Những nguyên nhân nào gây bệnh chàm da? Phương pháp điều trị bệnh ra sao? | Medlatec

Những nguyên nhân nào gây bệnh chàm da? Phương pháp điều trị bệnh ra sao?

Bệnh chàm da còn được gọi là bệnh eczema. Đây là căn bệnh mạn tính, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị bệnh nhất vì hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì và phải làm sao để điều trị bệnh hiệu quả?


04/05/2022 | Phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh chàm da eczema hiệu quả nhất
05/08/2021 | Các yếu tố nguy cơ gây bệnh chàm và những loại chàm thường gặp
21/05/2021 | Bệnh chàm có lây không và những điều bạn cần biết

1. Những dạng chàm da thường gặp

Bệnh chàm không lây nhiễm từ người này sang người khác nhưng bệnh có tính di truyền, đứa trẻ được sinh ra trong gia đình có ông bà, bố mẹ mắc bệnh chàm cũng có nguy cơ cao bị bệnh. Bên cạnh đó, nếu không biết cách phòng tránh và điều trị kịp thời, vùng da bị bệnh cũng có thể lây lan ra vùng da khỏe mạnh trên cơ thể người bệnh.  

Chàm da thường gặp ở trẻ em

Chàm da thường gặp ở trẻ em

Dưới đây là một số dạng chàm da phổ biến nhất: 

  • Viêm da dị ứng

Bệnh có thể gây ra một số triệu chứng như tình trạng phát ban ở nếp gấp khuỷu tay, đầu gối, má và da đầu. Khi người bệnh gãi những nốt phát ban này có thể vỡ ra và gây rỉ chất lỏng. Vùng da bị bệnh thường khô và dày hơn những vùng da khác, màu da có thể sáng hoặc tối hơn bình thường.

  • Chàm tiếp xúc

Thường xảy ra do người bệnh tiếp xúc với chất gây kích thích như xà phòng, nước hoa,... Một số triệu chứng điển hình của bệnh là da đỏ, ngứa giống như bị châm chích, nổi mề đay hoặc những mụn nước đóng vảy trên da. 

  •  Chàm tay

Những tổn thương chỉ xuất hiện ở vùng da tay với một số biểu hiện như da tay bị ngứa, đỏ, khô, xuất hiện những vết nứt hoặc mụn nước trên da. 

Chàm da gây ngứa ngáy, khó chịu

Chàm da gây ngứa ngáy, khó chịu

  • Chàm thể đồng tiền

Dạng chàm da này thường do phản ứng quá miễn của da đối với hóa chất, kim loại hoặc do côn trùng cắn. Khi bị chàm thể đồng tiền, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng sau: Những tổn thương trên da có dạng hình đồng xu hay các đốm tròn gây ngứa kéo dài. 

  • Chàm tổ đỉa

Nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này là do da bị dị ứng với một số chất kích, môi trường độ ẩm cao, rối loạn miễn dịch da. Bệnh nhân bị chàm tổ đỉa sẽ gặp phải một số triệu chứng như sau: Mụn nước trên bàn tay và bàn chân gây ngứa và đau, vùng da bị bệnh thường khô ráp và dễ bị bong tróc, co giãn, gây mất thẩm mỹ.

2. Những nguyên nhân phổ biến gây bệnh chàm da

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây bệnh chàm da. Tuy nhiên, cơ chế gây bệnh được nhiều nhà khoa học công nhận đó là sự phản ứng quá mức của hệ miễn dịch khi bị các chất gây kích ứng tác động. 

Ở những người khỏe mạnh, hệ miễn dịch chỉ tấn công virus, vi khuẩn, hay một số tác nhân khác xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên, ở người mắc bệnh chàm, hệ miễn dịch bị rối loạn nên không thể phân biệt được protein trong cơ thể và protein lạ. Chính vì thế, dẫn đến tình trạng tấn công cả tế bào cơ thể và gây bệnh. 

Dưới đây là một số yếu tố gây bệnh chàm da phổ biến nhất:

- Bệnh hen suyễn và sốt cỏ khô: Những người mắc bệnh hen suyễn và sốt cỏ khô thường mắc bệnh chàm, nhất là những đối tượng mắc bệnh dưới 30 tuổi. 

- Tiền sử gia đình: Bệnh chàm có yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có người bị bệnh chẳng hạn như bố mẹ hoặc anh chị em, thì trẻ sẽ có nguy cơ bị bệnh cao hơn những trẻ khác. 

Bên cạnh đó, một số yếu tố gây kích hoạt bệnh có thể kể đến như yếu tố như: 

- Thời tiết thay đổi đột ngột như độ ẩm thấp đột ngột, chuyển từ lạnh sang nóng sẽ khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi và gây ra bệnh chàm. 

- Phấn hoa. 

- Bụi bẩn.

- Do cơ thể đổ nhiều mồ hôi: Những trường hợp này nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ có thể dẫn tới bội nhiễm gây tổn thương da nghiêm trọng. 

- Sợi vải từ quần áo, đồ gia dụng có thể là tác nhân gây kích ứng bệnh chàm da,…

- Hóa chất gia dụng chẳng hạn như các loại chất tẩy rửa, xà phòng, các loại kem bôi, các loại nước hoa cũng là những tác nhân gây bệnh. 

Các loại chất tẩy rửa, xà phòng có thể làm kích thích triệu chứng bệnh

Các loại chất tẩy rửa, xà phòng có thể làm kích thích triệu chứng bệnh

 - Sự căng thẳng: Khi bạn căng thẳng sẽ tác động đến nội tiết tố và là một trong những nguyên nhân gây kích thích các triệu chứng của bệnh chàm. 

- Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, sữa, hay một số món ăn chế biến sẵn,… có thể là nguyên nhân gây kích thích bệnh chàm và làm cho những biểu hiện của bệnh thêm nghiêm trọng hơn. 

3. Phương pháp điều trị chàm da

Chàm da là bệnh mạn tính nên rất khó để điều trị triệt để. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên quá lo lắng, bằng một số biện pháp đơn giản, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh. Cụ thể là: 

- Người bệnh nên duy trì một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học. 

- Thường xuyên vận động, tập luyện mỗi ngày để tăng cường sức để kháng, giúp cơ thể có khả năng chống lại nhiều loại bệnh tật. 

Người bệnh nên duy trì một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học

Người bệnh nên duy trì một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học

- Không nên mặc những bộ đồ quá chật, tránh những chất liệu vải len và vải sợi tổng hợp và nên lựa chọn chất liệu cotton có đặc tính thấm hút tốt. Bên cạnh đó, khi mua quần áo, bạn cũng nên lựa chọn chất liệu co giãn và cần giặt trước khi mặc và sử dụng loại nước giặt dịu nhẹ để tránh gây kích ứng da. 

- Hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại. 

- Giảm thiểu căng thẳng, suy nghĩ tích cực hơn. 

Nếu thấy có dấu hiệu nghi ngờ bệnh chàm da, bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán, điều trị kịp thời và ngăn chặn nguy cơ lây lan sang những vùng da khỏe mạnh trên cơ thể. 

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ y tế uy tín thăm khám và chẩn đoán các bệnh lý về da, trong đó bao gồm bệnh chàm. Bệnh viện là nơi quy tụ các chuyên gia Da liễu đầu ngành và được đầu tư hệ thống máy móc khám chữa bệnh hiện đại. Thông tin chi tiết, quý khách liên hệ đến Hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn chi tiết hơn.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Cần làm gì khi bị bỏng nước sôi?

Bỏng nước sôi không hiếm gặp trong đời sống hàng ngày. Nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vậy cần phải xử lý khi bị bỏng nước sôi như thế nào, hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Ngày 23/06/2023

Cách trị mụn nhọt hiệu quả và dễ thực hiện

Mụn có thể xuất hiện tại nhiều vùng da trên cơ thể, đặc biệt là trên da mặt khiến bạn cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mụn và gợi ý về cách trị mụn nhọt hiệu quả, đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà.
Ngày 23/06/2023

Cách cải thiện mề đay mạn tính

Nổi mề đay là tình trạng thường gặp, thông thường sẽ biến mất trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu nổi mề đay trong thời gian dài thì khả năng cao là mề đay mạn tính. Tình trạng này khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy làm thế nào để cải thiện, hãy cùng MEDLATEC tham khảo bài viết sau.
Ngày 23/06/2023

Móng tay có sọc dọc cảnh báo điều gì?

Một dấu hiệu bất thường mà nhiều người gặp phải là móng tay có sọc dọc. Mặc dù đây chỉ là một biểu hiện nhỏ nhưng bạn không nên lơ là, bởi nó có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang gặp vấn đề sức khỏe. Vậy cụ thể tình trạng này cho thấy điều gì, hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu qua bài viết sau.
Ngày 23/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp