Ngày nay, số lượng bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Mặc dù căn bệnh này không đe dọa trực tiếp đến tính mạng, song chúng ta không thể chủ quan, thờ ơ. Về lâu về dài, có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh. Do đó, chúng ta nên có những hiểu biết cơ bản về bệnh lý này và biết cách chăm sóc bản thân tốt.
21/04/2020 | Cấy dịch khớp giúp hỗ trợ chẩn đoán các bệnh lý viêm khớp hiệu quả 16/04/2020 | Vai trò của xét nghiệm Anti CCP đối với viêm khớp dạng thấp 22/11/2015 | Yoga giúp giảm đau do viêm khớp
1. Tìm hiểu về bệnh viêm khớp dạng thấp
Có lẽ, nhiều bạn không còn cảm thấy xa lạ với căn bệnh trên, chúng còn được biết đến với tên gọi khác là viêm đa khớp dạng thấp. Chúng được xếp vào nhóm bệnh mạn tính, bệnh nhân xác định chung sống với bệnh suốt trong một thời gian dài.
bệnh viêm khớp dạng thấp thuộc nhóm bệnh mạn tính.
Thông thường, người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ trải qua hai giai đoạn chính. Đó là tình trạng bệnh nghiêm trọng với rất nhiều triệu chứng và khoảng thời gian ổn định hầu như bệnh nhân không cảm nhận các biểu hiện bệnh. Dù ở giai đoạn nào đi chăng nữa, bệnh không nên chủ quan và xem thường việc điều trị.
Có lẽ khá nhiều bạn thắc mắc về các triệu chứng thường gặp của căn bệnh này? Đa số bệnh nhân sẽ cảm thấy đau, cứng khớp tay, chân, khớp gối hoặc là lưng. Bên cạnh đó, ở các vị trí trên, tình trạng sưng đỏ tương đối nghiêm trọng. Nhìn chung, căn bệnh này ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của bạn.
2. Bệnh viêm khớp dạng thấp hình thành do đâu?
Vậy nguyên nhân nào dẫn tới sự hình thành của bệnh? Cơ bản, viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn. Trên thực tế, bệnh hình thành và phát triển dưới tác động của rất nhiều yếu tố khác nhau, có thể do vi khuẩn, virus, dị nguyên. Ngoài ra, 1 số yếu tố khác cũng tác động đến việc có bị mắc bệnh hay không, ví dụ như cơ địa (giới tính, tuổi tác), tính di truyền hay 1 số yếu tố sau sang chấn, cơ thể suy yếu, sau sinh hay bị nhiễm lạnh - ấm kéo dài.
Tốt nhất, bản thân mỗi người nên có ý thức sống lành mạnh, điều độ, bỏ những thói hư tật xấu để hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Bởi vì, việc hút thuốc, sử dụng các chất kích thích hay uống nhiều cà phê là nguyên nhân khiến tình trạng bệnh viêm khớp dạng thấp trở nên nghiêm trọng hơn.
3. Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh
Nhìn chung, đây không phải căn bệnh đe dọa trực tiếp tới tính mạng của bạn, song chúng để lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân. Nếu bạn không tập trung điều trị bệnh, viêm khớp dạng thấp sẽ diễn biến phức tạp hơn và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nếu không được điều trị sớm, bạn phải đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng.
3.1. Các khớp bị phá hủy
Nếu như bạn không kịp thời phát hiện và điều trị bệnh, tình trạng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, đồng thời các khớp bị tổn thương, dần dần bị phá hủy. Đây là biến chứng hết sức nghiêm trọng và khả năng phục hồi khá thấp.
Các bệnh nhân gặp phải biến chứng kể trên thường đối mặt với nguy cơ khớp bị biến dạng, thậm chí các chức năng suy giảm đáng kể. Thực sự, chúng ta không thể coi thường căn bệnh viêm khớp dạng thấp này.
3.2. Một số biến chứng nguy hiểm khác
Căn bệnh trên không chỉ gây cản trở vận động, sinh hoạt của bệnh nhân mà còn để lại những biến chứng nguy hiểm trên nhiều cơ quan của cơ thể
Bệnh gây ra biến chứng cho nhiều cơ quan trên cơ thể.
Ngoài ra, các bác sĩ còn khẳng định căn bệnh viêm đa khớp dạng thấp là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ người mắc bệnh mạch vành gia tăng nhanh chóng. Đây là biến chứng ở tim mà bệnh nhân thường gặp phải bên cạnh hiện tượng suy tim tắc nghẽn. Bạn hãy theo dõi những biểu hiện liên quan tới bệnh tim và điều trị càng sớm càng tốt.
Nếu bệnh viêm khớp dạng thấp không được quan tâm điều trị dứt điểm, bạn còn có nguy cơ gặp phải biến chứng liên quan tới da, phổi hoặc thận,…
4. Điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp hiệu quả
Có lẽ, chúng ta đã phần nào hiểu được mức độ nghiêm trọng của căn bệnh kể trên. Có thể nói, việc điều trị là cực kỳ cần thiết chúng giúp bệnh nhân kiểm soát tình trạng bệnh, ngăn ngừa các biến chứng.
Như đã phân tích ở trên, bệnh viêm đa khớp dạng thấp thuộc nhóm bệnh mạn tính, việc điều trị dứt điểm là rất khó khăn, bệnh nhân phải chấp nhận chung sống với chúng. Việc việc điều trị bệnh hướng tới mục tiêu gì?
Điều trị nhằm kiểm soát tình trạng bệnh và ngăn ngừa các biến chứng.
Khi điều trị viêm khớp dạng thấp, các bác sĩ hướng tới mục đích giảm tình trạng viêm và đau nhức cho người bệnh. Từ đó kiểm soát và hạn chế các diễn biến phức tạp của bệnh. Đây là một trong những cách giúp ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra với bệnh nhân.
Hiện nay, với sự tiến bộ của nền y học nước nhà, khá nhiều phương pháp ra đời, giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả cao. Trong đó, các bác sĩ thường áp dụng một trong ba cách, đó là điều trị bệnh bằng thuốc, áp dụng phương pháp vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật,…
Tùy vào mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe, bệnh nhân sẽ được chỉ định phác đồ điều trị phù hợp và đem lại hiệu quả cao nhất. Trong đó, những người mắc bệnh nặng, việc điều trị thuốc hay vật lý trị liệu không đem lại hiệu quả thì bác sĩ sẽ ưu tiên phương pháp phẫu thuật.
5. Cách chăm sóc cho bệnh nhân
Bên cạnh điều trị, để kiểm soát tình trạng bệnh, chúng ta nên kết hợp chế độ sinh hoạt lành mạnh, điều độ và chăm sóc sức khỏe thật cẩn thận.
Đầu tiên, những bệnh nhân viêm khớp dạng thấp nên tập thay đổi những thói quen xấu, ví dụ như sử dụng quá nhiều rượu bia, thuốc lá. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình điều trị. Bên cạnh đó, các bạn hãy cố gắng hạn chế vận động mạnh để không ảnh hưởng tới khớp xương nhé!
Chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, góp phần kiểm soát bệnh hiệu quả. Chính vì thế, bạn nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho người bệnh, đặc biệt là món ăn tốt cho bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Một số thực phẩm không thể bỏ qua chính là: cá hồi, cá thu và rau xanh, trái cây,…
Bệnh nhân cần được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ.
Ngoài ra, khi mắc bệnh về xương khớp nhiều người nghĩ rằng họ không nên vận động nhiều. Song, rèn luyện các bài tập thể dục thể thao điều độ, vừa sức lại đem tới những hiệu quả nhất định. Bệnh nhân sẽ cảm thấy cơ thể dẻo dai, khỏe khoắn hơn rất nhiều.
Bệnh viêm khớp dạng thấp tuy không đe dọa tính mạng nhưng chúng khiến tuổi thọ của bệnh nhân giảm đáng kể, ảnh hưởng tới khả năng vận động. Tốt nhất, chúng ta không nên chủ quan trước bất cứ triệu chứng nào! Khi có dấu hiệu mắc bệnh, bạn hãy đi khám và điều trị sớm để tránh gặp phải biến chứng nguy hiểm.