Bệnh chàm sữa là gì? Những điều quan trọng cha mẹ nên biết | Medlatec

Bệnh chàm sữa là gì? Những điều quan trọng cha mẹ nên biết

Chàm sữa hay gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và các bé dưới 2 tuổi. Thực chất chàm sữa là gì, bệnh có gây nguy hiểm cho con hay không? Cách điều trị ra sao để không gây nguy hiểm cho con? Thắc mắc của phụ huynh xoay quanh vấn đề bệnh chàm sữa sẽ được giải đáp trong bài viết ngay sau đây.


17/05/2021 | Giúp cha mẹ tháo gỡ băn khoăn làm gì khi trẻ sơ sinh bị bệnh chàm sữa
13/05/2021 | Chỉ điểm chính xác dấu hiệu bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh

1. Giải thích bệnh lý chàm sữa là gì? 

Chàm sữa còn được biết đến với tên gọi là lác sữa, là tình trạng viêm da mãn tính, không lây, do cơ địa dị ứng của trẻ hoặc do di truyền, thường thấy ở trẻ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi. Chàm sữa tuy rằng không nguy hiểm nhưng bệnh có nguy cơ tái phát nhiều lần, nếu không điều trị đúng cách có thể gây nhiễm khuẩn da hoặc thậm chí để lại các vết sẹo mất thẩm mỹ. 

Chàm sữa thường xuất hiện ở hai má của trẻ và lan dần ra vùng chân, tay sau đó là toàn cơ thể

Chàm sữa thường xuất hiện ở hai má của trẻ và lan dần ra vùng chân, tay sau đó là toàn cơ thể

Ban đầu, vùng da tổn thương với những mụn nước màu đỏ hồng, có chứa dịch, gây ngứa. Khi mụn vỡ sẽ tiết ra dịch, có lớp vảy và bị bong tróc. 

2. Nguyên nhân gây ra hiện tượng chàm sữa là gì?

Nguyên nhân gây ra chàm sữa là gì, đến nay vẫn chưa có đơn vị y khoa nào xác định được chính xác về căn nguyên của bệnh. Theo đó, bệnh có thể đến từ cơ địa hoặc trẻ bị dị ứng từ bên ngoài. Cụ thể những yếu tố chính dẫn đến chàm sữa ở trẻ em: 

  • Cơ thể của con dễ bị kích ứng, dị ứng; 

  • Cha mẹ có tiền sử về các bệnh lý như hen suyễn, da dễ bị dị ứng, nổi mề đay, dị ứng với khí hậu, thời tiết,... khiến cho trẻ dễ có nguy cơ bị chàm hơn những trẻ khác;

  • Những tác nhân từ môi trường xung quanh có thể làm trẻ dị ứng như lông mèo, lông chó, nấm mốc, ký sinh trùng, vi khuẩn, bụi bẩn có trong gối, chăn, đệm,...

  • Những hóa chất mà cha mẹ thường dùng cho trẻ có thể gây kích ứng da ở trẻ như từ sữa tắm, dầu gội đầu, bột giặt,...

  • Yếu tố về sự thay đổi khí hậu, thời tiết cũng là tác nhân gây ra chàm sữa ở trẻ;

  • Trẻ bị rối loạn đường tiêu hóa, ngoài ra cách cha mẹ cho con uống sữa sai cách cũng là một nguyên nhân gây nên hiện tượng chàm sữa;

  • Trẻ bị khô da vì cha mẹ thường tắm rửa quá nhiều lần hay quá lâu cho con;

Trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn do virus gây nên

Trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn do virus gây nên

3. Dấu hiệu chính để nhận biết hiện tượng chàm sữa là gì?

Cha mẹ nhận biết sớm việc trẻ bị chàm sữa giúp có phương án chữa trị thích hợp. Đồng thời chăm sóc cho con đúng cách để tránh nguy cơ tái lặp bệnh chàm sữa và gây nên bệnh chàm thể tạng. Vậy dấu hiệu của bệnh chàm sữa là gì, mời bạn cùng theo dõi một số dấu hiệu nhận biết sau đây: 

  • Xuất hiện trên hai má hoặc tay chân của bé những nốt mụn đỏ rồi chuyển sang những mụn nước nhỏ li ti. Nốt mụn này có thể khiến da bị nứt, đóng vảy và bong tróc lớp vảy; 

  • Cha mẹ chỉ cần chạm nhẹ vào vùng da bị chàm sữa của con cũng có thể cảm nhận được sự thô ráp và những lớp vảy nhỏ li ti, da căng khô. Tình trạng da căng khô và mẩn đỏ trên mặt và các vùng da khác của trẻ như là: mu bàn tay, cổ tay, sau đầu gối, khuỷu tay, mắt cá chân;

Trẻ bị chàm sữa xuất hiện thêm các dấu hiệu về dị ứng của bệnh lý viêm mũi hoặc hen suyễn

Trẻ bị chàm sữa xuất hiện thêm các dấu hiệu về dị ứng của bệnh lý viêm mũi hoặc hen suyễn

  • Trẻ bị chàm sữa thường có biểu hiện khó ngủ, ngủ không ngon, bú kém, quấy khóc thường xuyên;

  • Những nốt chàm sữa làm cho trẻ có cảm giác ngứa ngáy. Vì vậy, trẻ hay bị bứt rứt và gãi liên tục vào vết chàm sữa. Tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ làm những vết chàm sữa chảy máu, thậm chí có thể bị nhiễm trùng. Điều này sẽ gây khó khăn trong quá trình điều trị và để lại sẹo sau này nếu cha mẹ không cho trẻ thăm khám kịp thời;

4. Biện pháp điều trị khi trẻ bị chàm sữa là gì?

Cách điều trị khi trẻ bị chàm sữa là gì là điều mà các bậc phụ huynh chắc chắn rất sốt sắng, lo lắng tìm cách chữa trị. Bệnh chàm sữa có khả năng tái phát cao do dị ứng trong cách ăn uống hoặc thời tiết. Mục đích trong việc điều trị chàm sữa đó là bình thường hóa làn da của trẻ. Đồng thời ngăn chặn bệnh kéo dài để phòng tránh bệnh tái phát vì sẽ gặp khó khăn khi điều trị.

Cha mẹ nên chăm sóc cho con với những sản phẩm giúp cải thiện làn da. Bên cạnh đó, phụ huynh cần làm theo những chỉ định của bác sĩ về sản phẩm chăm sóc da hay thuốc bôi với liều lượng thích hợp. Cha mẹ lưu ý tuyệt đối không tự ý mua thuốc bên ngoài hay học theo các bài thuốc dân gian vì sẽ khiến chàm sữa của trẻ nặng thêm.

5. Cách phòng ngừa cho trẻ đối với bệnh chàm sữa là gì? 

Việc phòng tránh bệnh chàm sữa là gì cũng là điều mà các bậc phụ huynh quan tâm. Theo đó, biện pháp phòng ngừa chàm sữa dựa trên các yếu tố sau:

  • Dinh dưỡng: Trẻ sơ sinh cần được duy trì nguồn sữa mẹ lâu nhất có thể. Mẹ chỉ nên cho con ăn dặm khi trẻ được 6 tháng tuổi trở đi. Ngoài ra, mẹ cần tránh cho bé ăn những thực phẩm dễ dị ứng như hải sản, trứng, đồ lên men, lạc,...

  • Vệ sinh làn da cho trẻ: Cha mẹ cần tránh cho con tắm quá lâu với sữa tắm hoặc xà phòng. Bên cạnh đó, phụ huynh nên tắm cho bé với nước ấm để giúp giảm tình trạng gây ngứa do chàm sữa gây nên. Đồng thời trẻ sẽ gãi nhiều lần dễ làm da nhiễm khuẩn.

  • Không gian xung quanh: Cha mẹ không nên thay đổi nhiệt độ phòng đột ngột. Chú ý việc vệ sinh nhà cửa, nhất là chỗ ngủ của con. Ngoài ra, cha mẹ cần hạn chế để trẻ tiếp xúc cùng với chó, mèo.

Nơi ở của bé cần thoáng khí và có độ ẩm cần thiết

Nơi ở của bé cần thoáng khí và có độ ẩm cần thiết

6. Thực phẩm cần kiêng khi trẻ bị chàm sữa là gì?

Nếu trẻ vẫn trong giai đoạn bú sữa mẹ thì mẹ cần hạn chế ăn những thực phẩm sau để không làm ảnh hưởng đến nguồn sữa:

  • Thực phẩm tanh: Tôm, cá, cua, tảo vì đây là những thực phẩm dễ kích ứng miễn dịch cao hay còn được gọi là dị ứng. Trẻ khi bú sữa mẹ cũng sẽ kích hoạt chuỗi dị ứng khi mẹ ăn các thực phẩm trên;

  • Chất béo: Đồ chiên rán, thịt mỡ,... dễ làm cho khởi phát cơ địa dị ứng và trẻ bị chàm sữa dễ sinh thêm các nốt mụn chàm;

  • Chất cay và tê: Chanh, tiêu, ớt,... dễ gây ngứa ngáy và kích thích tuyến mồ hôi dẫn đến trẻ bị chàm sữa ngày một nặng hơn. Mẹ chỉ cần ăn một lượng gia vị có độ cay sẽ khiến sữa mẹ trở nên nóng và ảnh hưởng không tốt cho con.

Chàm sữa là một bệnh lý thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi để lại những triệu chứng đáng lo ngại cho con. Cha mẹ cần gặp trực tiếp bác sĩ để được tư vấn hướng chăm sóc, xử lý khi phát hiện con bị chàm sữa của con. Để được bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn về bệnh chàm sữa là gì hoặc sức khỏe của trẻ, cha mẹ hãy gọi đến hotline của chúng tôi: 1900 56 56 56.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Cần làm gì khi bị bỏng nước sôi?

Bỏng nước sôi không hiếm gặp trong đời sống hàng ngày. Nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vậy cần phải xử lý khi bị bỏng nước sôi như thế nào, hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Ngày 23/06/2023

Cách trị mụn nhọt hiệu quả và dễ thực hiện

Mụn có thể xuất hiện tại nhiều vùng da trên cơ thể, đặc biệt là trên da mặt khiến bạn cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mụn và gợi ý về cách trị mụn nhọt hiệu quả, đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà.
Ngày 23/06/2023

Cách cải thiện mề đay mạn tính

Nổi mề đay là tình trạng thường gặp, thông thường sẽ biến mất trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu nổi mề đay trong thời gian dài thì khả năng cao là mề đay mạn tính. Tình trạng này khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy làm thế nào để cải thiện, hãy cùng MEDLATEC tham khảo bài viết sau.
Ngày 23/06/2023

Móng tay có sọc dọc cảnh báo điều gì?

Một dấu hiệu bất thường mà nhiều người gặp phải là móng tay có sọc dọc. Mặc dù đây chỉ là một biểu hiện nhỏ nhưng bạn không nên lơ là, bởi nó có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang gặp vấn đề sức khỏe. Vậy cụ thể tình trạng này cho thấy điều gì, hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu qua bài viết sau.
Ngày 23/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp