Trẻ nhỏ thường rất hiệu động và thiếu tập trung. Cũng đôi khi, những biểu hiện này xuất hiện ở mức độ cảnh báo liên quan đến bệnh lý mà bố mẹ nên đặc biệt lưu ý. Bố mẹ cũng nên học cách dạy trẻ mất tập trung, đồng hành cùng con trong cả quá trình phát triển thơ ấu sẽ là giải pháp tối ưu nhất để giúp con phòng tránh hoặc điều trị khỏi chứng bệnh liên quan đến tâm lý này.
11/06/2022 | Dạy trẻ vệ sinh cá nhân và tự chăm sóc bản thân 30/05/2022 | Một số phương pháp dạy trẻ kỹ năng sống kể từ 3 tuổi 25/05/2022 | Bí quyết dạy trẻ thông minh và quản lý cảm xúc
1. Những biểu hiện ở trẻ mất tập trung
Trẻ nhỏ thường Khó tập trung và chú ý cho một vấn đề là chuyện đương nhiên. Nhưng với nhiều trường hợp, biểu hiện mất tập trung có thể ở dạng nặng hơn, bất thường, liên quan đến các chứng rối loạn tâm lý, cảm xúc. Ba mẹ nên lưu ý quan sát và theo dõi mọi hành động, sự phát triển ở từng giai đoạn để phát hiện những dấu hiệu bất thường của trẻ. Trẻ mất tập trung sẽ có những biểu hiện sau đây:
Trẻ không làm được 1 việc cần chú ý tập trung trong thời gian lâu
Biểu hiện này có thể thấy ở mọi lứa tuổi. Với trẻ lớn hơn trên 3 tuổi nếu mất tập trung sẽ có biểu hiện rõ hơn. Có thể là biểu hiện rất hiếu động, không tập trung làm được một việc quá lâu. Không thể hoàn thành công việc của mình như: bài tập, việc nhà hay một nhiệm vụ nào đó mà người lớn giao cho.
Trẻ mất tập trung thường khiến bố mẹ rất khó chịu
Trẻ thường sao nhãng, không chú ý và hay quên
Một biểu hiện thường thấy khác là trẻ thường sẽ không nghe lời, không tuân thủ hướng dẫn của người lớn. Trong lớp không chú ý nghe giảng, rất nhanh quên những lời dặn dò của người lớn, không chịu khó lắng nghe và hiểu điều bố mẹ nói. Nếu không biết cách dạy trẻ mất tập trung, bố mẹ sẽ cảm thấy bất lực với những hành động của con.
Dễ phân tâm và khó hòa nhập
Nếu trẻ mắc chứng mất tập trung thường khó hòa nhập với cuộc sống thường ngày, ít giao lưu với bạn bè. Trẻ cũng thường hay xao nhãng và hay bị phân tâm bởi các yếu tố bên ngoài tác động mà không tập trung được để hoàn thành một công việc nào đó.
2. Tại sao trẻ nhỏ dễ bị mất tập trung?
Trẻ mất tập trung có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau:
Môi trường giáo dục không đúng hướng
Mỗi đứa trẻ sinh sống trong môi trường giáo dục như thế nào thì sẽ bị ảnh hưởng bởi môi trường đó. Nếu bố mẹ không biết cách dạy trẻ mất tập trung hoặc vô tình tạo một môi trường sống sai lệch cũng khiến con phát triển không đúng hướng. Những hành động tưởng như vô hại như: vừa ăn vừa xem điện thoại/tivi, vừa ăn vừa chơi, vừa nói chuyện, rong cho con ăn,… Đều sẽ khiến trẻ bị thiếu tập trung vào việc chính ngay từ khi còn bé. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý phát triển sau này.
Tác động lớn từ các thiết bị công nghệ
Việc trang bị cho con các thiết bị công nghệ hiện đại ngay từ bé như: điện thoại thông minh, máy tính bảng,.. đều vô tình khiến con phát triển sai lệch. Con chỉ có thể ngoan ngoãn khi có những thiết bị này với các chương trình hoạt hình hấp dẫn, các trò chơi công nghệ dỗ dành. Từ đó bé bị phụ thuộc và ít giao tiếp với xung quanh, không tiếp thu được các nguồn giáo dục từ bên ngoài.
Bên cạnh đó, ánh sáng xanh từ những thiết bị công nghệ này cũng ảnh hưởng rất lớn đến não bộ của bé, thay đổi nhịp sinh học, khiến bé tiếp nhận thông tin bị thụ động, dẫn đến mất tập trung vào xao nhãng.
Trẻ mất tập trung đôi khi do phụ thuộc vào các thiết bị công nghệ
Dinh dưỡng và chăm sóc không đúng cách
Dinh dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với hệ thần kinh. Nếu bé không được cung cấp nguồn dinh dưỡng đa dạng, lành mạnh, thiếu hụt sắt,.. sẽ khiến bé mệt mỏi, mất ngủ, mất tập trung. Hoặc nếu bé ngủ không đủ giấc, thức quá khuya cũng khiến cho thần kinh não bộ bị ảnh hưởng. Cũng có nguyên nhân khác là do di truyền nhưng không nhiều.
Dinh dưỡng và giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của hệ thần kinh
3. Những cách dạy trẻ mất tập trung
Khi trẻ có dấu hiệu mất tập trung, bố mẹ phải làm sao? Hãy chú ý nhiều hơn đến lối sinh hoạt của con hàng ngày để vừa phát hiện những bất thường, vừa điều chỉnh kịp thời thói quen xấu của con. Đặc biệt là khắc phục tình trạng thiếu tập trung chú ý của trẻ. Ba mẹ có thể áp dụng những cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý sau:
Hãy cảm thông và thấu hiểu trẻ
Việc đầu tiên khi phát hiện trẻ mất tập trung, bố mẹ hãy soi xét lại bản thân, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Cắt bỏ mọi yếu tố có thể là nguyên nhân khiến trẻ mất tập trung. Dành nhiều thời gian hơn để chơi cùng con, nói chuyện, rèn lại cho con những thói quen tốt. Điều quan trọng nhất là phải thấu hiểu tâm lý của trẻ, không ép buộc, không đòi hỏi ở trẻ quá nhiều điều vượt khả năng của trẻ. Ba mẹ phải là người bạn đồng hành cùng trẻ để vượt qua từng giai đoạn.
Thay đổi phương pháp giáo dục
Tạo không gian học lý tưởng: Một nơi học tập tập tốt nhất với trẻ mất tập trung là phải có không gian yên tĩnh, không có quá nhiều hình ảnh, đồ vật thu hút sự chú ý của bé khiến bé xao nhãng.
Ba mẹ hãy ngồi học cùng trẻ: Học cùng con, lắng nghe và giảng giải thêm cho con sẽ giúp con thấy mình được quan tâm và có bạn đồng hành. Từ đó sẽ dễ chú ý vào một vấn đề mà cả 2 người cùng phải giải quyết.
Tìm phương pháp học tập mới: Từ thói quen của trẻ hoặc tham khảo kinh nghiệm từ người khác, bố mẹ có thể thay đổi cách học, gợi sự hứng thú của trẻ. Quan trọng là ba mẹ phải kiên trì và chịu khó học hỏi, trở thành người dẫn dắt trẻ.
Cho bé học tại trung tâm chuyên biệt
Đôi khi những phương pháp của ba mẹ áp dụng tại nhà sẽ không đạt hiệu quả cao. Lúc này, cách dạy trẻ mất tập trung tốt nhất là đến các trung tâm chuyên biệt. Tại đó, bé sẽ được tạo môi trường học tập tốt nhất, tiếp cận phương pháp giáo dục khoa học dành riêng cho trẻ bị tăng động giảm chú ý, mất tập trung hay rối loạn tâm lý khác. Đây là phương pháp được nhiều ba mẹ lựa chọn để hỗ trợ tốt nhất cho con tiến bộ nhanh hơn.
Cách dạy trẻ mất tập trung tốt nhất là ba mẹ hãy đồng hành cùng trẻ
3. Trẻ mất tập trung, khi nào cần đi khám?
Mọi biểu hiện mất tập trung ở trẻ đều có thể là bất thường, là dấu hiệu của các chứng bệnh rối loạn tâm lý, rối loạn cảm xúc ở trẻ. Vậy nên, nếu thấy trẻ có sự phát triển về nhận thức, hành động không đạt chuẩn với lứa tuổi, trẻ không chú ý lâu, sống thu mình, ít giao tiếp, chậm nói, hoặc hiếu động quá mức,… hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám.
Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ chăm sóc sức khỏe uy tín được nhiều ba mẹ lựa chọn. Ba mẹ có thể đặt lịch khám cho bé bằng cách gọi đến tổng đài 1900 56 56 56, nhân viên tư vấn sẽ giúp sắp xếp lịch cụ thể, thuận lợi và không tốn thời gian cho khách hàng khi đến khám tại bệnh viện.