Tình trạng nhiễm trùng đường mật có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây tử vong. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sự nguy hiểm của căn bệnh này và phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả.
02/07/2022 | Bác sĩ giải đáp: Bệnh teo đường mật bẩm sinh nguy hiểm như thế nào? 16/06/2022 | Chụp đường mật xuyên qua da 14/06/2022 | Những điều cần biết về chụp đường mật 06/04/2022 | Chảy máu đường mật: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
1. Nhiễm trùng đường mật có nguy hiểm không?
Nhiễm trùng đường mật là một trong những bệnh lý nguy hiểm. Nếu không được khắc phục kịp thời, bệnh có thể đe dọa tính mạng của người bệnh. Dưới đây là một số biến chứng do nhiễm trùng đường mật gây ra:
- Thấm mật phúc mạc: Khi xảy ra tình trạng nhiễm trùng sẽ dẫn đến tắc mật, phồng túi mật dẫn tới mật bị thấm ra các cơ quan vùng ổ bụng. Hiện tượng này còn được gọi là thấm mật phúc mạc khiến bệnh nhân có triệu chứng đau bụng dữ dội.
Nhiễm trùng đường mật có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm
- Viêm hoại tử ống mật chủ, túi mật: Nếu không khắc phục tình trạng viêm nhiễm kịp thời, có thể dẫn tới hoại tử ống mật chủ hoặc hoại tử thành túi mật và gây viêm phúc mạc.
- Chảy máu đường mật: Nhiễm trùng ở đường mật dẫn tới áp xe hoại tử nhu mô và gây chảy máu ở nhánh động mạch hay tĩnh mạch gan. Người bệnh có triệu chứng nôn ra máu, hoa mắt, chóng mặt, đại tiện ra máu hoặc phân đen.
- Áp xe đường mật: Thường xảy ra ở những trường hợp nhiễm trùng nặng khiến cho gan bị đau và sưng to.
- Nhiễm trùng máu: Khi tình trạng nhiễm trùng đường mật không được khắc phục sớm có thể dẫn đến nhiễm trùng máu khiến cho bệnh nhân gặp nguy hiểm đến tính mạng. Một số triệu chứng nhiễm trùng máu có thể kể đến như sốt cao, chân tay lạnh, mạch đập nhanh, chân nổi vân tím, nước tiểu giảm,…
- Hội chứng gan thận: Nhiễm trùng đường tiểu có nguy cơ làm tăng ure máu, gây tiểu ít.
- Viêm tụy cấp.
- Xơ gan: Khi đường mật bị viêm nhiễm và ứ đọng lâu ngày có thể dẫn tới suy giảm chức năng gan và xơ gan.
- Viêm túi mật mạn tính.
- Ứ nước túi mật.
2. Nguyên nhân và triệu chứng của nhiễm trùng đường mật
+ Ký sinh trùng đường ruột là một trong những nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Ở một số trường hợp, sán hoặc giun xâm nhập vào đường mật cũng có thể là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng nhiễm trùng tại bộ phận này. Hơn nữa, khi kết hợp cùng với các loại vi khuẩn thì đây cũng chính là những tác nhân khiến cho căn bệnh này càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm nhiễm đường mật
+ Sỏi mật: Dịch mật vốn là một chất lỏng vô trùng. Nếu trên đường lưu thông, dịch mật bị ngăn cản bởi bất cứ “chướng ngại vật” nào cũng có thể dễ dàng dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn. Trong đó, sỏi mật chính là nguyên nhân hàng đầu. Ngoài ra còn có thể kể đến các khối u, cục máu đông hay một số trường hợp bị hẹp đường mật bẩm sinh.
+ Các loại vi khuẩn ở ruột non cũng có thể gây ra viêm nhiễm trong quá trình di chuyển ngược lên túi mật.
+ Do cơ thể bị xâm nhập bởi các loại ký sinh trùng từ bên ngoài.
+ Các trường hợp nội soi mật tụy hoặc từng phẫu thuật tuyến tụy, đường tiêu hóa,… cũng có nguy cơ gặp phải tình trạng nhiễm trùng ở đường mật.
Nếu bạn gặp phải một số triệu chứng dưới đây thì không nên chủ quan vì đó rất có thể là dấu hiệu cảnh báo đường mật của bạn bị nhiễm trùng:
+ Đau ở hạ sườn phải: Cơn đau đột ngột và kéo dài trong nhiều ngày. Khi gắng sức và thở mạnh, cơn đau sẽ tăng lên. Đau lan ra phía sau lưng.
Đau dữ dội hạ sườn phải là một trong những nguyên nhân gây bệnh
+ Sốt: Khi bị nhiễm trùng ở đường mật hoặc nhiễm trùng bất cứ cơ quan nào khác trong cơ thể, người bệnh đều có thể xuất hiện tình trạng sốt cao, có thể trên 39 độ C.
+Vàng da và vàng mắt: Đây là những biểu hiện rất đặc trưng của các bệnh lý về gan mật. Hiện tượng này chính là do dịch mật bị ứ lại và lượng bilirubin bị tích tụ trong máu. Tuy nhiên, biểu hiện này không quá rõ ràng. Người bệnh có thể xuất hiện kèm theo một số triệu chứng khác như chán ăn, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa,…
3. Điều trị và phòng ngừa nhiễm trùng đường mật
Khi nhận thấy những dấu hiệu của bệnh, cần đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được cấp cứu kịp thời. Tránh dẫn tới tình trạng nhiễm trùng huyết để giảm tối đa nguy cơ tử vong.
Tùy từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp. Trong đó, điều trị bằng kháng sinh là phương pháp phổ biến. Bên cạnh đó là các phương pháp tái lưu thông đường mật bằng cách lấy sỏi, đặt stent đường mật, gặp giun, phẫu thuật.
Với những trường hợp sốc cần hồi sức tích cực bằng cách vận mạch, cho bệnh nhân thở oxy, cân bằng nước điện giải. Nhiều trường hợp cần kết hợp hồi sức và tái lưu thông đường mật để đạt được hiệu quả điều trị tối đa.
Thuốc kháng sinh là một trong những phương pháp điều trị bệnh
Nhiễm trùng tại đường mật không chỉ là bệnh nguy hiểm mà còn là bệnh lý dễ tái phát. Do đó, việc phòng ngừa bệnh là điều vô cùng cần thiết. Dưới đây là một số phương pháp gợi ý:
+ Tránh ăn các loại nội tạng động vật và một số thực phẩm nhiều cholesterol khác.
+ Bổ sung nước đầy đủ và tăng cường ăn các loại rau xanh và trái cây.
+ Nên thực hiện ăn chín uống sôi và ăn đúng giờ để quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi, nhịp nhàng, tránh gây nhiễm khuẩn.
+ Thường xuyên vận động để giảm nguy cơ sỏi mật hay nhiễm trùng.
+ Thường xuyên tẩy giun để tránh nguy cơ giun chui ống mật.
Với những thông tin trên, hi vọng bạn đã hiểu hơn về sự nguy hiểm của nhiễm trùng đường mật và cách phòng ngừa căn bệnh này. Nếu có thắc mắc cần được giải đáp hoặc có nhu cầu thăm khám sức khỏe gan mật hay sức khỏe tổng thể, bạn có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, để được các tổng đài viên của chúng tôi giải đáp chi tiết.