Một trong số những nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ là do nhiễm virus cấp tính nhóm Enterovirus. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71).
14/07/2020 | Nhận biết các dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em sớm 05/05/2020 | Enterovirus 71 nguyên nhân của bệnh tay chân miệng ở trẻ em 18/04/2020 | Ghi nhớ dấu hiệu bệnh tay chân miệng để bảo vệ sức khỏe cho trẻ
1. Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ
Loại virus thường gặp nhất là gây bệnh chân tay miệng ở trẻ là Coxsackievirus A16 với đặc điểm là thể nhẹ, có thể tự khỏi và ít biến chứng.
Ngoài ra, bệnh tay chân miệng ở trẻ có thể do virus Enterovirus EV71, thường gây bệnh nguy hiểm với nhiều biến chứng, có thể gây tử vong ở trẻ nếu không điều trị tốt.
Bệnh tay chân miệng thường xuất hiện ở các nước Châu Á
Đặc điểm của những loại virus gây bệnh này là có thể tồn tại ở dịch nước bọt, dịch mụn nước, dịch cơ thể khác. Chúng có thể tồn tại rất lâu trong môi trường ở đồ chơi, vật dụng sinh hoạt, vật dụng cá nhân của trẻ.
Trẻ có nguy cơ lây nhiễm mắc bệnh nếu:
- Tiếp xúc trực tiếp với trẻ bệnh hoặc tiếp xúc với dịch tiết nước bọt của trẻ bệnh trong lúc ho hay hắt hơi.
- Người chăm sóc trẻ tiếp xúc với dịch tiết chứa virus nhưng không rửa tay thường xuyên, khiến virus lây sang trẻ nhỏ.
- Trẻ cầm nắm đồ chơi, chạm vào sàn nhà dính virus gây bệnh, sau đó vô tình đưa tay lên miệng, mắt mũi khi chưa rửa sạch tay.
Đồ chơi của trẻ có thể dính virus truyền nhiễm bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng ở trẻ lây truyền nhanh nên rất dễ bùng phát thành dịch lớn. Vì thế nếu cha mẹ và mọi người không có biện pháp phòng tránh tốt và điều trị kịp thời thì trẻ xung quanh cũng có nguy cơ mắc bệnh rất cao.
2. Trẻ có thể bị tái nhiễm tay chân miệng không?
Khi trẻ mắc virus tay chân miệng, cơ thể sẽ hình thành kháng thể chống lại virus đó. Tuy nhiên, cơ thể chỉ sinh ra kháng thể yếu trong thời gian ngắn, sau tự hết kháng thể theo thời gian và trẻ lại có thể bị bệnh trở lại.
Vì thế nếu lần sau trẻ mắc phải loại virus khác thuộc nhóm enterovirus thì vẫn có thể tái mắc bệnh trở lại. Kể cả người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng nếu nhiễm virus, tuy nhiên bệnh ở trẻ thường nặng, để lại biến chứng sức khỏe nguy hiểm hơn.
3. Làm gì để phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ?
Bệnh lý tay chân miệng dễ lây lan, chưa có phương pháp điều trị chuyên biệt hay vaccine phòng ngừa nên việc phòng bệnh được ưu tiên hàng đầu. Không chỉ trẻ mà cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa với tất cả thành viên trong gia đình bởi bất cứ ai tiếp xúc gần với trẻ mắc bệnh cũng có thể là nguồn lây nhiễm.
Vệ sinh tay sạch sẽ giúp phòng ngừa bệnh tay chân miệng
Cần phòng ngừa bệnh bằng các biện pháp đơn giản mà vô cùng hiệu quả sau:
3.1. Vệ sinh tay sạch sẽ, đúng cách
Bàn tay là nơi tiếp xúc với nhiều vật dụng và chứa rất nhiều vi khuẩn, virus có thể gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như tay chân miệng hoặc cúm, tiêu chảy cấp, thương hàn,… Chúng có thể xâm nhập vào cơ thể và lây bệnh khi tay tiếp xúc với thức ăn hay vô tình sờ lên mặt, mũi, miệng và mắt.
Vì thế để phòng ngừa tay chân miệng và những bệnh lý khác, việc vệ sinh tay thường xuyên sạch sẽ là vô cùng cần thiết. Các chuyên gia cũng cho biết, việc rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa tay chân miệng giảm đến 35% nguy cơ lây truyền và giảm tỷ lệ tử vong do bệnh đáng kể.
Tuy vậy, không nhiều người có thói quen rửa tay bằng xà phòng này, kể cả người lớn và trẻ nhỏ. Vì thế trước tiên cha mẹ cần làm gương, sau đó hướng dẫn trẻ cách rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, nhất là tại các thời điểm:
- Sau khi đi vệ sinh.
- Trước khi ăn.
- Sau khi ra ngoài về.
- Sau khi tiếp xúc với người bệnh, người có biểu hiện mắc bệnh tay chân miệng.
- Sau khi hắt hơi, ho và tay bị dính chất dịch tiết.
Bên cạnh đó, cần hướng dẫn trẻ cách vệ sinh tay kỹ càng vì trẻ thường có thói quen rửa tay vội vàng, như vậy xà phòng và nước rửa tay không thể diệt khuẩn hoàn toàn được. Nên lựa chọn những loại xà phòng, nước rửa tay có công thức sát khuẩn tốt, rửa tay kỹ và hoàn toàn.
Cần khử trùng khăn mặt, vật dụng của trẻ bị bệnh
3.2. Thường xuyên khử trùng vật dụng, đồ chơi cho trẻ
Các vật dụng ăn uống, sử dụng cá nhân, đồ chơi cần được rửa sạch các bề mặt với nước và xà phòng trước. Sau đó dùng dung dịch chlorine pha loãng để tẩy trùng.
3.3. Hạn chế tiếp xúc gần với người có nguy cơ
Nếu trẻ hoặc người khác có triệu chứng mắc bệnh tay chân miệng, nên hạn chế cho trẻ ôm hôn, sử dụng chung đồ chơi, đồ dùng cá nhân,… để giảm nguy cơ lây nhiễm.
3.4. Điều trị tích cực và đúng cách cho trẻ
Nếu chẳng may trẻ bị tay chân miệng, cha mẹ cần theo dõi sát sao tình trạng bệnh và điều trị tích cực dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra cần lưu ý cho trẻ nghỉ học, không đến nhà trẻ, trường học hoặc nơi tập trung đông người cho tới khi chữa khỏi hoàn toàn. Vật dụng, đồ dùng của trẻ cũng cần được vệ sinh sát khuẩn thường xuyên, không sử dụng chung với trẻ khác.
Mỗi khi hắt hơi hoặc ho, cần hướng dẫn trẻ che mũi và miệng, rửa tay sạch sẽ. Giặt, tã và các đồ dùng đã qua sử dụng cần được vứt vào thùng rác được đậy kín.
Điều trị sớm giúp ngăn ngừa biến chứng và lây lan bệnh tay chân miệng
Hàng năm, khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tiếp nhận thăm khám và điều trị nhiều trường hợp bệnh tay chân miệng ở trẻ và các bệnh lý dễ mắc phải khác như: viêm tai giữa, sốt vi khuẩn, viêm phổi ở trẻ,…
Với hệ thống trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng cùng đội ngũ y bác sĩ nhiệt tình, chuyên môn giỏi giúp việc điều trị bệnh cho trẻ không còn là nỗi trăn trở lo lắng của các bậc phụ huynh.
Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp tới hệ thống y tế MEDLATEC trên toàn quốc hoặc qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn đặt lịch khám.