Nứt kẽ hậu môn là bệnh lý khiến người bệnh gặp khăn khi đi vệ sinh hàng ngày. Đặc biệt căn bệnh khó nói này còn khiến mọi người tự ti, e ngại không dám đi thăm khám. Vậy để hiểu rõ hơn những thông tin cần biết về căn bệnh này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của MEDLATEC.
11/03/2021 | Nhận biết dấu hiệu và phương pháp điều trị bệnh rò hậu môn 02/02/2021 | Phẫu thuật rò hậu môn - căn bệnh khó nói gây nhiều phiền toái 30/10/2020 | Nứt kẽ hậu môn: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị, phòng tránh
1. Tìm hiểu về nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn là bệnh lý khó nói nhưng lại rất phổ biến mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Bệnh tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại khiến người mắc khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là khi đi đại tiểu tiện.
Người bị bệnh này sẽ xuất hiện các vết rách ở niêm mạc hậu môn gây ra đau đớn. Đặc biệt người bệnh sẽ đau đớn và rát hậu môn hơn mỗi khi đi vệ sinh phân cứng hoặc đi tiểu.
Đối tượng mắc bệnh này thường là những người ở độ tuổi trung niên, người trẻ có tỷ lệ mắc thấp hơn.
Người bị nứt kẽ hậu môn sẽ rất khó chịu, đau đớn mỗi khi đi đại tiện
Dấu hiệu của bệnh
Nhiều người không biết thường nhầm lẫn bệnh này với trĩ. Một số triệu chứng điển hình của bệnh đó là khi đi đại tiện rất đau, thậm chí có những người đau cả ngày. Ngoài ra còn kèm theo máu đỏ tươi xuất hiện khi đi đại tiện.
Bệnh gây đau cho người bệnh, ngoài ra tâm lý sợ mỗi khi đi đại tiện sẽ càng khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Từ đó ảnh hưởng đến tinh thần của người bệnh như lo lắng, mất ngủ và cơ thể xanh xao.
Sau thời gian từ 1 - 1,5 tháng bệnh có thể tự khỏi. Tuy nhiên nếu kéo dài từ 2 tháng trở nên có thể sẽ khiến bệnh chuyển sang mãn tính, việc chữa trị khó khăn và hay tái phát.
Nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn
Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây nứt kẽ ở hậu môn thường là do người bệnh bị táo bón, khi đi đại tiện cố dặn phân cứng ra ngoài khiến lớp da bị rách. Tuy nhiên còn rất nhiều nguyên nhân khác gây ra bệnh lý này, có thể kế đến như:
Do vùng hậu môn trực tràng bị viêm nhiễm, do viêm xơ cơ thắt trong hậu môn, do chấn thương, yếu tố cơ địa, giang mai, lao hậu môn - trực tràng, HIV, ung thư hậu môn trực tràng, các bệnh liên quan đến viêm đại tràng,...
Táo bón được cho là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này
2. Những trường hợp có nguy cơ cao mắc bệnh
Là bệnh lý tương đối phổ biến, vì vậy ai cũng có thể mắc phải căn bệnh này. Tuy nhiên dưới đây là các đối tượng dễ mắc bệnh hơn:
-
Những người ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, ít ăn chất xơ và ít vận động.
-
Trẻ em và người lớn tuổi cũng dễ bị nứt kẽ hậu môn.
-
Người thường xuyên bị táo bón do đi đại tiện phân quá cứng, phải rặn nhiều.
-
Phụ nữ bị hậu sản thường có chế độ ăn uống kiêng khem nên cũng có nguy cơ các bị nứt kẽ ở hậu môn.
3. Một vài lưu ý để phòng bệnh
Nhiều người thường chủ quan trong ăn uống hàng ngày, và đây lại là nguyên nhân gây ra nứt kẽ hậu môn. Vì vậy để phòng tránh bệnh các bạn nên chú ý đến thói quen sinh hoạt, ăn uống hàng ngày.
-
Sau khi đi vệ sinh chú ý giữ sạch sẽ, thường xuyên rửa sạch bằng nước ấm và sử dụng giấy mềm.
-
Bổ sung tăng cường các loại rau của quả giàu vitamin và chất xơ cho cơ thể, đặc biệt là các loại có lợi cho hệ tiêu hóa.
-
Nếu bị các bệnh về tiêu hóa như táo bón, ỉa chảy thì bạn nên điều trị dứt điểm, tránh để bệnh tái phát.
-
Uống nhiều nước mỗi ngày cũng là cách giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh lý này.
-
Chịu khó luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh.
Khoai lang là loại của giàu chất xơ, rất tốt cho việc phòng bệnh nứt kẽ ở hậu môn
4. Những cách chữa nứt kẽ hậu môn
Bệnh này gây ra sự khó chịu, chính vì vậy làm sao để chữa trị nứt kẽ ở hậu môn là điều mà bất kể ai cũng muốn biết. Dưới đây là một số cách chữa bệnh hiệu quả chúng tôi chia sẻ cho các bạn:
Sử dụng thuốc điều trị
Nếu như mới bị nứt kẽ hậu môn bạn có thể sử dụng thuốc uống hoặc bôi để điều trị. Một số loại kem bôi bạn có thể sử dụng như Corticoid hoặc Nitroglycerin. Mục đích của việc bôi kem là giúp vùng da bị nứt không bị viêm và giúp vết thương mau lành.
Hoặc bạn cũng có thể sử dụng thuốc điều trị như Forlax hoặc Duphalac để giúp chống táo bón, nhuận tràng và làm phân mềm hơn, đi đại tiện dễ dàng.
Lưu ý là trong quá trình sử dụng phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và theo dõi chặt chẽ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về nhà và tự điều trị vì nó có thể gây ra những biến chứng, tác hại không mong muốn.
Sử dụng thuốc là một trong những cách chữa trị nứt kẽ hậu môn
Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật
Có những trường hợp bệnh nặng, sử dụng thuốc không hiệu quả thì cần có sự can thiệp để điều trị tận gốc.
-
Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT giúp điều trị tối ưu, hạn chế biến chứng, không đau đớn, ít chảy máu hơn so với phương pháp truyền thống.
-
Nong hậu môn được áp dụng với mục đích mở rộng hậu môn với những trường hợp bị chít hẹp hoặc hậu môn nhỏ. Tuy nhiên người bệnh có thể tái phát sau một thời gian.
-
Cắt cơ vòng hậu môn để tạo vết cắt trong lòng cơ vòng của người bệnh. Phương pháp này khá đau đớn và có nguy cơ nhiễm trùng phân cao nếu người thực hiện không có chuyên môn và tay nghề.
Nếu bạn đang gặp phải căn bệnh khó nói này và chưa tìm được địa chỉ uy tín để thực hiện thì hãy đến với Bệnh viện Đa Khoa MEDLATEC. Tại đây, bạn sẽ được các bác sĩ chuyên môn giỏi thăm khám, xác định tình trạng và tư vấn, đưa ra hướng điều trị hiệu quả, phù hợp.
Các bác sĩ ở MEDLATEC đã có kinh nghiệm lâu năm, được đào tạo bài bản, giúp hạn chế tối đa sự đau đớn cho người bệnh. Quy trình phẫu thuật nhanh chóng nhờ thiết bị, máy móc hiện đại.
Để được tư vấn về điều trị nứt kẽ hậu môn, bạn hãy gọi tới số hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC. Nhân viên của chúng tôi sẽ nhanh chóng tư vấn, giải đáp nhiệt tình dù bạn ở đâu, bất cứ lúc nào.