Ra máu khi mang thai khiến nhiều mẹ bầu lo lắng, tuy nhiên không phải trường hợp nào đây cũng là dấu hiệu nguy hiểm, báo sảy thai. Có đến 20% thai phụ bị ra máu trong thai kỳ tại một vài thời điểm nhất định, thường là 12 tuần thai đầu tiên. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng này? Thai phụ chảy máu có thể có thai kỳ khỏe mạnh hay không?
24/08/2020 | Ưu đãi Gói tiêm chủng dành cho phụ nữ chuẩn bị mang thai tại MEDLATEC 19/08/2020 | Cần làm gì để hạn chế máu nhiễm mỡ khi mang thai hiệu quả? 15/08/2020 | Đi tìm lời giải cho hiện tượng khó thở khi mang thai
1. Vì sao mẹ bị ra máu khi mang thai?
Mẹ bầu bị ra máu trong 12 tuần đầu của thai kỳ không phải là hiếm gặp, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu máu ra ít, kéo dài khoảng vài giờ cho tới vài ngày, không kèm theo triệu chứng chuột rút, đau quặn bụng dưới thì đây không phải là dấu hiệu nguy hiểm.
ra máu khi mang thai thường khiến mẹ bầu lo lắng
Có nhiều nguyên nhân gây ra chảy máu âm đạo khi mang thai như:
1.1. Ra máu báo thai
Đây là hiện tượng báo hiệu mang thai sớm nhất mà mẹ bầu có thể dễ dàng nhận biết. Nguyên nhân gây chảy máu báo thai là do khi trứng đã được thụ tinh tiến tới làm tổ và phát triển trên niêm mạc tử cung, gây tổn thương chảy máu. Ra máu báo thai thường diễn ra khá sớm, khoảng từ tuần thai thứ 10 - 12.
Đặc điểm của máu báo thai là ra lượng ít, thường chỉ vài giọt kéo dài trong vài giờ. Máu có màu đỏ tươi hoặc đỏ thâm, không có mùi hôi hoặc dịch nhờn, cục máu đông như máu kinh nguyệt.
Không phải thai phụ nào cũng ra máu báo thai, nếu có thì đây là dấu hiệu hoàn toàn bình thường mẹ bầu không nên quá lo lắng nhé.
1.2. Báo hiệu hiện tượng sảy thai
Việc ra máu trong thời kỳ mang thai số số lượng nhiều, kèm theo đó là các dấu hiệu như đau quặn bụng,... thì có thể là dấu hiệu của hiện tượng sảy thai, thai chết lưu, thai ngoài tử cung.
Lúc này, thai phụ cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nhất.
Quan hệ tình dục mạnh có thể gây tổn thương cổ tử cung, dẫn tới chảy máu âm đạo
1.3. Quan hệ tình dục không đúng cách
Trong những tuần đầu của thai kỳ, nhiều mẹ bầu chưa nhận biết dấu hiệu thay đổi của cơ thể nên chưa biết mình mang thai, vì thế vẫn quan hệ tình dục bình thường. Thai phụ vẫn có thể quan hệ tình dục với các tư thế an toàn, tuy nhiên cần cẩn thận tránh cổ tử cung bị kích thích, vỡ mạch máu nhỏ vùng xương chậu gây chảy máu.
Hãy cùng thảo luận với người bạn đời về vấn đề này để có thể đảm bảo an toàn và sự phát triển tốt hơn cho thai nhi mẹ nhé.
1.4. Nhiễm trùng
Trong thời gian mang thai, cơ thể mẹ có nhiều thay đổi, trong đó hoạt động của tuyến nội tiết tăng thường gây mất cân bằng độ pH trong âm đạo. Các loại nấm, vi khuẩn cũng dễ phát triển và gây viêm nhiễm âm đạo, viêm nhiễm tử cung hoặc các bệnh lý nhiễm trùng qua đường tình dục khác. Tình trạng này có thể gây kích thích, làm tổn thương cổ tử cung và hậu quả là tình trạng chảy máu âm đạo.
Nếu dấu hiệu ra máu âm đạo cùng các triệu chứng bất thường như: tiết dịch hôi, có màu bất thường, ngứa hoặc đau rát vùng kín thì mẹ bầu cần sớm tới thăm khám bác sĩ để được kiểm tra cụ thể.
Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh lý phụ khoa cao hơn
1.5. Tác động từ kỹ thuật thăm khám thai
Nhiều trường hợp khi khám thai¸ bác sĩ cần dùng thiết bị hoặc dùng tay đưa vào trong âm đạo kiểm tra. Thai phụ thường có cảm giác lo sợ, lo lắng khiến tử cung co thắt, khiến cho quá trình thực hiện kiểm tra bị ảnh hưởng, có thể gây chảy máu âm đạo.
Các trường hợp ra máu khi mang thai trên thường khá ít, không gây đau đớn, mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng. Tuy nhiên nếu chảy máu đi kèm đau bụng, chuột rút thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sảy thai, tụ máu màng đệm, thai ngoài tử cung, bong nhau thai,… Mẹ cần sớm đi thăm khám sản khoa để được can thiệp kịp thời, tránh gây ra sảy thai, sinh non hoặc đứt nhau thai.
2. Làm gì khi bị ra máu khi mang thai?
Ra máu khi mang thai có thể là tình trạng lành tính, song cũng có thể là dấu hiệu thông báo những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì thế mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được kiểm tra cụ thể, siêu âm xác định nguyên nhân và thực hiện những lưu ý sau:
Ra máu khi mang thai kèm đau quặn bụng là dấu hiệu nguy hiểm
2.1. Theo dõi mức độ và tần suất ra máu
Kể từ khi xuất hiện tình trạng chảy máu âm đạo, thai phụ cần theo dõi cẩn thận cả về tần số xuất hiện, lượng máu chảy lẫn đặc điểm máu chảy. Nếu máu chảy nhanh, nhiều, liên tục kèm theo các triệu chứng đau bụng, chuột rút,… thì cần tới bệnh viện ngay lập tức. Nếu máu chảy ít, nhỏ giọt và chỉ xuất hiện một vài lần, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe thì hãy yên tâm, đây thường là dấu hiệu lành tính.
2.2. Nghỉ ngơi nhiều hơn
Những tháng đầu của thai kỳ là thời kỳ vô cùng nhạy cảm với sự phát triển và cả tính mạng của thai nhi, vì thế mẹ bầu nên hạn chế hoạt động thể chất nếu có thể, nhất là hoạt động chân. Ngoài ra cũng lưu ý không làm việc quá sức, ngồi hoặc đứng lâu một từ thế, mang vác vật nặng.
2.3. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Do thay đổi nội tiết tố, vùng kín của thai phụ có nguy cơ bị viêm nhiễm, mắc bệnh phụ khoa cao hơn, nhất là khi bị ra máu thai kỳ. Vì thế cần lưu ý vệ sinh sạch sẽ, an toàn bằng dung dịch vệ sinh vùng kín chuyên dùng, nước muối có độ pH phù hợp. Lưu ý không thụt rửa quá sâu dễ gây viêm nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi.
Thai phụ cần vệ sinh vùng kín đúng cách khi bị chảy máu trong thai kỳ
Nếu ra máu khi mang thai không thuyên giảm, mẹ bầu không được tự ý chữa trị, uống thuốc điều trị tại nhà mà cần đi kiểm tra, chẩn đoán. Bác sĩ có thể thực hiện kiểm tra âm đạo, siêu âm, xét nghiệm máu và nước tiểu,… để tìm ra nguyên nhân và biện pháp giải quyết tình trạng này tốt nhất.
Ngoài ra, các chuyên gia Y tế khuyên rằng, thai phụ nên thực hiện kiểm tra sức khỏe, siêu âm thai định kỳ để sàng lọc bệnh lý, can thiệp sớm nếu có bất thường về sức khỏe của mẹ lẫn thai nhi.
Nếu chưa tìm được địa chỉ tin cậy, hãy tham khảo Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - một trong những địa chỉ khám chữa bệnh uy tín tại Việt Nam. MEDLATEC sở hữu đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, nhiệt tình cùng hệ thống trang thiết bị, phòng khám hiện đại sẽ giúp mẹ bầu được chăm sóc sức khỏe toàn diện nhất, thai nhi được khỏe mạnh và phát triển tốt nhất.
Liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn thêm về các dịch vụ thăm khám và chăm sóc sức khỏe thai kỳ ngay hôm nay.