Những dấu hiệu mang thai nào bạn nên nằm lòng? | Medlatec

Những dấu hiệu mang thai nào bạn nên nằm lòng?

Mang thai là niềm hạnh phúc và thiêng liêng đối với mọi chị em phụ nữ. Nhờ vào xét nghiệm và siêu âm giúp kết luận chính xác đã mang thai hay chưa. Thế nhưng, có rất nhiều dấu hiệu mang thai báo hiệu cho biết bạn đã làm mẹ trước khi chẩn đoán bằng siêu âm.


03/08/2020 | Những việc nên làm để giảm hiện tượng nghén khi mang thai
03/08/2020 | Bác sĩ trả lời: vì sao phụ nữ mang thai thường nghén ngọt
29/07/2020 | Xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai có cần thiết không?

1. Dấu hiệu mang thai dành cho mọi chị em phụ nữ

1.1. Ốm nghén

Đây là Dấu hiệu mang thai đặc trưng ở phụ nữ thế nhưng không phải ai cũng bị nghén. Nguyên nhân dẫn đến ốm nghén chưa được xác định rõ có thể do sự thay đổi của nội tiết tố. Cơn buồn nôn có thể đến vào bất cứ thời gian nào trong ngày nhưng chủ yếu xuất hiện vào buổi sáng khi thức dậy.

dấu hiệu mang thai

Ốm nghén là dấu hiệu mang thai nổi bật nhất ở phụ nữ

Sự thay đổi của nội tiết tố dẫn đến khẩu vị của mẹ bầu cũng thay đổi. Có thể mẹ bầu có cảm giác thèm ăn hoặc sợ hãi một vài món ăn nào đó. Cơn buồn nôn hay sự thay đổi khẩu vị có thể diễn ra suốt quá trình mang thai hoặc giảm hay chấm dứt vào tuần thứ 13, 14 của thai kỳ.

1.2. Cơ thể mệt mỏi, thường bị choáng váng, chóng mặt

Khi mang thai, người phụ nữ thường rơi vào tình trạng kiệt sức, choáng váng và thậm chí bị cạn kiệt sức lực. Nguyên nhân do cơ thể phụ nữ phải nạp đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi. 

Việc gia tăng lưu lượng máu cho tử cung để nuôi dưỡng tế bào thai khiến cho hệ tuần hoàn hoạt động nhiều hơn. Bên cạnh đó, nhịp tim cũng đập nhanh hơn bình thường vì phải làm việc nhiều hơn để tăng cường oxy cho buồng trứng.

Tình trạng chóng mặt, bị ngất xảy ra do nội tiết tố bị thay đổi, các mạch máu bị giãn làm cho huyết áp bị hạ. Khi progesterone tăng lên khiến các bà bầu thường xuyên mệt mỏi thế nên họ rất cần được nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường và bổ sung hàm lượng protein, sắt.

1.3. Đau lưng

Hiện tượng đau lưng, mỏi ở sống lưng là biểu hiện diễn ra rất sớm thế nhưng ít người quan tâm do chúng giống với tình trạng đau mỏi trong kỳ kinh nguyệt. Các chuyên gia đã giải thích rằng, do quá trình mang thai đã làm cho dây chằng ở lưng bị kéo giãn ra, cơ bụng bị lỏng lẻo và những cơ quan khu vực này phải làm việc nhiều để thích ứng với sự phát triển của thai nhi.

1.4. Sự thay đổi ở ngực

Khi mang thai, ngực của phụ nữ sẽ có sự thay đổi như sau: ngực mềm, to hơn, căng tức vú, đầu ti bị thâm và cảm nhận rằng có kim châm hay ngứa ran quanh ngực,… Nguyên nhân của sự thay đổi này là do hormone thai kỳ dẫn đến lưu lượng máu đưa đến ngực tăng lên rất nhiều.

dấu hiệu mang thai

Khi mang thai ngực của phụ nữ thay đổi rõ rệt

1.5. Chảy máu ở âm đạo

Dấu hiệu mang thai này diễn ra khá sớm thế nhưng có ít người chú ý đến chúng. Hiện tượng này xuất hiện do trứng đã được thụ tinh làm cho lớp niêm mạc tử cung bong ra rồi chảy ra ngoài bằng đường âm đạo.

Để phân biệt được với máu do kinh nguyệt các chị em cần lưu ý những đặc điểm sau: màu sắc nhạt hơn thông thường với màu hồng, màu đỏ hay nâu và chỉ diễn ra từ 1 - 2 ngày, lượng máu ra theo kiểu rỉ, không nhiều như máu kinh,… Những đốm máu này có thể phát hiện bằng cách quan sát trên giấy lau.

1.6. Chuột rút diễn ra thường xuyên

Đối với phụ nữ, chuột rút là biểu hiện của kinh nguyệt thế nhưng ít ai biết được đây cũng chính là dấu hiệu mang thai. Theo như giải thích của các chuyên gia thì những tuần đầu mang thai tử cung của phụ nữ bị kéo dãn gây chèn ép lên mạch máu của thân dưới để chuẩn bị cho quá trình hình thành và phát triển của thai nhi.

dấu hiệu mang thai

Nhiều người dễ lầm tưởng biểu hiện chuột rút do kinh nguyệt

Do sức nặng tử cung gây áp lực cho mạch máu ở các chi dưới thế nên đã làm xuất hiện tình trạng chuột rút trong 9 tháng thai kỳ.

1.7. Thay đổi thói quen ăn uống

Sự thay đổi thói quen, sở thích ăn uống cũng là biểu hiện của việc mang thai. Sở thích ăn chua hay ăn nhiều hơn bình thường cũng báo hiệu rằng bạn đã làm mẹ đấy!

1.8. Táo bón

Sự xuất hiện của thai nhi dẫn đến việc thay đổi hormone và nồng độ progesterone khiến cho hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng. Từ đó các bà bầu thường rơi vào tình trạng đầy hơi, Táo bón. Bên cạnh đó, quá trình lớn lên của thai nhi làm gia tăng áp lực lên xương chậu, trực tràng là nguyên nhân khiến mẹ bầu thường bị táo bón.

1.9. Mất kinh

Sau khi trứng đã thụ tinh, cơ thể phụ nữ liền tạo ra hormone HCG tiết ra trong nhau thai. Điều này làm cho hiện tượng kinh nguyệt sẽ biến mất trong suốt 9 tháng thai kỳ. Thế nhưng những người kinh nguyệt không đều sẽ dễ lầm tưởng mình đã mang thai.

2. Chăm sóc sức khỏe cho bà bầu

Khi phát hiện mình đã mang thai, các chị em phụ nữ cần lên kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho mình cũng như cho sự phát triển toàn diện của con.

2.1. Nguyên tắc dinh dưỡng cho bà bầu

Trong sự phát triển của thai nhi, chất dinh dưỡng bé nhận được hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ ăn của mẹ. Chất dinh dưỡng cung cấp cho bé sẽ từ mẹ di chuyển theo máu qua nhau thai. Việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học giúp mẹ và bé có sức khỏe tốt, tránh được những bệnh bẩm sinh nguy hiểm.

dấu hiệu mang thai

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của mẹ và bé

Trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu cần tuân thủ theo những nguyên tắc chung về dinh dưỡng dưới đây:

  • Thay đổi chế độ ăn uống: chế độ ăn uống của mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con. Để con có sự phát triển tốt nhất mẹ bầu cần ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

  • Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm gây hại: những thực phẩm có hại sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và bé nếu mẹ bầu sử dụng chúng.

  • Không được ăn kiêng trong quá trình mang thai: việc ăn kiêng tiềm ẩn nhiều nguy cơ có hại cho mẹ và con. Việc ăn kiêng sẽ làm sụt cân, giảm hấp thụ các chất sắt, axit folic, các vitamin và khoáng chất cần thiết. Ngược lại, mẹ bầu cũng không nên ăn quá nhiều một loại thức ăn nào đó bởi nó cũng sẽ không tốt cho cả mẹ và bé.

2.2. Giải quyết vấn đề của sức khỏe liên quan chế độ dinh dưỡng

Bên cạnh việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý trong 40 tuần thai kỳ, mẹ bầu cũng nên quan tâm đến những vấn đề sức khỏe ảnh hưởng bởi dinh dưỡng như sau:

  • Khó tiêu, bị táo bón: do quá trình lớn lên của thai nhi gây ra áp lực lên đại tràng và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Để xử lý tình trạng này, mẹ bầu hãy chia nhỏ những bữa ăn, không được ăn quá no trước giờ đi ngủ, cần ăn chậm nhai kỹ, ngồi thẳng lưng trong bữa ăn. Bên cạnh đó, hãy uống thật nhiều nước mỗi ngày, bổ sung nhiều chất xơ.

  • Buồn nôn: hiện tượng này diễn ra xuyên suốt thai kỳ vì vậy mẹ bầu không nên ăn những món ăn có mùi nồng, ăn thực phẩm chứa nhiều bột, đường và ít chất béo. Mỗi sáng thức dậy mẹ bầu có thể uống một cốc nước nóng kèm với bánh mì hay bánh quy tùy thích.

  • Mệt mỏi: làm việc không được quá sức, có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, vận động nhẹ, đảm bảo ngủ ít nhất 8 giờ/ngày, luôn giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng, tránh xa khói thuốc lá, bụi bẩn.

dấu hiệu mang thai

Phụ nữ mang thai tuyệt đối tránh xa thuốc lá, bụi bẩn

Mẹ bầu hoàn toàn có thể biết được mình đã mang thai hay chưa nhờ vào những dấu hiệu mang thai trên đây. Hãy chú ý chăm sóc sức khỏe thật tốt trong suốt quá trình thai kỳ bạn nhé.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mọi vấn đề về huyết trắng nữ giới nên biết

Các vấn đề bất thường liên quan đến huyết trắng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý phụ khoa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nữ giới. Vì thế, biết được bất thường về huyết trắng là cách để nữ giới chủ động áp dụng biện pháp bảo vệ chính mình. Nội dung bài viết dưới đây MEDLATEC sẽ cùng bạn tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến yếu tố này.
Ngày 19/06/2023

Các loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai

Mang thai được coi là giai đoạn nhạy cảm của người phụ nữ khi cơ thể họ có vô số các thay đổi về nội tiết tố, thể chất, tinh thần và sức đề kháng cũng yếu hơn so với trước đây. Vì vậy không phải mẹ bầu nào cũng hoàn toàn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ, mẹ có thể mắc phải bệnh lý nào đó do vi khuẩn hay các vi sinh vật khác gây ra. Bài viết sau sẽ giới thiệu một số loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai các mẹ nên tham khảo. 
Ngày 15/06/2023

Tổng quan về bệnh đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ thường xảy ra vào giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Khi mắc bệnh, đường huyết của mẹ bầu tăng cao hơn bình thường. Tình trạng này cần được kiểm soát tốt để tránh gây hại đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. 
Ngày 15/06/2023

Soi cổ tử cung - Xua tan nỗi lo về các bệnh lý liên quan tử cung

Soi cổ tử cung là một kỹ thuật y khoa giúp phát hiện sớm các tổn thương ở cổ tử cung, đặc biệt là ung thư cổ tử cung. Tìm hiểu về kỹ thuật và mục đích của soi cổ tử cung sẽ giúp chị em sớm phát hiện các bất thường ở cổ tử cung , từ đó có phương pháp điều trị sớm. 
Ngày 14/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp