của nhiều loài vi khuẩn, hay nấm, ký sinh trùng. Khi da bị tổn thương, vi khuẩn sẽ có những điều kiện thuận lợi để xâm nhập và gây ra nhiễm trùng da. Hãy cùng MEDLATEC liệt kê một số bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn thường gặp trong bài viết sau đây.
10/12/2022 | Lựa chọn thuốc trị thâm mụn bôi ngoài da hiệu quả 11/10/2020 | Viêm da cơ địa - bệnh lý ngoài da bạn không nên coi thường
1. Sơ bộ về bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn
Nhiễm trùng da do vi khuẩn là tình trạng bệnh lý xảy ra tương đối phổ biến. Chúng có thể phân thành: nhiễm trùng da và mô mềm cùng với nhiễm trùng da cấp tính và nhiễm trùng cấu trúc da.
Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh là do tụ cầu (staphylococcus) và liên cầu (streptococcus). Khi các loại vi khuẩn này tấn công vào da sẽ gây hại và làm ảnh hưởng tới da cũng như những cấu trúc liên quan.
Người bệnh nếu gặp phải tình trạng nhiễm trùng da do vi khuẩn cần thực hiện việc điều trị để không tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào các tầng tế bào sâu trong da. Thậm chí, xâm nhập vào máu làm nhiễm trùng các cơ quan khác gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.
Nhiễm trùng da do vi khuẩn cần điều trị bằng sử dụng thuốc
2. Một số bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn thường gặp
Sau đây là một số bệnh nhiễm trùng da vi khuẩn thường gặp bạn nên biết.
2.1. Viêm mô tế bào
Trong các bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn, viêm mô tế bào là một bệnh hay gặp gây ra bởi vi khuẩn tụ cầu hoặc liên cầu nhóm A. Bên cạnh đó, các yếu tố khác như vệ sinh da kém, sinh hoạt trong điều kiện môi trường đông đúc, có sự tiếp xúc da với bề mặt đã bị nhiễm khuẩn hoặc với người bệnh,... cũng sẽ làm nguy cơ bị lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh tăng lên.
Người bệnh đối diện với bệnh lý này thường sẽ xuất hiện triệu chứng là bỗng nhiên bị sưng đỏ, đau ở vị trí một vùng da trên cơ thể và có thể kèm theo bóng nước phồng rộp nổi trên bề mặt vùng da đó. Trạng thái da bình thường cũng có thể bị vi khuẩn tấn công; còn khi da bị tổn thương, sẽ dễ bị bệnh hơn.
Về việc điều trị, người bệnh sẽ được sử dụng kháng sinh từ 5 - 10 ngày hoặc 14 ngày đối với các trường hợp nặng.
Viêm mô tế bào là một bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn hay gặp
Đây là bệnh xảy ra trước sự tấn công của vi khuẩn vào các lỗ chân lông trên da ở người bệnh. Viêm nang lông khá phổ biến với các vị trí vùng da trên cơ thể thường là ở lưng, chân, cánh tay, mông,... Tuy không nguy hiểm, bệnh có thể gây ra cảm giác đau, ngứa, khó chịu, và tác động đến mặt thẩm mỹ. Trường hợp nặng, có thể để lại sẹo khi lông bị rụng.
Dấu hiệu của bệnh là khi có sự xuất hiện của nhiều nốt đỏ trên da; các nốt này có thể có mủ, lông mọc ngay giữa chúng và lan rộng ra khi có sự tiến triển. Với tình trạng nhiễm trùng da này, người bệnh nên dùng thuốc mỡ kháng sinh để kiểm soát bệnh và nếu nhẹ sẽ lành sau thời gian từ khoảng 1 - 2 tuần.
Viêm nang lông làm mất thẩm mỹ, gây đau ngứa, khó chịu
Ngoài ra, còn có viêm nang lông do tắm bồn nước nóng với tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Pseudomonas Aeruginosa. Đây là một dạng đặc biệt khác của bệnh lý này.
Thủ phạm chính dẫn đến bệnh viêm quầng là vi khuẩn liên cầu nhóm A. Bệnh lý này có thể xuất hiện ở đối tượng cả người lớn và cả trẻ em với các tổn thương sâu đến lớp hạ bì của da.
Về triệu chứng, bệnh viêm quầng có thể làm da của người bệnh bị phồng rộp, đỏ, sưng, nóng bừng. Các biểu hiện của bệnh giống với viêm mô tế bào, nhưng nó tác động đến nhiều lớp cấu trúc da khác nhau trên cơ thể. Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm quầng.
2.4. Chốc lở
Đây là bệnh lý xuất hiện do sự tấn công của cầu khuẩn Streptococcus hoặc Staphylococcus. Trẻ nhỏ là đối tượng phổ biến gặp phải bệnh chốc lở và khi các bé có sự tiếp xúc với nhau ở nhà trẻ, trường học, bệnh sẽ thuận lợi lây lan.
Khi bị bệnh chốc lở, người bệnh sẽ thấy các vết loét đỏ có đầy dịch lỏng xuất hiện quanh các vị trí là ở vùng miệng, mũi. Qua giai đoạn viêm nhiễm, chúng sẽ bị vỡ ra, chảy dịch và lớp vỏ bọc ngoài da có màu vàng nâu được tạo ra. Trường hợp không được sớm thực hiện việc điều trị, bệnh nhân sẽ phải đối diện tình trạng nhiễm trùng nặng, nghiêm trọng hơn là nhiễm trùng huyết.
Với bệnh lý này, người bệnh sẽ được bác sĩ cho dùng một loại thuốc mỡ hoặc kem kháng sinh bôi trực tiếp lên vùng da bị vi khuẩn tấn công.
Chốc lở gây ra vết loét đỏ có đầy dịch lỏng ở vùng mũi
2.5. Ung nhọt
Ung nhọt là bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn chủ yếu do vi khuẩn Staphylococcus gây ra. Bệnh này xảy ra sâu bên trong da, gây viêm, mủ tích tụ thành các khối lớn.
Kích thước của ung nhọt vào khoảng một hạt đậu nhỏ cho đến một cây nấm cỡ vừa. Khi kích thước của nó càng lớn đồng nghĩa tình trạng nhiễm trùng càng nặng. Để xử lý ung nhọt, cần dẫn lưu dịch mủ, vệ sinh sát khuẩn sạch sẽ.
2.6. Nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin
Đây là bệnh do vi khuẩn tụ cầu vàng gây ra. Nó là một loại vi khuẩn sở hữu khả năng kháng một số loại thuốc kháng sinh và có thể dễ dàng lây qua tiếp xúc da.
Người bệnh thường có sự xuất hiện nhiều cục da màu u đỏ như nhọt trên da, đồng thời sẽ có các triệu chứng như bị sốt, ớn lạnh, khó thở, mệt mỏi,… Trong trường hợp không thực hiện điều trị, sẽ dẫn đến nhiễm trùng xương, khớp, đường máu, van tim, phổi khi vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong cơ thể.
2.7. Hậu bối
Tác nhân gây bệnh hậu bối là vi khuẩn staphylococcus, thường tấn công vào các vùng da hay ẩm ướt như ở vị trí là mũi, miệng, đùi, nách,... Bệnh này làm xuất hiện các khối u có kích thước từ một hạt đậu lăng tới một cây nấm trung bình với đầy mủ. Khi chạm vào chúng, sẽ có thể gây nên cảm giác đau.
Để điều trị, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định dùng những loại kháng sinh dạng uống hoặc dạng bôi. Đi kèm với đó, cũng thực hiện việc vệ sinh, tắm rửa hàng ngày với các loại xà phòng, sữa tắm diệt khuẩn.
Như vậy, bạn đọc đã được tìm hiểu một số bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn được nêu ra trong bài viết này. Với các trường hợp có nhu cầu thăm khám và điều trị các bệnh lý về da, có thể đến trực tiếp Chuyên khoa Da liễu của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Tại đây, bạn sẽ được các bác sĩ thực hiện chẩn đoán bệnh và đưa ra phương pháp điều trị tối ưu.
Quý khách hãy nhấc máy lên vào gọi đến hotline của MEDLATEC theo số: 1900 56 56 56 để được các tổng đài viên tư vấn chi tiết và đặt lịch khám sớm.