Tay chân miệng rất phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi, khả năng lây lan nhanh, tuy lành tính nhưng lại có thể biến chứng nguy hiểm khi điều trị sai cách. Vậy yếu tố nào khiến bệnh biến chứng và mức độ nguy hại khi bệnh biến chứng là gì?
22/08/2020 | Bệnh tay chân miệng ở trẻ em điều trị thế nào? 22/08/2020 | Tất cả các vấn đề liên quan đến bệnh tay chân miệng ở trẻ
1. Biến chứng nguy hiểm do bệnh tay chân miệng gây ra
Thực ra bệnh tay chân miệng khá lành tính và ít khi biến chứng. Thường thì bệnh biến chứng và trở nên nguy hiểm khi có sự tác động của các yếu tố sau:
- Sự chủ quan của phụ huynh trong chăm sóc trẻ bị chân tay miệng hoặc sự thiếu hiểu biết trong việc nhận biết các dấu hiệu của bệnh.
Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng không đúng cách có thể gây biến chứng nguy hiểm
- Nhầm lẫn bệnh với cảm cúm, thủy đậu,... nên không chữa trị kịp thời hoặc chữa trị sai cách khiến nốt phỏng của bệnh bị bội nhiễm.
- Sức đề kháng của trẻ còn yếu trong khi bệnh lại có khả năng lây lan nhanh chóng và trẻ chưa biết cách tự bảo vệ mình.
1.2. Những biến chứng nguy hiểm từ bệnh tay chân miệng là gì?
Hầu như các trường hợp mắc bệnh tay chân miệng có thể hồi phục hoàn toàn trong khoảng 3 - 5 ngày sau giai đoạn toàn phát nếu không có biến chứng. Các biến chứng phổ biến do bệnh gây ra thường xuất hiện trong giai đoạn toàn phát (tức trong khoảng ngày thứ 2 - thứ 5 của bệnh), điển hình như: viêm não, viêm màng não, phù phổi cấp, viêm cơ tim, suy tim, tăng huyết áp, trụy mạch,...
- Viêm màng não do virus: virus có thể gây viêm màng não và dịch não tủy. Đây là biến chứng ít gặp nhưng lại vô cùng nguy hiểm cho tính mạng.
- Viêm não: tình trạng này chủ yếu do nhiễm virus gây ra; có thể gây mất trí nhớ, rối loạn ngôn ngữ, nặng nhất là tử vong.
1.3. Dấu hiệu nào cho thấy tay chân miệng có nguy cơ biến chứng
Để ngăn chặn kịp thời những biến chứng nguy hiểm trên đây, cha mẹ nên chú ý nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo sau:
- Trẻ sốt cao trên 39 độ và khó hạ sốt bằng thuốc hạ sốt thông thường là paracetamol.
- Nôn ói nhiều.
- Tăng đường huyết.
- Thở rít, thở khó.
- Tăng tổn thương trên da.
Khi nốt mụn nước đỏ có chiều hướng gia tăng, trẻ sốt cao không hạ là lúc cảnh báo bệnh tay chân miệng biến chứng
- Trẻ quấy khóc liên tục, ngủ không yên. Đây chính là dấu hiệu cảnh báo giai đoạn sớm của tình trạng nhiễm độc thần kinh.
- Trẻ thường xuyên giật mình ngay cả khi ngủ.
Trong số các biến chứng của tay chân miệng, đáng kể nhất chính là nguy cơ tử vong mà nó gây ra. Vì thế, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ nhập viện khi có những dấu hiệu này. Việc thăm khám kịp thời sẽ giúp cha mẹ biết được tình trạng bệnh của con mình và được bác sĩ chỉ định điều trị với phác đồ phù hợp.
2. Sai lầm cần tránh
Số đông cha mẹ khi thấy con bị tay chân miệng thường sử dụng thuốc xanh để bôi lên các mụn bỏng nước khiến cho hình dạng nốt bị che khuất, bác sĩ thăm khám và xác định bệnh gặp nhiều khó khăn. Đây là một việc làm sai lầm. Thêm vào đó, cũng có không ít dùng kháng sinh để trị bệnh mà không biết rằng trường hợp bệnh không bội nhiễm thì thuốc kháng sinh không có tác dụng gì hết. Việc dùng thuốc kháng sinh bừa bãi thậm chí còn gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể và làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Sử dụng vitamin bổ sung trong thời gian trẻ bị chân tay miệng mà không tham khảo ý kiến bác sĩ cũng là điều không cần thiết. Ngoài ra, nhiều phụ huynh còn kiêng tắm cho tới khi trẻ hết bệnh mà không biết rằng việc làm này có thể khiến trẻ bị ngứa ngáy, gãi nhiều dẫn đến nhiễm trùng. Thời gian này trẻ có thể tắm như bình thường nhưng hãy cho trẻ tắm nước ấm và ở nơi kín gió.
3. Biện pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng
Ở nước ta, mùa hè là lúc thời tiết nóng ẩm, rất thuận lợi cho virus gây bệnh tay chân miệng phát triển và lây lan. Vì thế, trong thời điểm này, các bậc cha mẹ nên chủ động phòng ngừa bệnh bằng cách:
Trẻ có dấu hiệu tay chân miệng cần được bác sĩ thăm khám để chẩn đoán và điều trị đúng hướng
- Thường xuyên vệ sinh tay cho trẻ bằng xà phòng diệt khuẩn, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Vệ sinh sạch sẽ vật dụng của trẻ bằng chất tẩy rửa thông thường.
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân với trẻ.
- Nếu trẻ bị chân tay miệng, hãy tránh để trẻ tiếp xúc với nơi đông người, đeo khẩu trang cho trẻ khi đi ra ngoài và hướng dẫn trẻ che miệng khi ho hay hắt hơi.
Hầu hết trẻ bị tay chân miệng có thể điều trị tại nhà theo phác đồ do bác sĩ cung cấp. Tuy nhiên, việc điều trị cần được tiến hành kịp thời thì mới tránh được nguy cơ biến chứng. Vì vậy, bố mẹ cần quan sát và nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ thăm khám khi có các dấu hiệu bất thường, càng sớm càng tốt.
Có một thực tế không thể phủ nhận được đó là vào mùa dịch, số trẻ bị bệnh thường rất đông nên nhiều bệnh viện công lập trở nên quá tải. Cũng vì nguyên nhân ấy mà nhiều trẻ phải chờ đợi, đã mệt càng mệt thêm và dễ bị lây chéo bệnh từ môi trường y tế đông người.
Để tránh điều này, nhiều phụ huynh đã lựa chọn cho con tới cơ sở y tế tư nhân thăm khám. Việc làm này là đúng nhưng bố mẹ cần lưu ý chọn địa chỉ uy tín để chăm sóc sức khỏe cho con, có như vậy trẻ mới được chẩn đoán đúng bệnh và điều trị hiệu quả.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những cơ sở y tế ngoài công lập được đánh giá cao về việc thăm khám và điều trị nhiều bệnh lý hô hấp, da liễu,... Với đội ngũ bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị y tế tiến tiến và dịch vụ chuyên nghiệp, bệnh viện đã giúp giảm nỗi lo khám chữa bệnh cho trẻ ở nhiều bố mẹ.
Nếu bạn đang cần thăm khám hoặc tư vấn về bệnh tay chân miệng, hãy gọi ngay đến hotline 1900 56 56 56 để được chuyên gia y tế của bệnh viện giải đáp, đặt lịch và có những hướng dẫn hữu ích.