Tiêu hóa kém là tình trạng chuyển hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng chậm hơn bình thường, gây ra một số triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, nôn, tiêu chảy, táo bón,… Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh để có cách xử trí tình trạng này hiệu quả, cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa.
16/10/2021 | Tìm hiểu những phương pháp điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em 29/09/2021 | Hướng dẫn các bậc phụ huynh cách sử dụng men tiêu hóa cho trẻ 09/09/2021 | Nội soi tiêu hóa trẻ em: có nên không? 09/07/2021 | 5 lời khuyên cho tiêu hóa tốt bác sĩ khuyến cáo ai cũng nên theo
1. Những nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu hóa kém
Rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng tiêu hóa kém và dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:
Do căng thẳng
Căng thẳng trong cuộc sống, căng thẳng trong công việc đều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn và nó cũng chính là nguyên gây ra nhiều loại bệnh tật, bao gồm cả những vấn đề về sức khỏe của hệ tiêu hóa. Trước hết, căng thẳng sẽ gây mất ngủ, tâm lý bất ổn, cơ thể mệt mỏi, từ đó sẽ khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả hơn bình thường.
Ăn thực phẩm chế biến sẵn gây ra tình trạng khó tiêu
Do thói quen ăn uống không khoa học
Chế độ ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa. Vì cuộc sống quá bận rộn, nên nhiều người thường có tâm lý “ăn cho xong”, ăn uống thất thường và có thói quen ăn những loại đồ ăn chế biến sẵn, hoặc vừa ăn vừa làm việc,... khiến cho cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng, dưỡng chất và còn có thể gây hại cho hệ thống tiêu hóa.
Lười vận động
Lười vận động là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến béo phì. Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân gây ra hàng loạt những vấn đề sức khỏe khác, nhất là hệ tiêu hóa. Khi cơ thể ít vận động thì hệ tiêu hóa cũng hoạt động kém hơn và từ đó khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể cũng kém hơn.
Do bệnh lý
Rất nhiều trường hợp tiêu hóa kém là do một số bệnh lý gây ra. Có thể kể đến như bệnh viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, bệnh viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, một số bệnh về rối loạn chuyển hóa nội tiết,…
2. Tiêu hóa kém có nguy hiểm không?
Tiêu hóa kém là một vấn đề mà chúng ta không nên chủ quan, coi thường. Tình trạng này sẽ có thể gây rối loạn hệ tiêu hóa, khiến cho hoạt động của các cơ quan trong hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng rất nhiều.
Cần điều trị sớm để tránh biến chứng
Khi hệ tiêu hóa hoạt động kém thì cơ thể sẽ không được cung cấp đủ năng lượng, chất dinh dưỡng cần thiết và làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho những trường hợp hệ tiêu hóa hoạt động kém dễ bị mắc một số bệnh truyền nhiễm, bệnh mạn tính và đồng thời quá trình lão hóa của người bệnh cũng diễn ra nhanh hơn so với người có hệ tiêu hóa hoạt động bình thường.
Một số bệnh nhân có hệ tiêu hóa hoạt động kém phải đối mặt với chứng thiếu cân, lâu dài gây suy dinh dưỡng. Đồng thời, những trường hợp phụ nữ có vấn đề về tiêu hóa mạn tính có nguy cơ thiếu máu, rụng tóc và xương yếu hơn bình thường, bên cạnh đó là tăng nguy cơ vô sinh, ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và hạnh phúc gia đình.
3. Một số dấu hiệu của tình trạng tiêu hóa kém
Dưới đây là một số biểu hiện của tình trạng tiêu hóa kém:
- Khó tiêu, đau dạ dày, đầy hơi, ợ nóng, ợ chua, táo bón, tiêu chảy,… đây đều là những dấu hiệu rất điển hình cảnh báo hệ tiêu hóa của bạn đang không khỏe.
- Thèm ngọt: Sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thèm ngọt và đây cũng là dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa của bạn đang có vấn đề.
Khó tiêu là một dấu hiệu của một số bệnh lý về tiêu hóa
- Cân nặng thất thường: Nếu bạn đột ngột tăng cân hoặc giảm cân trong khi chế độ ăn và chế độ tập luyện của bạn không có gì thay đổi thì bạn cần phải chú ý nhiều hơn đến cơ thể. Rất có thể tình trạng cân nặng thay đổi thất thường là do hệ tiêu hóa của bạn đang có vấn đề. Vì nếu hệ tiêu hóa hoạt động kém thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cũng như tăng nguy cơ tích trữ chất béo trong cơ thể.
- Mệt mỏi và rối loạn giấc ngủ: Tiêu hóa kém gây ra hàng loạt triệu chứng như ợ hơi, đầy bụng, tiêu chảy, táo bón,… có thể khiến cho bạn mệt mỏi và ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ. Hơn nữa, hormone serotonin ảnh hưởng lớn đến tâm trạng và giấc ngủ lại được sản xuất nhiều từ đường ruột. Do đó, khi đường ruột bị tổn thương thì sẽ khiến cho giấc ngủ của người bệnh dễ bị rối loạn.
- Da dễ bị kích ứng: Hệ tiêu hóa hoạt động kém có thể là nguyên nhân khiến cho làn da của bạn dễ bị kích ứng, tăng nguy cơ mắc một số bệnh về da.
- Xuất hiện các bệnh tự miễn: Hệ tiêu hóa không khỏe sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch và khiến cho bạn bị tăng nguy cơ mắc một số bệnh tự miễn.
4. Phải làm sao để cải thiện tình trạng tiêu hóa kém?
Dưới đây là một số phương pháp giúp bạn có thể cải thiện tình trạng tiêu hóa kém:
- Kiểm soát căng thẳng: Luôn giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan cũng là một cách hiệu quả giúp bạn tăng cường sức khỏe của hệ thống tiêu hóa. Một số cách giúp bạn giảm căng thẳng như tập hít thở sâu, nghe nhạc, đi dạo, tập yoga,… hoặc làm những điều mà bạn thích.
- Duy trì một chế độ ăn cân bằng dưỡng chất: Lựa chọn những thực phẩm giàu dưỡng chất và tốt cho hệ tiêu hóa. Nên ăn những loại thực phẩm dễ tiêu và loại bỏ những thực phẩm khó tiêu trong mỗi bữa ăn hàng ngày.
Nên đi khám sớm để được điều trị kịp thời và phòng tránh biến chứng nguy hiểm
- Uống đủ nước: Thiếu nước sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất cũng như hoạt động của hệ tiêu hóa vì thế nên bổ sung từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày để giúp hệ tiêu hóa của bạn khỏe mạnh hơn.
- Tăng cường vận động: Vận động sẽ giúp bạn cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa. Khi bạn tập luyện mỗi ngày, cơ thể sẽ được kích thích để sản sinh ra những chất kháng viêm, ngăn ngừa nguy cơ viêm đường ruột và nhiều vấn đề về tiêu hóa khác.
- Điều trị bệnh lý: Nếu tiêu hóa kém là do bệnh lý thì bạn cần đến các cơ sở y tế để được điều trị bệnh nhanh chóng.
- Bổ sung Probiotics mỗi ngày
Nếu bạn muốn đặt lịch khám sớm hoặc cần được tư vấn thêm về những vấn đề tiêu hóa, hãy gọi tới tổng đài 1900 56 56 56, để được các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn chi tiết.