Hiện nay, vắc xin quai bị được nhiều quốc gia trên thế giới đưa vào chương trình tiêm chủng. Mũi tiêm này tiêm kết hợp với vắc xin sởi và Rubella có tên gọi là MMR. Vậy tại sao cần phải tiêm vắc xin quai bị? Tiêm phòng rồi liệu có bị bệnh nữa không?... Những thắc mắc này sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
30/10/2019 | 6 điều cần biết về vắc xin phòng quai bị 16/10/2019 | Lịch tiêm phòng vắc xin sởi quai bị rubella được khuyến cáo 11/10/2019 | Giải đáp thắc mắc vắc xin quai bị bao nhiêu tiền?
1. Tại sao cần phải tiêm vắc xin quai bị?
Quai bị là bệnh nhiễm trùng tuyến nước bọt mang tai cấp tính do virus gây nên, thường gặp ở trẻ từ 5 - 9 tuổi. Bệnh lây qua đường hô hấp và thường gây dịch vào thời điểm giao mùa đông - xuân. Người bệnh hắt hơi có thể làm virus phát tán, gây bệnh trực tiếp hoặc gián tiếp cho người khác. Biểu hiện ban đầu của bệnh quai bị là sốt nhẹ, nhức đầu, mệt mỏi, sau đó cơn sốt có thể tăng lên 39,5 - 40 độ. Vùng mang tai, gần tai của trẻ bắt đầu sưng lên và gây cảm giác đau đớn.
Hình ảnh trẻ bị bệnh quai bị
Bệnh quai bị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là đối với nam giới bởi khi virus gây bệnh quai bị lan xuống tinh hoàn sẽ gây ra viêm tinh hoàn. Biến chứng của viêm tinh hoàn do quai bị có thể khiến nam giới bị vô sinh.
Theo giới y khoa, bệnh quai bị hiện vẫn chưa thuốc điều trị đặc hiệu, lại dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm nên việc tiêm vắc xin quai bị được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và nhiều tổ chức y khoa hàng đầu khác trên thế giới khuyến cáo là cần thiết, đưa vào chương trình tiêm chủng để ngăn ngừa khả năng mắc bệnh. Tại Việt Nam, việc tiêm vắc xin quai bị đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ nhỏ. Vắc xin quai bị thường được tiêm kết hợp với sởi và rubella. Đây là vắc xin chứa virus sống nhưng đã bị làm suy yếu và không thể gây bệnh thực sự.
Vắc xin phòng bệnh quai bị - sởi - rubella
Theo chương trình tiêm chủng mở rộng của Bộ Y Tế, vắc xin quai bị nên tiêm cho trẻ trên 1 tuổi và tiêm mũi nhắc lại khi trẻ được 4 tuổi. Việc tiêm ngừa quai bị cho trẻ khi trẻ chưa đủ 12 tháng tuổi sẽ không mang lại hiệu quả lâu dài. Nếu tiêm dưới thời điểm 12 tháng thì trẻ cần được tiêm lại liều 2 để đảm bảo khả năng phòng bệnh tốt nhất.
Theo khuyến nghị, phụ nữ chuẩn bị mang thai cũng nên tiêm vắc xin quai bị. Tuy nhiên, trước khi tiêm cần phải được xét nghiệm huyết thanh kiểm tra kháng thể quai bị. Khi đã tiêm vắc xin này, phụ nữ cần tránh mang thai trong vòng ít nhất 3 tháng.
Ngoài việc cần chú ý đến thời điểm tiêm chủng, phụ huynh cần lưu ý phải sử dụng đủ liều, đủ lần tiêm thì cơ thể trẻ mới đủ khả năng miễn dịch về sau này. Việc tiêm chủng cần phải tuân theo lịch tiêm chủng và tham gia tiêm phòng đầy đủ đặc biệt là trẻ nhỏ và phụ nữ chuẩn bị mang thai.
Trẻ nhỏ và phụ nữ chuẩn bị mang thai nên được tiêm vắc xin phòng quai bị đầy đủ
3. Tác dụng phụ khi tiêm vắc xin quai bị
Một số phản ứng thường gặp sau khi tiêm vắc xin cho trẻ đó là: phát ban da, viêm họng, sốt, sưng hạch, đau nhức khớp, viêm khớp,... Một trong những điều ngại nhất chính là biến chứng tại chỗ nếu sử dụng vắc xin theo đường tiêm, có thể gây viêm, sưng đau vết tiêm.
Sốt cao cũng là phản ứng phụ gây khó chịu cho trẻ. Sốt do tiêm phòng quai bị có thể lên đến 39 độ C. Kèm theo sốt là hiện tượng đau mỏi khớp, ê ẩm người nổi ban đỏ khắp người hoặc chóng mặt kéo dài. Tuy đây là những phản ứng phụ hiếm xảy ra nhưng để đảm bảo an toàn, sau khi tiêm vắc xin cho trẻ, phụ huynh nên lưu lại cơ sở tiêm chủng để theo dõi phản ứng sau tiêm trong vòng 30 phút. Khi về nhà, phụ huynh cũng cần theo dõi sức khỏe của trẻ liên tục trong vòng 24h. Nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu bất thường như sốt cao, co giật, khóc thét, quấy khóc kéo dài, li bì, bỏ bú, khó thở hoặc tím tái, phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức.
Phát ban da là một tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin quai bị
4. Tiêm vắc xin quai bị rồi có bị quai bị nữa không?
Theo các bác sĩ, tiêm vắc xin quai bị kết hợp với sởi và Rubella sẽ có hiệu quả phòng bệnh khoảng 90 - 95%. Tuy nhiên, nếu mắc bệnh, người bệnh sẽ bị nhẹ hơn và thời gian mắc bệnh sẽ ngắn hơn do trong cơ thể đã có sẵn kháng thể phòng bệnh. Tức là, khi đã tiêm vắc xin, hệ miễn dịch của cơ thể đã nhận diện được virus quai bị và sẽ tạo ra kháng thể để tiêu diệt chúng. Khi cơ thể mắc bệnh, hệ miễn dịch của cơ thể đã sẵn sàng chiến đấu với tác nhân gây bệnh nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, hệ miễn dịch của mỗi người là khác nhau và tiêm vắc xin rồi có bị quai bị nữa hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: độ tuổi tiêm, thời điểm tiêm, loại vắc xin tiêm, chất lượng vắc xin, kỹ năng thực hành tiêm chủng và tình trạng sức khỏe của mỗi người.
Như vậy, tiêm vắc xin quai bị là quan trọng và cần thiết để tránh nguy cơ mắc phải các bệnh lý nguy hiểm. Nếu bạn là phụ nữ chuẩn bị mang thai, là nam giới chưa từng tiêm vắc xin hay có trẻ nhỏ chưa tiêm phòng quai bị thì hãy đến cơ sở y tế để tham khảo và tiến hành tiêm vắc xin phòng tránh bị bệnh quai bị càng sớm càng tốt.
Với hệ thống máy móc xét nghiệm hiện đại hàng đầu Việt Nam, tuân thủ quy định của Bộ Y tế về nguồn gốc xuất xứ các loại thuốc, quy trình bảo quản và tiêm chủng, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ đáng tin cậy, đáp ứng nhanh chóng, chính xác các xét nghiệm chẩn đoán trước khi tiêm, mang đến sự hài lòng cho khách hàng về chất lượng tiêm chủng cũng như chất lượng dịch vụ tốt nhất.