Tuy không quá phổ biến nhưng bệnh viêm manh tràng lại dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho đường tiêu hóa và tổng trạng sức khỏe. Vậy manh tràng là gì và bệnh viêm manh tràng có thể được nhận biết, điều trị bằng cách nào, bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
28/10/2022 | Co thắt đại tràng: Nguyên nhân, dấu hiệu, biến chứng và cách ngăn ngừa 25/10/2022 | Hướng dẫn uống thuốc xổ để nội soi đại tràng đúng cách 04/10/2022 | Viêm đại tràng mạn tính là gì? Chữa trị như thế nào?
1. Manh tràng là gì?
Manh tràng (van hồi) là một trong những bộ phận cấu tạo nên đại tràng, nằm ở ngã ba giữa ruột già với ruột non. Đây là đoạn ngắn nhất với chiều dài khoảng 6cm và nối liền với phần hồi tràng của ruột non. Manh tràng có vai trò:
Vị trí của manh tràng trong toàn bộ đại tràng
- Ngăn cản sự trào ngược của chất có trong ruột non tới ruột già và ngược lại.
- Lưu trữ tạm thời thức ăn, hấp thụ nước và đào thải những chất có hại.
- Vi sinh vật có trong manh tràng làm biến đổi các chất đơn giản ở ruột thành chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như vitamin B, K,…
2. Bệnh viêm manh tràng, những vấn đề cần lưu ý
2.1. Triệu chứng lâm sàng bệnh viêm manh tràng
Chức năng của manh tràng suy yếu theo thời gian nên dễ bị vi khuẩn tấn công và gây ra viêm nhiễm. Viêm manh tràng là bệnh lý viêm màng đường tiêu hóa có các triệu chứng điển hình sau:
- Đau bụng âm ỉ hoặc quặn thắt ở hố chậu phải, sau khi đi ngoài xong cơn đau sẽ giảm.
- Rối loạn đại tiện với đặc trưng là đi đại tiện nhiều lần trong ngày, nhất là sau khi dùng thực phẩm kích thích như đồ tanh, cay, bia rượu,... Người bệnh sẽ mệt mỏi vì đi ngoài nhiều, khi đi ngoài xong sẽ thấy bụng dễ chịu hơn.
- Tính chất phân bị rối loạn theo chiều hướng có lẫn nhầy, sùi bọt, lỏng và nát,...
Ngoài những triệu chứng này thì người bệnh cũng có thể bị đầy hơi, bụng sôi ọc ạch, chướng bụng,... Triệu chứng ở từng người cũng sẽ khác nhau tùy theo ngưỡng chịu đau cũng như mức độ tổn thương.
Điều cần lưu ý là, các triệu chứng viêm manh tràng rất dễ nhầm với các bệnh lý đường tiêu hóa nên tốt nhất, khi xuất hiện triệu chứng nghi ngờ người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và chẩn đoán.
2.2. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm manh tràng
2. Nguyên nhân gây viêm manh tràng
- Chế độ ăn uống bất hợp lý: dùng thực phẩm thiếu vệ sinh, thực phẩm sống hoặc chứa nhiều vi khuẩn gây hại,... nên khi vào cơ thể chúng làm niêm mạc tổn thương và viêm manh tràng.
Vi khuẩn Escherichia coli - một trong các tác nhân gây ra bệnh viêm manh tràng
- Sự có mặt của các loại vi khuẩn ở ruột non và ruột già: Escherichia coli, Enterobacter aerogenes, Bacteroides fragilis,… là những vi khuẩn hay gây viêm nhiễm đường tiêu hóa, làm tổn thương niêm mạc và viêm đại tràng.
- Bệnh lý: bị viêm đại tràng có nguy cơ cao đối với bệnh viêm manh tràng.
- Yếu tố di truyền: tiền sử gia đình có người bị bệnh viêm đại tràng thường có nguy cơ bị viêm manh tràng cao hơn bình thường.
2.3. Chẩn đoán và điều trị viêm manh tràng
2.3.1. Chẩn đoán
Để chẩn đoán viêm manh tràng, bác sĩ thường chỉ định thực hiện một số biện pháp:
- Nội soi: dùng ống nhỏ có gắn camera và đèn đưa qua hậu môn để vào đại tràng và đi đến manh tràng. Hình ảnh do camera thu được sẽ giúp bác sĩ phát hiện vết viêm loét và vị trí tổn thương (nếu có).
- Chụp X-quang: trước khi chụp người bệnh cần nhịn ăn 8 giờ sau đó thực hiện biện pháp thụt tháo để làm sạch ruột rồi được bác sĩ bơm chất quang tan trong nước đi vào đường hậu môn để thu được hình ảnh rõ ràng. Phương pháp này hiện ít được sử dụng vì tốn thời gian và nguy cơ tai biến.
- Siêu âm ổ bụng: bác sĩ có thể đánh giá viêm manh tràng qua bờm mỡ của bộ phận này vì người bị bệnh thường có bờm mỡ phù nề và sưng viêm xung quanh.
- Chụp CT-Scanner và chụp MRI ổ bụng: cho hình ảnh khảo sát rõ ràng về manh tràng, giúp bác sĩ đánh giá được độ giãn, loét, vị trí thủng (nếu có).
Nội soi đại tràng giúp chẩn đoán bệnh viêm manh tràng
- Xét nghiệm phân tìm ký sinh trùng hoặc máu ẩn: kiểm tra và đánh giá được đoạn ruột có khả năng mắc bệnh, tìm sự có mặt của ký sinh trùng gợi ý bệnh lý kèm theo.
2.3.2. Điều trị
Viêm manh tràng là bệnh lý cần được điều trị sớm để tăng hiệu quả chữa khỏi và tránh nguy cơ biến chứng gây thiếu máu, trầm cảm, giảm trí nhớ, tắc ruột, thủng ruột, ung thư đại tràng,...
Đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị viêm manh tràng, vì thế, các biện pháp điều trị viêm manh tràng phổ biến là:
- Điều trị nội khoa:
Phương pháp này được thực hiện nhằm kiểm soát các triệu chứng viêm manh tràng. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ kê một số loại thuốc để đạt được mục đích này như: thuốc kháng sinh, thuốc điều trị tiêu chảy, thuốc chống viêm,...
- Điều trị ngoại khoa
Bệnh nhân thường được áp dụng phương pháp điều trị ngoại khoa khi đã dùng thuốc nhưng không mang lại hiệu quả và gặp các biến chứng nghiêm trọng như đã nói tới ở trên. Theo đó, bác sĩ sẽ tiến hành mổ hở hoặc mổ nội soi để loại bỏ phần manh tràng bị viêm.
Các yếu tố sẽ được cân nhắc cho việc điều trị ngoại khoa gồm:
+ Bệnh nhân dù đã được điều chỉnh rối loạn đông máu nhưng vẫn có tình trạng xuất huyết kéo dài, tiểu cầu giảm, bạch cầu trung tính giảm.
+ Có không khí tự do ở trong khoang phúc mạc, có dấu hiệu bị thủng ruột.
+ Có kèm theo chỉ định phẫu thuật khác.
Dù điều trị viêm manh tràng theo phương pháp nào người bệnh cũng cần thực hiện chế độ nghỉ ngơi và ăn uống lành mạnh thì mới đạt được hiệu quả trị bệnh cao nhất.
Thăm khám và tầm soát định kỳ ung thư đại tràng là giải pháp tốt nhất để phát hiện sớm bệnh viêm manh tràng. Muốn thực hiện việc này, quý khách hàng có thể đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC khám cùng chuyên gia đầu ngành hoặc đặt trước lịch khám qua hotline 1900 56 56 56. Bệnh viện trực thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC nên sở hữu Trung tâm Xét nghiệm tiêu chuẩn quốc tế và Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh được trang bị đầy đủ mọi thiết bị y khoa hiện đại nhất, đảm bảo quý khách sẽ có được kết quả chẩn đoán bệnh trong thời gian ngắn và có thể hoàn toàn yên tâm về tính chính xác của kết quả kiểm tra được thực hiện tại bệnh viện.