Nếu bạn đang gặp một số vấn đề về giấc ngủ (khó ngủ, thiếu ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu,…) thì có thể tham khảo và áp dụng cách có được giấc ngủ ngon mà chúng tôi chia sẻ dưới đây để cải thiện tình hình.
04/01/2021 | Rối loạn giấc ngủ - Cẩm nang những thông tin cần biết 25/11/2020 | Êm ái, nhẹ nhàng, an tâm giữ “vàng” ngay trong giấc ngủ
1. Tầm quan trọng của giấc ngủ ngon
Ngủ ngon không chỉ có lợi cho tinh thần, cơ thể mà còn góp phần giữ gìn nhan sắc và phòng chống nguy cơ bệnh tật. Dưới đây là tầm quan trọng và cũng là vai trò của giấc ngủ đối với sức khỏe.
Giấc ngủ quan trọng với sự phát triển của cơ thể
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ngủ đủ giấc sẽ có sự phát triển vượt trội về chiều cao, thể lực và trí lực so với những bé thiếu ngủ, khó ngủ, ngủ kém. Điều này cho thấy giấc ngủ ngon đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể. Vì thế, ba mẹ có con nhỏ cần lưu ý và áp dụng những cách có được giấc ngủ ngon để đảm bảo con em được phát triển toàn diện.
Giấc ngủ quan trọng với tinh thần và sức khỏe
Thiếu ngủ, mất ngủ triền miên sẽ khiến tinh thần mệt mỏi, cơ thể suy nhược, sức khỏe kiệt quệ, thậm chí là gia tăng nguy cơ mắc bệnh (béo phì, tim mạch, tiểu đường, đột quỵ,…). Ngược lại, nếu ngủ đủ giấc và có giấc ngủ ngon mỗi đêm thì hệ miễn dịch sẽ được tăng cường, nhờ đó, cơ thể khỏe mạnh hơn, tinh thần tỉnh táo hơn, đồng thời, phòng tránh được nguy cơ mắc bệnh.
Một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn cảm thấy tươi tỉnh và phấn chấn sau khi thức dậy
Giấc ngủ quan trọng với làn da
Không phải ngẫu nhiên mà các chị em phụ nữ thường có thói quen sử dụng kem dưỡng da vào buổi tối, trước khi đi ngủ. Bởi trong quá trình ngủ, cơ thể sẽ đào thải độc tố, đồng thời, tiết ra các hormone sinh trưởng nên giúp da vừa loại bỏ các tế bào chết, vừa tăng cường hấp thụ dưỡng chất có trong kem dưỡng. Vì thế, một giấc ngủ ngon sẽ mang đến một làn mịn màng, căng tràn sức sống.
Giấc ngủ ảnh hưởng tới cân nặng
Khi thiếu ngủ, mất ngủ, cơ thể sẽ tự động sản xuất cortisol - hormone làm tăng hoạt tính của một loại enzyme có tác dụng tích mỡ. Ngoài ra, thức khuya sẽ khiến bạn không kiểm soát được việc ăn uống, luôn cảm thấy đói và thèm ăn, vì thế mà tiêu thụ thức ăn liên tục. Chính những điều này dẫn đến hệ quả tăng cân không kiểm soát.
2. Cách có được giấc ngủ ngon ít người biết
Bạn có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ của mình nếu thực hiện các cách đơn giản mà hiệu quả sau.
Chọn tư thế ngủ thoải mái
Bạn có thể nằm ngửa hoặc nằm nghiêng khi ngủ đều được, miễn sao cảm thấy thoải mái và dễ chịu. Tuy nhiên, tư thế tốt nhất để có một giấc ngủ ngon là nằm ngửa bởi lúc này, đầu, cổ và cột sống được nghỉ ở tư thế trung lập. Còn với tư thế nằm nghiêng thì chỉ nên áp dụng cho phụ nữ mang thai (và nên nghiêng về bên trái). Với người bình thường, nằm nghiêng từ đêm tới sáng có thể gây đau lưng khi thức dậy.
Cách có được giấc ngủ ngon là chọn tư thế ngủ phù hợp và thoải mái nhất
Sử dụng nệm ngủ chất lượng
Nệm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giấc ngủ. Một tấm nệm quá cứng, quá mềm, đặc biệt là sử dụng quá lâu (trên 7 năm) có thể gây ra một số vấn đề cho giấc ngủ. Bởi lúc này, nệm không còn khả năng hỗ trợ cơ thể, khiến bạn cảm thấy khó chịu, thậm chí là đau lưng khi ngủ. Do đó, lựa chọn và sử dụng tấm nệm phù hợp cũng là cách có được giấc ngủ ngon.
Tạo không gian ngủ lý tưởng
Hãy luôn đảm bảo phòng ngủ sạch sẽ, thoáng mát, không có bất cứ tiếng ồn hay mùi lạ khó chịu nào. Cùng với đó, duy trì nhiệt độ phòng thích hợp và không để cường độ ánh sáng mạnh bởi nhiệt độ và ánh sáng trong phòng ngủ mang tính chất quyết định chất lượng giấc ngủ.
Giới hạn giấc ngủ trưa
Giấc ngủ trưa quá dài (trên 2 tiếng đồng hồ) hoặc ngủ sát giờ chiều (từ 15 - 17 giờ) có thể khiến giấc ngủ ban đêm bị ảnh hưởng. Vì thế, để có giấc ngủ ngon buổi tối, bạn chỉ nên ngủ trưa từ 15 - 30 phút, và lựa chọn thời điểm ngủ trong khoảng thời gian từ 12 - 14 giờ là tốt nhất.
Để đồng hồ ngoài tầm mắt
Thói quen chung của những người khó ngủ, mất ngủ là liên tục nhìn vào đồng hồ và lo lắng, bất an. Điều này khiến bạn khó tập trung vào giấc ngủ và làm tình trạng thêm tồi tệ. Do đó, hãy để đồng hồ ra xa và tập trung vào sự thư giãn, nghỉ ngơi để dễ dàng đi vào giấc ngủ.
Đừng quá “bận tâm” vào chiếc đồng hồ mà hãy tập trung vào sự thư giãn để dễ ngủ và ngủ ngon hơn
Giải tỏa căng thẳng, lo âu
Áp lực công việc ban ngày hoặc một số vấn đề khác trong cuộc sống có thể khiến bạn cảm thấy căng thẳng, lo âu và mang sự phiền muộn này lên giường ngủ. Việc cần làm lúc này là phân tán tư tưởng, gạt bỏ những bất an và nghĩ (tưởng tượng) về những niềm vui, hạnh phúc khác để tạo sự thoải mái, dễ chịu, an toàn, nhờ đó, ngủ ngon và sâu hơn.
Không cố ép bản thân ngủ
Thay vì lo lắng và cố ép bản thân đi vào giấc ngủ, bạn hãy để tinh thần tỉnh táo và thư giãn bằng cách đọc một cuốn sách hay hoặc nghe vài bản nhạc yêu thích. Điều này giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn, thậm chí là buồn ngủ nhanh hơn.
Ăn thực phẩm tốt cho giấc ngủ
Cách có được giấc ngủ ngon mà bạn không nên bỏ qua là bổ sung thực phẩm tốt cho giấc ngủ. Nhưng ăn gì để dễ ngủ? Theo đó, những thực phẩm giàu magie như cải bó xôi, bơ, hạt hay thực phẩm giàu axit amin và tryptophan như đậu (đặc biệt là đậu xanh) sẽ giúp thư giãn hệ thần kinh, ngăn ngừa chuột rút và các cơn đau khớp, nhờ đó, duy trì giấc ngủ ngon và sâu.
Tránh xa các thói quen có hại
Việc ăn no, uống nhiều nước (đặc biệt là nước ngọt, trà xanh, cà phê) hay sử dụng thiết bị điện tử (tivi, máy tính, điện thoại) trước lúc đi ngủ không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ mà con nguy hiểm cho sức khỏe, gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Do đó, hãy từ bỏ các thói quen này càng sớm càng tốt để vừa có giấc ngủ ngon, vừa an toàn cho sức khỏe.
Tuyệt đối không dùng điện thoại khi đã lên giường ngủ
Với những cách có được giấc ngủ ngon mà chúng tôi chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đọc sẽ cải thiện được chứng mất ngủ, khó ngủ một cách hiệu quả để không ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày.