Đau nhức xương khớp có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh, giảm khả năng vận động và ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh. Dưới đây là một số gợi ý về cách điều trị đau nhức xương khớp ngay tại nhà và vẫn đảm bảo mang lại hiệu quả tích cực.
27/10/2021 | Vì sao nhiều người bị đau nhức xương khớp giao mùa? 23/03/2021 | Đau nhức xương khớp - dấu hiệu cảnh báo của các bệnh lý nguy hiểm 03/09/2020 | Căn bệnh đau nhức xương khớp ở người cao tuổi
1. Đau nhức xương khớp là do đâu?
Rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng đau nhức xương khớp. Cần điều trị theo nguyên nhân gây bệnh mới có thể đạt được hiệu quả tốt nhất và hầu hết các phương pháp điều trị đều cần thực hiện trong một thời gian dài.
Đau nhức xương khớp khiến người bệnh khó khăn khi vận động, sinh hoạt
Các nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này có thể kể đến
Đối tượng có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp là những người từ 40 tuổi trở lên. Biểu hiện điển hình là hiện tượng đau nhức khớp thường xuyên, đi lại, vận động khó khăn. Khớp gối, khớp bàn tay, cột sống lưng, cổ, khớp cổ chân,… là những vị trí dễ bị thoái hóa nhất.
Không chỉ gây đau mà tình trạng nhiễm trùng khớp còn dẫn tới nhiều biến chứng khôn lường.
Một số chấn thương thường gặp dẫn đến đau nhức xương khớp như:
+ Sai khớp: Lao động sai tư thế, tập luyện không đúng cách, vận động viên thể thao tập sai kỹ thuật,… có thể dẫn đến sai khớp, trật khớp và gây ra đau khớp. Tình trạng này có thể tái phát nhiều lần, thậm chí có thể dẫn tới những tổn thương vĩnh viễn nếu không được khắc phục kịp thời.
+ Gãy xương: Do tai nạn trong sinh hoạt, lao động hoặc tai nạn giao thông. Gãy xương có thể gây ra chảy máu, co kéo cơ, đau nhức khớp nghiêm trọng.
+ Tổn thương dây chằng: Khi bị đứt một phần hoặc đứt hoàn toàn dây chằng, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức và hạn chế khả năng vận động.
Người cao tuổi là nhóm đối tượng dễ bị đau nhức xương khớp
Bệnh có thể xảy ra ở cả hai giới nhưng thường gặp ở những trường hợp sau tuổi mãn kinh ở nữ và tuổi trung niên ở nam giới. Ngoài những cơn đau nhức xương khớp, bệnh còn có thể gây ra tình trạng sưng khớp, nóng và đỏ khớp. Những cơn đau khớp do bệnh Gout thường rất dữ dội.
+ Viêm khớp dạng thấp: Những cơn đau nhức do bệnh viêm khớp dạng thấp thường xảy ra khi thay đổi thời tiết, nhất là khi trời chuyển lạnh. Người bệnh thường bị đau nhức và đơ cứng khớp, nhất là ở cổ tay và bàn tay.
+ Lupus ban đỏ: Không chỉ gây đau khớp, căn bệnh này còn tác động đến nhiều cơ quan trong cơ thể và gây ra một số triệu chứng khác như rụng tóc, gầy yếu, sốt nhẹ,…
+ Viêm cột sống dính khớp: Là căn bệnh mạn tính, thường gây ra những cơn đau nhức ở khớp cùng chậu, khớp háng và ở cột sống.
+ Thiếu vitamin D và canxi cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới mỏi và đau nhức khớp.
+Phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh sẽ có rất nhiều thay đổi trong cơ thể. Ngoài những biểu hiện như rối loạn giấc ngủ, bốc hỏa, ra mồ hôi ban đêm, chị em cũng thường xuyên bị đau mỏi khớp.
2. Gợi ý những phương pháp điều trị đau nhức xương khớp
Dưới đây là một số phương pháp điều trị đau nhức xương khớp, bạn có thể tham khảo:
- Tập luyện: Lựa chọn môn thể thao phù hợp và luyện tập hàng ngày sẽ giúp bạn có một hệ cơ xương khớp dẻo dai, khỏe mạnh. Tuy nhiên, cần lựa chọn những bài tập phù hợp. Bệnh nhân nên tham khảo bác sĩ về việc lựa chọn những bài tập phù hợp để tránh tối đa nguy cơ chấn thương.
Làm việc đúng tư thế để giảm đau nhức xương khớp
- Sinh hoạt và làm việc theo đúng tư thế:
+ Khi ngồi làm việc, bạn nên ngồi trên những loại ghế có lưng tựa, không nên vắt chéo chân,… Lựa chọn loại ghế có độ cao tương ứng với độ cao của bàn và độ cao của màn hình máy tính.
+ Không nên giữ nguyên một tư thế trong một thời gian quá lâu, cần thường xuyên thay đổi tư thế. Nếu công việc của bạn đòi hỏi ngồi làm việc trong nhiều giờ thì nên đứng dậy đi lại, sau mỗi giờ làm việc.
+ Tư thế ngủ: Không nên nằm sấp chỉ nên nằm ngửa hoặc nằm nghiêng khi ngủ. Thường xuyên thay đổi tư thế trong thời gian ngủ. Nên sử dụng gối có độ cao phù hợp và đảm bảo mềm mại, đồng thời cũng nên chú ý đến độ đàn hồi của đệm để hệ thống xương khớp của bạn có điều kiện nghỉ ngơi tốt nhất.
+ Bên cạnh đó, người bị đau nhức xương khớp cũng nên duy trì thói quen ngủ đủ giấc. Ngủ 7 đến 8 tiếng sẽ giúp bạn duy trì chức năng và cải thiện sức khỏe xương khớp.
- Liệu pháp lạnh: Có tác dụng rất tốt trong việc giảm đau nhức do viêm khớp và giảm sưng khớp. Hơn nữa, cách thực hiện cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy túi lạnh chườm lên vùng bị sưng đau trong khoảng 15 phút. Mỗi ngày chỉ thực hiện khoảng 3 lần. Phương pháp này chỉ sử dụng trong những đợt viêm cấp hoặc đợt cấp tính của bệnh.
Chườm lạnh là biện pháp giảm đau và sưng rất dễ áp dụng và có thể hiệu quả nhanh
- Chườm ấm: Phương pháp này tăng lưu thông máu, có hiệu quả tích cực với những bệnh nhân bị đau nhức xương khớp do bệnh lý, thời tiết và do các vấn đề về tuổi tác. Nên thực hiện chườm ấm khoảng 15 phút/lần và mỗi ngày có thể áp dụng thực hiện 4 lần. Phương pháp này chỉ áp dụng đối với các trường hợp mạn tính, không chườm ấm trong các đợt cấp của bệnh. .
- Chế độ dinh dưỡng: Duy trì một chế độ ăn lành mạnh, khoa học cũng là một phương pháp điều trị đau nhức xương khớp rất hiệu quả. Một số chất dinh dưỡng trong thực phẩm có khả năng giảm đau, giảm viêm, ngăn ngừa thoái hóa khớp.
+ Một số thực phẩm nên bổ sung như các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa (các loại trái cây, rau củ,…), thực phẩm chứa nhiều omega-3 (các loại cá), thực phẩm giàu canxi(trứng, sữa,..), thực phẩm giàu vitamin D, vitamin C,…
+ Cần hạn chế ăn một số loại thực phẩm như các loại đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm chứa nhiều chất béo, dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, thực phẩm có chứa nhiều chất bảo quản.
Trên đây là một số gợi ý về phương pháp điều trị đau nhức xương khớp. Nếu có nhu cầu kiểm tra sức khỏe xương khớp, mời bạn liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo đường dây nóng 1900 56 56 56. MEDLATEC là địa chỉ y tế đáng tin cây, là nơi quy tụ các chuyên gia Cơ Xương khớp đầu ngành như PGS.TS Nguyễn Mai Hồng, nguyên Trưởng khoa Cơ Xương khớp bệnh viện Bạch Mai, chuyên gia Cơ xương khớp tại MEDLATEC và nhiều Tiến sĩ, Thạc sĩ,... có chuyên môn cao và tận tâm với người bệnh.