Phẫu thuật tim thành công giúp cho chất lượng cuộc sống và sức khỏe người bệnh được cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên, thời gian chăm sóc sau đó có ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả phẫu thuật, quá trình hồi phục và nguy cơ tái phát của bệnh. Vì thế, nắm rõ và tuân thủ lưu ý cho bệnh nhân sau phẫu thuật tim là vấn đề không nên bỏ qua.
01/12/2021 | Góc giải đáp: tập Thể dục nhịp tim bao nhiêu là an toàn? 08/11/2021 | Chỉ số đo huyết áp và nhịp tim ở người cao tuổi thay đổi ra sao? 18/09/2021 | Hướng dẫn chế độ ăn uống lành mạnh cho một trái tim khỏe mạnh
1. Phẫu thuật tim là như thế nào
Phẫu thuật tim giúp cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho người bệnh
Phẫu thuật tim là phương pháp mổ tim để điều trị dành cho những trường hợp gặp biến chứng do bệnh tim gây ra, sửa chữa tim bẩm sinh, ghép tim và những bệnh lý ở van tim. Sau phẫu thuật, thời gian hồi phục ở từng bệnh nhân sẽ có sự khác nhau bởi nó phụ thuộc vào các yếu tố: biến chứng sau mổ, tình trạng sức khỏe trước mổ và hình thức phẫu thuật.
2. Những lưu ý cho bệnh nhân sau phẫu thuật tim
2.2. Các biểu hiện bình thường và bất thường
- Biểu hiện bình thường
Những biểu hiện sau được xem là bình thường và dễ gặp sau phẫu thuật tim:
+ Phải mất vài tuần mới có cảm giác ngon miệng.
+ Sau mổ 1 - 2 tuần có thể sẽ cảm thấy buồn nôn khi ngửi thấy mùi thức ăn.
+ Sưng chân trong khoảng vài tuần, dễ gặp nhất là ở những người đã có sẵn vết mổ ở chân.
+ Giấc ngủ ngắn hoặc khó ngủ, dễ bị thức giấc vào khoảng 2 - 3 giờ sáng mà không thể ngủ lại.
+ Táo bón vì việc sử dụng thuốc giảm đau.
+ Tâm lý bất ổn, dễ lo lắng.
+ Trên đỉnh vết mổ có thể xuất hiện cục nhỏ hoặc khối rắn chắc.
+ Cảm thấy như có tiếng click ở trong ngực. Âm thanh này thường kéo dài khoảng 2 tuần.
+ Căng và đau ở cơ vai, liên bả dưới hai vai khoảng vài tuần.
- Biểu hiện bất thường
Lưu ý cho bệnh nhân sau phẫu thuật tim cần đến gặp bác sĩ ngay khi có các biểu hiện sau:
+ Bị sốt trên 38.5 độ C.
+ Ngực bị đau thắt như trước khi mổ.
+ Tăng 0.9 - 1.3kg trong vòng 2 ngày sau phẫu thuật.
+ Vùng xung quanh mắt cá chân bị phù.
+ Vết khâu có mủ, dịch màu đỏ.
Rối loạn nhịp tim là hiện tượng dễ gặp sau phẫu thuật tim
+ Quanh vết mổ có hiện tượng đau, sưng phù, đỏ, toác hoặc hở.
+ Mạch và nhịp tim không đều, có xu hướng nhanh.
+ Nhịp tim bị rối loạn.
+ Bỗng nhiên có các vết bầm dập, thâm tím trên da mà không rõ nguyên nhân.
+ Bị thở nông, thở nhanh ngay cả khi đang dừng làm việc hoặc đang nghỉ ngơi.
+ Thường xuyên bị nôn hoặc có cảm giác buồn nôn.
+ Ngất, choáng váng, hoa mắt, đau đầu, chóng mặt.
+ Đại tiện phân đen hoặc tiểu tiện có lẫn máu.
+ Mệt mỏi quá mức hoặc ra quá nhiều mồ hôi.
2.2. Cách chăm sóc sau phẫu thuật
- Đối với vết mổ
Những lưu ý cho bệnh nhân sau phẫu thuật tim đối với khâu chăm sóc vết mổ là rất quan trọng bởi nếu sai cách có thể dẫn đến nhiễm trùng, nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng. Theo đó, bệnh nhân có thể tắm đều mỗi ngày hoặc cách nhật nhưng cần giữ cho vết mổ được khô ráo bằng cách dùng khăn mềm thấm khô vết mổ. Nếu thấy vết mổ xuất hiện dịch, tấy đỏ, sưng phồng hoặc vùng xương ức phát ra tiếng kêu giống như khi cử động khớp thì nên đến gặp bác sĩ kiểm tra.
- Biện pháp giảm đau
Thường thì sau khi xuất viện, bệnh nhân sẽ được bác sĩ kê thuốc giảm đau với liều lượng phù hợp để sử dụng. Trường hợp bệnh nhân cảm thấy đau đột ngột và gia tăng ở vết mổ gây ra hiện tượng mất ngủ, ăn kém thì nên sớm tái khám. Những bệnh nhân phẫu thuật bắc cầu mạch vành dùng tĩnh mạch cẳng chân làm cầu nối thì cần đi lại và vận động hết sức nhẹ nhàng, nên kê cao chân hơn phần đầu khi nằm nghỉ để giúp giảm bớt cơn đau.
Người bệnh nên trao đổi kỹ với bác sĩ để biết chính xác về lưu ý cho bệnh nhân sau phẫu thuật tim về vấn đề dinh dưỡng để sớm hồi phục tốt nhất
- Vấn đề vận động
Rất nhiều bệnh nhân nghĩ rằng sau khi mổ tim không nên vận động. Đây là một quan niệm không đúng, thay vào đó, lưu ý cho bệnh nhân sau phẫu thuật tim là mỗi ngày nên đi bộ với khoảng cách và vận tốc tăng dần phù hợp với sức. Bệnh nhân cũng có thể leo cầu thang nhưng cần chậm và tốt nhất nên vừa leo vừa nghỉ ngơi.
Sau phẫu thuật tim, bệnh nhân cũng không nên đứng yên một chỗ trên 15 phút, không được mang vác hay đẩy kéo vật nặng trên 5kg. Khoảng 4 - 6 tuần sau phẫu thuật, người bệnh có thể lái xe bình thường nhưng tuyệt đối không được đẩy hay dắt xe.
- Vấn đề dinh dưỡng
Để vết mổ mau lành thì yếu tố dinh dưỡng hậu phẫu đóng vai trò rất quan trọng. Tùy vào từng trường hợp bệnh nhân mà bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể về thực phẩm cần kiêng. Ngoài ra, người nhà cần lưu ý cho bệnh nhân sau phẫu thuật tim về vấn đề dinh dưỡng là nên ăn nhạt, tránh mỡ và da.
Các loại sữa ít béo, cá, thịt nạc nên ưu tiên đưa vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho bệnh nhân. Mặt khác, người bệnh cũng cần chú ý tăng cường bổ sung hoa quả tươi, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt để giảm thiểu nguy cơ táo bón.
Bệnh nhân bị suy tim có thể sẽ có triệu chứng nặng hơn nếu gặp tình trạng tăng cân nhanh sau phẫu thuật. Ngược lại, sức khỏe của họ cũng hồi phục khó hơn khi bị sụt cân. Vì thế, tốt nhất bệnh nhân nên trao đổi kỹ với bác sĩ để biết cân nặng lý tưởng mà mình nên duy trì.
- Vấn đề về tâm lý
Vài tuần sau phẫu thuật tim, nhiều bệnh nhân có dấu hiệu trầm cảm. Để hạn chế tình trạng này, người bệnh nên tham gia hoạt động cộng đồng, tập thể dục, mặc đồ đẹp mỗi ngày, nghe nhạc, làm việc mình thích,... Nếu đã thực hiện những biện pháp này mà vẫn bị trầm cảm thì cần gặp bác sĩ tâm lý thăm khám để có tìm ra hướng khắc phục.
- Giấc ngủ
Như đã nói về lưu ý cho bệnh nhân sau phẫu thuật tim ở trên, người bệnh có thể sẽ bị khó ngủ nhưng sau vài tháng, hiện tượng này sẽ chấm dứt. Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, người bệnh không nên dùng chất kích thích, socola, không ngủ nhiều vào ban ngày. Thay vào đó, hãy xoa bóp vai gáy, đọc sách, nghe nhạc trước khi ngủ để thư giãn tinh thần.
- Đời sống tình dục
Hoạt động tình dục có thể diễn ra nhưng tốt nhất là vào thời điểm 8 tuần sau phẫu thuật vì lúc này xương ức đã liền. Tuy nhiên, chỉ nên quan hệ tình dục sau khi ăn no khoảng 3 giờ và có trạng thái tâm lý thật thoải mái.
Tuân thủ những lưu ý cho bệnh nhân sau phẫu thuật tim trên đây sẽ giúp cho quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn rất nhiều. Nếu cần tư vấn chi tiết hơn cho từng trường hợp cụ thể, bạn đọc có thể liên hệ qua Tổng đài 1900 56 56 56 để có được những gợi ý chính xác từ chuyên gia tim mạch của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.