Bệnh thoái hóa khớp ngón tay không những gây ra nhiều phiền toái, khó khăn trong sinh hoạt mà còn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng và lâu dài đến sức khỏe của người bệnh. Vì thế, cần nhận biết sớm những dấu hiệu của bệnh để được điều trị kịp thời và phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
04/08/2022 | Cảnh giác với những dấu hiệu thoái hóa khớp cổ chân 30/07/2022 | Hé lộ bí kíp điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả và nhanh chóng 28/07/2022 | Cảnh báo thoái hóa khớp háng ở người trẻ và cách phòng bệnh hiệu quả 27/07/2022 | Thoái hóa khớp gối nên ăn gì và nên kiêng gì để bệnh sớm cải thiện?
1. Thoái hóa khớp ngón tay là bệnh như thế nào?
Khớp ngón tay chính là phần kết nối giữa xương đốt bàn tay và phần xương đốt ngón tay. Khi những khớp này cử động, chúng ta sẽ có thể gập ngón tay hoặc duỗi ngón tay một cách dễ dàng. Trong đó, những khớp ngón tay này sẽ được sụn khớp bao bọc bên ngoài, giống như một bề mặt cứng và trơn láng để khớp chuyển động linh hoạt hơn.
Thoái hóa khớp ngón tay gây khó khăn trong sinh hoạt và lao động
Tình trạng thoái hóa khớp ngón tay có thể xảy ra ở tất cả các ngón tay như khớp ngón tay út, khớp ngón tay cái. Khi bệnh xảy ra, phần sụn bao bọc ngoài các khớp ngón tay đã bị mòn đi, thoái hóa và không còn láng bóng như trước. Tình trạng này diễn tiến âm thầm trong nhiều năm.
2. Nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp ngón tay
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm thoái hóa khớp ngón tay có thể kể đến như:
Khớp ngón tay cũng giống như các bộ phận khác trong cơ thể, việc lão hóa theo quy luật tự nhiên là điều không thể tránh khỏi. Tuổi càng cao thì nguy cơ thoái hóa khớp càng tăng.
Tuổi càng cao thì nguy cơ thoái hóa khớp càng cao
Nếu không may gặp phải một số chấn thương như bong gân, gãy xương ngón tay, chệch khớp ngón tay,… có thể ảnh hưởng lớn đến hoạt động của khớp. Khi phải chịu những tác động mạnh, sụn khớp có thể bị đè nén dẫn tới tổn thương nghiêm trọng, thậm chí phá hủy sụn khớp. Sau một thời gian, những tổn thương sụn khớp không được phục hồi sẽ gây ra thoái hóa khớp ngón tay.
+ Ngoài những nguyên nhân phổ biến đã được nhắc đến phía trên, còn có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như sau:
+ Giới tính: Nữ giới có nguy cơ bị bệnh cao hơn nam giới.
+ Người trên 40 tuổi có nguy cơ bị bệnh cao hơn người trẻ.
+ Người mắc chứng thừa cân, béo phì.
+ Các trường hợp mắc bệnh di truyền dây chằng khớp lỏng hoặc bị biến dạng các khớp. Ngoài ra, một số trường hợp mắc viêm khớp dạng thấp hay một số bệnh có thể làm thay đổi cấu trúc và chức năng của sụn khớp cũng có nguy cơ cao dẫn tới thoái hóa khớp.
+ Những người phải làm công việc phải thường xuyên tạo áp lực lên ngón tay.
3. Những dấu hiệu cảnh báo bệnh thoái hoá khớp ngón tay
Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo bạn đã mắc phải chứng bệnh thoái hóa khớp ngón tay:
- Đau khớp ngón tay: Đây là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh thoái hóa khớp, trong đó bao gồm thoái hóa khớp ngón tay. Những cơn đau có thể xảy ra khi người bệnh nắm tay hoặc phải dùng lực ở ngón tay. Ở những trường hợp nặng hơn, cơn đau và cứng khớp sẽ ngày càng xuất hiện nhiều hơn, dù người bệnh nghỉ ngơi và không dùng đến lực của khớp ngón tay.
Đau ngón tay do thoái hóa khớp
- Biến dạng ngón tay: Khi viêm khớp, thoái hóa khớp ngón tay đã tiến triển nặng, ngón tay của người bệnh có thể bị biến dạng. Trong đó thường gặp nhất là tình trạng khớp bàn tay hướng về ngón út gây lệch xương trụ khiến người bệnh bị đau và gặp nhiều khó khăn trong hoạt động thường ngày.
- Biến dạng khớp liên đốt: Khi bị thoái hóa, khớp liên đốt ngón tay cũng có thể biến dạng do duỗi hoặc gập quá mức. Trong đó, biến dạng cổ thiên nga hay biến dạng boutonniere là những kiểu biến dạng đặc trưng nhất. Bên cạnh đó, các khớp liên đốt cũng bị sưng, đau có thể tạo thành nốt Bouchard và nốt Heberden.
- Một số triệu chứng khác: Ngoài những triệu chứng nêu trên, bệnh nhân còn có thể bị sưng nóng và đau ở gốc ngón tay, không đủ sức khi cầm hay nắm đồ dùng, khả năng chuyển động tay kém, có thể tạo nên cục xương ở gốc ngón tay.
4. Phương pháp điều trị thoái hoá khớp ngón tay
Ngoài thăm khám lâm sàng, kiểm tra khả năng hoạt động của khớp ngón tay, mức độ đau của người bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện chụp X-quang để nhận biết rõ hơn hình ảnh các khớp ngón tay, hiện tượng sụn mòn hay tình trạng mất khoảng trống của khớp,…
Cần chụp X-quang để kiểm tra tình trạng khớp
Tùy từng trường hợp bệnh nhân, các bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị cụ thể. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến nhất:
+ Điều trị bằng thuốc dạng uống và dạng tiêm: Một số loại thuốc được sử dụng là thuốc kháng viêm để kiểm soát triệu chứng bệnh. Bên cạnh đó là các loại thuốc kích thích tế bào biểu mô nhằm tăng cường tái sinh các mô bị hư hại, từ đó tăng cường hoạt động của các tế bào, tăng cường khả năng vận động cho người bệnh.
+ Phục hồi chức năng: Các bài tập vật lý trị liệu cũng rất cần thiết đối với bệnh nhân mắc thoái hóa khớp ngón tay. Bệnh nhân có thể luyện tập những bài tập chuyển động, căng cơ để cải thiện khả năng vận động của ngón tay,…
+Băng thun, nẹp ngón tay sẽ giúp bệnh nhân giảm đau, đồng thời có thể phòng ngừa biến dạng khớp.
Một số trường hợp nặng hơn và không áp dụng với những phương pháp điều trị nêu trên, các bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật hàn xương để phòng tránh tình trạng biến dạng khớp do thoái hóa. Một số trường hợp khác có thể được chỉ định thay khớp nhân tạo bằng nhựa hay kim loại giúp giảm đau và hỗ trợ khớp hoạt động linh hoạt hơn. Sau phẫu thuật bệnh nhân có thể phải bó bột và tập vật lý trị liệu để tăng cường vận động và sự linh hoạt của khớp ngón tay.
Nếu thấy xuất hiện những triệu chứng nghi ngờ thoái hóa khớp ngón tay, người bệnh nên đi khám để được điều trị sớm, tránh xảy ra biến chứng. Mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu đặt lịch kiểm tra sức khỏe xương khớp, quý khách vui lòng đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, các tổng đài viên luôn sẵn sàng tư vấn trực tiếp cho bạn.