Những kiến thức về bệnh quai bị bạn không nên bỏ qua | Medlatec

Những kiến thức về bệnh quai bị bạn không nên bỏ qua

Quai bị là một căn bệnh truyền nhiễm phổ biến. Bệnh nếu không được điều trị đúng cách sẽ để lại nhiều biến chứng nặng nề. Vậy quai bị là bệnh gì, phải xử lý ra sao khi mắc bệnh? Bài viết sau đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn về chứng bệnh này.


29/02/2020 | Quai bị - Bệnh "khắc tinh" ở bé trai, mẹ "nghiêm túc" đọc thông tin này
18/02/2020 | Tất tần tật mọi thông tin cần nhớ về bệnh Quai bị
17/02/2020 | Muốn xét nghiệm quai bị tại nhà, nên chọn địa chỉ nào?

1. Bệnh Quai bị là gì?

Quai bị còn có tên gọi dân gian là bệnh má chàm bàm. Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, có biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất là viêm tuyến nước bọt mang tai không hóa mủ. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh còn để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm tuyến sinh dục, viêm tụy, viêm màng não,…

Thời gian bị bệnh tính từ khi cơ thể bị nhiễm virus có thể kéo dài từ 12 - 24 ngày. Bệnh xảy ra phổ biến nhất ở trẻ em từ 2 - 14 tuổi. Đối với trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt là dưới 1 tuổi thì rất hiếm khi bị quai bị, có thể do cơ thể trẻ vẫn có kháng thể tốt từ mẹ. Người đã bị bệnh thì ít khi bị lại lần hai.

2. Nguyên nhân nào gây ra bệnh?

Bệnh do một loại virus ARN, thuộc Rubulavirus trong họ Paramyxoviridae gây ra. Bệnh có thể lây truyền qua nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng khi người bị nhiễm virus hắt hơi, ho khạc, nói chuyện,... Đối tượng có khả năng lây bệnh nhiều nhất, là người bị nhiễm virus trong khoảng từ 2 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng đến 6 ngày sau khi triệu chứng biến mất.

quai bị

Bệnh lây từ người sang người qua dịch tiết khi hắt hơi, ho khạc,…

3. Triệu chứng thường gặp của người mắc bệnh

Khi trẻ em bị quai bị, triệu chứng xuất hiện đầu tiên là sốt. Sau đó, tuyến mang tai sưng to dần trong khoảng 3 ngày rồi giảm sưng dần trong khoảng 1 tuần. Sau khi tiếp xúc với virus quai bị khoảng 14 - 24 ngày, người bệnh có cảm giác khó chịu, ăn kém, sốt, đôi khi rét, đau họng và đau góc hàm. Ngoài ra bệnh còn có các triệu chứng thường gặp như sau:

  • Triệu chứng toàn thân thường gặp khi bị bệnh là sốt.

  • Đau đầu kèm theo đau hai bên má hoặc đau toàn bộ phần mặt.

  • Viêm họng, khi nhai nuốt thức ăn thì có cảm giác đau cảm giác đau, tuyến nước bọt hoặc tuyến mang tai sưng to khiến khuôn mặt bệnh nhân bị biến dạng. Dựa vào triệu chứng đặc trưng này để có thể nhận biết bệnh.

  • Cơ thể nhức mỏi toàn thân và cơ bị đau.

  • Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể bị đau tinh hoàn và sưng bìu.

quai bị

Má sưng to làm khuôn mặt bị biến dạng là triệu chứng đặc trưng của Bệnh quai bị

Để biết mình có bị bệnh hay không thì ngoài việc căn cứ vào những triệu chứng trên, bạn cần đến bác sĩ làm các xét nghiệm virus hoặc xét nghiệm kháng thể để có thể xác định một cách chắc chắn.

4. Những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi bị bệnh

Nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách thì bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng bạn có thể gặp phải khi bị bệnh đó là:

  • Ở nam giới thường có nguy cơ bị viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn, đặc biệt vấn đề đáng lo nhất là vô sinh.

  • Ở phụ nữ có thể gặp phải biến chứng viêm buồng trứng: Với các biểu hiện như: đau bụng, rong kinh, đối với phụ nữ mang thai thì có thể bị sảy thai, thai chết lưu trong ba tháng đầu của thai kỳ hoặc sinh non.

  •  Nhồi máu phổi. Tình trạng này xảy ra do huyết khối từ tĩnh mạch của tiền liệt tuyến.

  • Viêm tụy cấp.

  • Viêm màng não, viêm não.

  • Viêm cơ tim.

quai bị

Viêm tinh hoàn có thể dẫn đến vô sinh là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh

Người lớn mắc bệnh quai bị ít gặp nhưng thường dễ tiến triển nặng, để lại nhiều biến chứng nguy hiểm hơn so với trẻ nhỏ. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản mà còn đe dọa đến sức khỏe của bệnh nhân. Do đó để không phải gánh chịu những biến chứng này, người bệnh cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để có biện pháp điều trị đúng cách.

5. Điều trị quai bị như thế nào?

Khi phát hiện hoặc nghi ngờ mình bị nhiễm virus quai bị, bạn nên nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để thăm khám và có cách điều trị kịp thời, nhằm giảm thiểu các biến chứng có thể xảy ra.

Hiện nay, bệnh không có phương pháp điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng, nâng cao sức đề kháng cho bệnh nhân, đồng thời phòng ngừa biến chứng:

  • Dùng thuốc hạ sốt, giảm đau khi bị sốt cao hoặc bị đau ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt. Chỉ dùng thuốc kháng sinh trong trường hợp bị bội nhiễm vi khuẩn. Khi sử dụng thuốc phải tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

  • Uống nhiều nước, tốt nhất nên uống oresol để bù nước và điện giải.

  • Người bệnh nên nghỉ ngơi thoải mái và hạn chế vận động, tránh tiếp xúc với các đối tượng có nguy cơ bị lây bệnh cao như: trẻ em.

  • Ăn thức ăn mềm, dễ nuốt như cháo; hạn chế ăn đồ cay nóng, các loại thực phẩm cứng.

  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C vào chế độ ăn uống, để nâng cao sức đề kháng.

  • Kiêng ra gió nhằm hạn chế vùng quai bị bị sưng to và tiến triển nặng hơn.

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách, sạch sẽ.

  • Nếu bệnh tiến triển nặng hoặc có dấu hiệu viêm tinh hoàn hoặc viêm buồng trứng, thì người bệnh cần nhanh chóng đến ngay bệnh viện để được theo dõi và chữa trị, tránh các hậu quả đáng tiếc xảy ra.

6. Các biện pháp phòng ngừa bệnh quai bị

Để không bị nhiễm chứng bệnh này, bạn cần có thói quen sinh hoạt lành mạnh và thực hiện các biện pháp phòng ngừa như:

  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên súc miệng bằng nước muối hoặc các dung dịch kháng khuẩn khác.

  • Thông thoáng và làm sạch môi trường xung quanh.

  • Thường xuyên lau chùi vật dụng, đồ chơi của trẻ.

  • Đeo khẩu trang khi đến những nên đông người, đặc biệt là bệnh viện.

  • Không nên tiếp xúc gần, đặc biệt không ăn uống chung hoặc dùng chung đồ với người bệnh.

  • Tiêm phòng quai bị là biện pháp phòng bệnh tối ưu nhất. Hiện nay, vaccine được sử dụng là vaccine sống đã làm giảm độc lực, không còn khả năng gây bệnh.

quai bị

Đeo khẩu trang và tránh tiếp xúc với người bị quai bị

Vaccine phòng bệnh

Hiện nay, tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) và nhiều cơ sở y tế của các nước phát triển đều khuyến cáo, đưa vaccine quai bị phối hợp với vaccine sởi, rubella trong cùng một chế phẩm (MMR), để làm giảm số lần tiêm phòng. Vì vậy không chỉ trẻ em mà người lớn, đặc biệt là phụ nữ mang thai nên tiêm phòng quai bị để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

  • Người lớn chỉ tiêm một liều duy nhất 0.5 ml trên bắp tay.

  • Ở trẻ em thì tiêm hai mũi. Khi trẻ từ 12 - 18 tháng tuổi thì nên tiêm mũi thứ nhất. Mũi thứ hai được tiêm sau đó, khi trẻ ở độ tuổi từ 3 - 5 tuổi.

  • Phụ nữ trước khi mang thai cần xét nghiệm trước khi tiêm phòng vaccine quai bị và tránh mang thai sau tối thiểu 2 tháng tiêm vaccine.

  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng vắc xin quai bị.

quai bị

Tiêm phòng vắc xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh

Bệnh quai bị là chứng bệnh để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, khi nghi ngờ hoặc phát hiện mình đã bị virus quai bị tấn công, bạn nên tìm gặp bác sĩ để làm các xét nghiệm và có biện pháp điều trị kịp thời. Bạn cũng có thể chia sẻ đến người thân, bạn bè các thông tin về bệnh và cách phòng ngừa để hạn chế những điều đáng tiếc có thể xảy ra. Đặc biệt, hãy đến các cơ sở y tế thực hiện tiêm phòng vaccine đầy đủ để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và cho cả cộng đồng.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp