Kỹ thuật chụp CT ổ bụng ngày càng phổ biến, được nhiều cơ sở khám chữa bệnh áp dụng vì nhiều ưu điểm vượt trội. Tuy nhiên, nhiều người còn hoài nghi về phương pháp này cũng như kết quả mà nó mang lại. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về kỹ thuật chụp CT bụng cũng như những thông tin quan trọng cần biết trước khi chụp.
1. Hiểu thế nào về chụp CT ổ bụng?
Chụp CT ổ bụng còn gọi chụp cắt lớp ổ bụng, là một phương pháp được ứng dụng phổ biến trong y học và khoa học. Tiền thân của kỹ thuật này ban đầu được phát minh bởi nhà vật lý học Godfrey Hounsfield người Anh và bác sĩ Allan Cormack chỉ dành cho việc chụp sọ não, sau này được áp dụng hầu hết trên các bộ phận của cơ thể người trong đó có ổ bụng.
Phương pháp chụp CT hoạt động dựa trên việc sử dụng tia X quang đi qua khu vực cần chụp, cụ thể là ổ bụng của bệnh nhân, trong thời gian vài phút. Kết quả sẽ xuất hiện trên màn hình máy tính, đó là những hình ảnh 2 hoặc 3 chiều của mặt cắt ngang ổ bụng.
Chụp CT ổ bụng là một phương pháp tiên tiến được ứng dụng rộng rãi trong y học
Chụp CT ổ bụng giúp người bệnh phát hiện sớm những căn bệnh liên quan đến vùng bụng của mình về gan, thận, mật, buồng trứng,… trả lời cho một số nguyên nhân đau bụng. Cùng với đó, kết quả thu được sẽ hỗ trợ bác sĩ rất nhiều trong việc chẩn đoán và điều hướng quá trình trị xạ hay phẫu thuật của những người hiện đã mắc một số bệnh liên quan đến ổ bụng sao cho phù hợp nhất.
2. Chụp CT ổ bụng có an toàn không?
Chụp CT ổ bụng là phương pháp áp dụng những thành tựu của khoa học, mặc dù đem đến nhiều lợi ích dành cho ngành y tế, tuy nhiên nó vẫn được cảnh báo là có ảnh hưởng đến sức khỏe nếu lạm dụng quá nhiều.
Việc sử dụng tia X quang với một lượng bức xạ đi xuyên qua khu vực ổ bụng được cảnh báo là vô cùng nguy hiểm đối với một số đối tượng như mẹ bầu hay trẻ nhỏ. Mặc dù lượng tia X sử dụng trong việc chụp CT được cam kết ở mức cho phép nhưng nếu thường xuyên sử dụng thì hậu quả không thể lường trước được. Thậm chí nó còn là nguyên nhân sảy thai ở phụ nữ, hình thành các bệnh ung thư nguy hiểm.
Bởi vậy các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo, đối với mẹ bầu và trẻ em nếu không thật sự cần thiết thì không nên lựa chọn phương pháp này cho việc thăm khám lâm sàng.
Chụp CT ở trẻ cần đặc biệt chú ý đến chỉ dẫn của bác sĩ
Ngoài ra, vì phần lớn các kỹ thuật chụp CT bụng đều phải tiêm thuốc cản quang (một loại thuốc nhằm thấy rõ các mô bị tổn thương trong cơ thể) bởi vậy sẽ có một số trường hợp bị dị ứng với loại thuốc này, với những biểu hiện như mẩn ngứa, phát ban, buồn nôn, chóng mặt,… người bệnh cần phải quan sát biểu hiện để có những biện pháp phòng tránh kịp thời.
Giống như quá trình chụp CT ở các bộ phận khác, chụp CT ổ bụng thì người bệnh cũng cần thực hiện những bước cơ bản như sau:
3.1. Chuẩn bị trước khi chụp
-
Tháo bỏ khỏi cơ thể những vật dụng, trang sức bằng kim loại.
-
Trung thực khai báo tình trạng của bản thân: mang thai, một số bệnh liên quan đến tĩnh mạch, tiểu đường, các bệnh về thận, hen và dị ứng thuốc.
-
Ký vào giấy cam kết về việc tiêm thuốc cản quang trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng.
-
Nhịn ăn trước giờ tiêm thuốc cản quang từ 4 -6 tiếng, trước thời gian 2 giờ chụp người bệnh vẫn có thể uống nước như bình thường.
Hầu hết bệnh nhân chụp CT bụng đều phải tiêm thuốc cản quang
3.2. Trong quá trình chụp
-
Theo hướng dẫn của nhân viên kỹ thuật, bệnh nhân vào phòng chụp, nằm trên bàn chụp CT và thay đổi tư thế và thực hiện một số yêu cầu của người chụp.
-
Thời gian chụp thường chỉ khoảng 3 đến 4 phút. Nếu cần kéo dài thêm, nhân viên hướng dẫn sẽ nói cho bệnh nhân biết.
-
Trường hợp người bệnh tiêm thuốc cản quang thường có một số biểu hiện nóng rát ở một số bộ phận trên cơ thể, tuy nhiên hãy cố gắng nằm yên để kết quả chụp được tốt nhất.
3.3. Sau khi chụp CT
-
Trường hợp bệnh nhân không tiêm thuốc cản quang sẽ được phép hoạt động bình thường, còn đối với người bệnh phải tiêm thuốc cản quang cần phải theo dõi tình trạng sau đó theo chỉ dẫn của bác sĩ.
-
Nếu bệnh nhân gặp một số biểu hiện nôn mửa, khó thở, chóng mặt… sau khi chụp thì cần kịp thời báo cho bác sĩ ngay.
-
Trong khoảng thời gian từ 30 đến 60 phút, kết quả chụp CT sẽ được trả cho bệnh nhân.
-
Bác sĩ đọc và giải đáp một số thắc mắc sâu hơn nếu bệnh nhân yêu cầu về kết quả hình ảnh được đưa ra.
4. Nên chụp CT ổ bụng ở đâu tại Hà Nội
Hiện nay có rất nhiều địa chỉ chụp CT ổ bụng, đặc biệt tại thành phố lớn như Hà Nội cho người dân lựa chọn. Tuy nhiên không phải đơn vị thăm khám nào cũng đảm bảo chất lượng khi tiến hành kỹ thuật chụp CT. Chưa kể, giá thành của một lần chụp không hề rẻ. Vì thế, việc lựa chọn một địa chỉ uy tín để trao gửi sức khỏe của bạn là vô cùng quan trọng.
Ngoài các bệnh viện nhà nước lớn, thì bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những gợi ý không thể bỏ qua đối với nhu cầu chụp CT ổ bụng nói riêng và chụp CT nói chung.
Chúng tôi tự hào là bệnh viện tư nhân sở hữu hệ thống trang thiết bị tiên tiến, hiện đại đảm bảo cho quá trình chụp CT an toàn, và cho ra kết quả hiển thị tốt nhất. Đến với MEDLATEC, bệnh nhân sẽ được trải nghiệm dịch vụ tận tình, tận tâm từ đội ngũ kỹ thuật viên hướng dẫn giúp cho việc chụp CT trở nên đơn giản và nhanh chóng. Không phải chờ đợi, không phải xếp hàng, ngay trong ngày cuối tuần.
Sở hữu một đội ngũ y bác sĩ có kinh nghiệm lâu năm, đưa ra những nhận xét, chẩn đoán chính xác kịp thời với người bệnh chụp CT. Chắc chắn tại bệnh viện Đa khoa MEDLATEC bạn sẽ cảm thấy an tâm hơn khi tiến hành các kỹ thuật chụp CT.
Chụp CT ổ bụng cần thực hiện tại cơ sở y tế chuyên khoa
Hy vọng qua những thông tin được cung cấp về phương pháp chụp CT ổ bụng trên đây, bạn đọc sẽ hiểu hơn về phương pháp này cũng như có những định hướng cho mình khi lựa chọn một địa chỉ chụp CT uy tín.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, Quý vị có thể liên hệ với MEDLATEC để được tư vấn, hỗ trợ theo tổng đài 1900 56 56 56.