Bệnh tay chân miệng ở trẻ em điều trị thế nào? | Medlatec

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em điều trị thế nào?

Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vaccine phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ em. Khi trẻ bị bệnh, hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám, việc điều trị đúng cách giúp giảm triệu chứng, hạn chế biến chứng nguy hiểm.


05/05/2020 | Enterovirus 71 nguyên nhân của bệnh tay chân miệng ở trẻ em
18/04/2020 | Ghi nhớ dấu hiệu bệnh tay chân miệng để bảo vệ sức khỏe cho trẻ
17/04/2020 | Trẻ em mắc bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không?

1. Cách điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em

bệnh tay chân miệng do virus Enterovirus (E71, E68), Coxsackievirus (B, A16) gây ra, hiện vẫn chưa tìm được thuốc điều trị đặc hiệu. Vì thế điều trị bệnh hiện nay chủ yếu là điều trị triệu chứng, tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa biến chứng. Với những trẻ bệnh diễn biến nặng, cần điều trị tích cực để duy trì chức năng sống, đặc biệt khi xuất hiện suy hô hấp, suy tuần hoàn.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em

 Tay chân miệng là bệnh do virus gây ra

Cụ thể, thuốc điều trị và phương pháp can thiệp y tế có thể dùng để điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em là:

1.1. Hạ sốt

Khi trẻ sốt cao trên 38,5 độ C trở lên, cần sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol (acetaminophen hoặc ibuprofen) liều 10 - 15mg/kg. Nếu trẻ còn sốt cao cần dùng tiếp liều thứ 2 sau 4 - 6 giờ. Trong trường hợp trẻ khó uống thuốc, có thể dùng viên đặt hậu môn thay thế để giảm sốt.

1.2. Sát khuẩn

Bệnh tay chân miệng gây ra các vết viêm loét, bọng nước có thể gây nhiễm trùng, vì thế cần dùng gel zyttee, kamistad,… để sát khuẩn và giảm đau, nhất là khi trẻ khó ăn uống. Việc bổ sung kẽm và vitamin C cũng cần thiết để điều trị sốt và vết loét miệng. Ngoài ra, một số loại thuốc sát khuẩn có thể sử dụng cho trẻ như: Lidocain, nước muối sinh lý NaCl 0.9%, Xịt miệng Benzydamine, súc miệng benzydamine.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Trẻ bị tay chân miệng cần bù nước và điện giải bằng oresol

1.3. Bù nước và điện giải

Có thể bổ sung nước và điện giải cho trẻ mắc bệnh bằng dung dịch uống hydrite hoặc oresol, cần pha theo chỉ định. 

1.4. Dung dịch khử khuẩn

Ngoài dùng thuốc sát khuẩn, trẻ mắc bệnh tay chân miệng và gia đình, người chăm sóc cũng cần vệ sinh sạch sẽ, khử khuẩn bằng:

- Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi cho trẻ ăn, trước khi nấu ăn, sau khi tiếp xúc với trẻ và sau khi đi vệ sinh.

- Sát khuẩn đồ chơi, quần áo, đồ dùng của trẻ bằng dung dịch khử khuẩn như cloramin 2%.

- Tiệt trùng và hấp sôi các vật dụng sinh hoạt hàng ngày của trẻ như thìa, bát, bình sữa,… Hạn chế dùng chung với trẻ khác.

1.5. Thuốc điều trị biến chứng

Khi trẻ bị tay chân miệng nặng với triệu chứng và biến chứng nguy hiểm, cha mẹ cần đưa trẻ nhập viện. 

Tùy vào tình hình từng trẻ, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị khác nhau, giúp hạn chế tối đa các biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Biến chứng suy hô hấp có thể khiến trẻ tử vong

Nhìn chung khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng, cha mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện khám và tư vấn điều trị dù triệu chứng bệnh nặng hay nhẹ. Nếu tay chân miệng độ 1, bác sĩ sẽ hướng dẫn điều trị và chăm sóc tại nhà. Nếu bệnh tiến triển nặng với các biến chứng như sốt cao li bì, nôn ói,… thì cần nhập viện để theo dõi.

Rất nhiều bậc cha mẹ thường cho trẻ dùng thuốc kháng sinh điều trị¸ tuy nhiên tác nhân gây bệnh là virus đường ruột nên loại thuốc này không có tác dụng. Hơn nữa, việc sử dụng tùy tiện thuốc kháng sinh còn gây hại cho sức khỏe, hệ miễn dịch, tạo hiện tượng kháng thuốc, gây khó khăn trong điều trị bệnh tay chân miệng nói riêng và chữa bệnh nói chung.

Vì thế cha mẹ không tự ý cho trẻ sử dụng thuốc điều trị triệu chứng tay chân miệng nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ. 

2. Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng như thế nào?

Việc chăm sóc và bổ sung dinh dưỡng của trẻ mắc bệnh rất quan trọng, giúp trẻ mau chóng phục hồi và ngăn ngừa lây nhiễm. Cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Thực phẩm phù hợp: Trẻ bị tay chân miệng thường mệt mỏi, chán ăn, khó ăn, vì thế nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, lỏng mà trẻ yêu thích. Bên cạnh đó hạn chế các loại thức ăn cay nóng, nhiều dạ vị, dễ gây kích thích tiêu hóa cũng như các vết viêm loét miệng. Sữa chua là thực phẩm tốt giúp làm dịu cơn đau nhanh chóng.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Khi bị chân tay miệng, cha mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn mềm

- Cho trẻ ăn đúng cách: Cha mẹ cần cẩn thận khi cho trẻ ăn để không đụng chạm tới các vết loét trong miệng bởi sẽ gây đau, khiến trẻ sợ hãi.

- Bù nước và điện giải: Cho trẻ tăng bú mẹ hoặc dùng nước ép hoa quả tươi để bù nước và điện giải, bổ sung Vitamin và khoáng chất tăng cường sức khỏe.

- Theo dõi triệu chứng bệnh: Bệnh tay chân miệng có thể tiến triển nhanh chóng gây ra những biến chứng nguy hiểm, do đó cha mẹ cần nắm rõ những biểu hiện triệu chứng nặng để đưa trẻ tới cơ sở y tế theo dõi và điều trị.

- Dùng thuốc điều trị đúng cách: Điều trị tay chân miệng tại nhà sẽ được bác sĩ hướng dẫn sử dụng Paracetamol để hạ sốt hoặc dung dịch để cân bằng điện giải. Cha mẹ cần thực hiện đúng liều lượng, pha chế, thời gian dùng theo chỉ định bác sĩ.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị tay chân miệng thường không tự chủ và nghe lời cha mẹ, dễ dùng tay chân cào gãi khi các vết viêm loét gây ngứa, đau đớn. Vì thế cần cắt ngắn móng tay, mang bao tay cho trẻ nếu cần thiết. 

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Cần đưa trẻ đi khám y tế nếu có dấu hiệu bệnh tay chân miệng

Nhìn chung bệnh tay chân miệng ở trẻ em khá lành tính, tuy nhiên bệnh có thể kéo dài và xảy ra biến chứng nguy hiểm nếu cha mẹ lơ là trong điều trị, chăm sóc trẻ. Vì thế phụ huynh cần trang bị kiến thức về cách chăm sóc, điều trị cho trẻ đúng cách. 

Để đăng ký khám và điều trị bệnh cho trẻ tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, quý khách có thể liên hệ hệ thống y tế MEDLATEC toàn quốc hoặc qua hotline 1900 56 56 56.

Các ưu điểm khi khám chữa bệnh tại MEDLATEC:

- Cơ sở vật chất hiện đại, hệ thống máy móc tiên tiến giúp hỗ trợ chẩn đoán và kết luận bệnh chính xác.

- Đội ngũ y bác sĩ nhiều năm trong nghề, luôn tận tâm phục vụ với phương châm “bệnh nhân như người thân”.

- Quy trình khám chữa bệnh nhanh gọn, bạn có thể gọi điện để đặt lịch khám, tránh thời gian chờ đợi mệt mỏi.

Chắc chắn đến với MEDLATEC bạn sẽ tuyệt đối yên tâm và hài lòng.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh - Ba mẹ nên cẩn trọng

Chắc hẳn các bậc phụ huynh đều biết trẻ sơ sinh là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt, bởi vì cơ thể của bé rất yếu, dễ bị tổn thương do các tác động bên ngoài. Trong đó, thói quen rung lắc khi vỗ về trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, sự phát triển của bé. Chúng ta cũng tìm hiểu những ảnh hưởng của hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh trong bài viết này nhé!
Ngày 19/12/2022

Trẻ sơ sinh thở mạnh có phải là vấn đề đáng lo ngại không?

Khi mới chào đời, cơ thể của trẻ khá non nớt và dễ bị tổn thương, do đó các bậc phụ huynh cần chăm sóc con thật cẩn thận. Nếu phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh, bạn nên cho bé đi kiểm tra kịp thời, nhất là khi gặp phải tình trạng trẻ sơ sinh thở mạnh. Vậy đây có phải vấn đề đáng lo ngại hay không?
Ngày 01/12/2022

Trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có đáng lo ngại không?

Với các bé sơ sinh, ba mẹ có rất nhiều nỗi lo lắng và 1 trong số đó là trẻ hay bị hắt xì hơi. Vậy trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có phải là dấu hiệu cảnh báo có bất ổn về vấn đề sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu thêm về nguyên nhân và biện pháp cải thiện tình trạng trẻ hay bị hắt xì qua bài viết sau. 
Ngày 30/11/2022

Cha mẹ hãy cẩn trọng với các triệu chứng viêm kết mạc ở trẻ

Trẻ nhỏ là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt bởi vì các bé rất dễ mắc bệnh do những thói quen không tốt. Một trong số đó là thói quen dụi mắt, đây chính là lý do hàng đầu dẫn tới tình trạng viêm kết mạc ở trẻ. Khi đối mặt với tình trạng này, trẻ sẽ gặp phải những triệu chứng như thế nào, bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh nắm được và chủ động chăm sóc bé.
Ngày 17/11/2022
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp