Chụp đường mật xuyên qua da
Chụp đường mật qua da xuyên gan (PTC – Percutaneous transhepatic cholangiography) là một thủ thuật X – quang có xâm lấn được thức hiện lần đầu vào năm 1962 và trở nên phổ biến từ những năm 1970. Cùng với nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP), kỹ thuật này giúp các bác sỹ xác định tắc nghẽn ống dẫn mật trong gan trong các trường hợp hẹp đường mật, sinh thiết ống mật, và quản lý các biến chứng của phẫu thuật nội soi cắt bỏ túi mật hoặc
14/06/2022 | Những điều cần biết về chụp đường mật 14/06/2022 | Chụp cộng hưởng từ dựng hình mật-tụy và những lợi ích mang lại 14/06/2022 | MEDLATEC miễn phí khám gan mật cùng chuyên gia đầu ngành - PGS.TS Trịnh Thị Ngọc & PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng 29/04/2022 | Ung thư túi mật (GBC): Giá trị của các dấu ấn sinh học trong chẩn đoán, theo dõi và tiên lượng
1. Khi nào cần chụp đường mật xuyên qua da (PTC)?
Chụp đường mật xuyên qua da (PTC) thường được chỉ định khi:
- Những người có triệu chứng tắc nghẽn đường mật như sốt, đau hạ sườn phải, vàng da và mắt nhưng không thể sử dụng được thủ thuật nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP).
- Những bệnh nhân có bất thường ở thực quản, ruột non hoặc có tiền sử phẫu thuật làm thay đổi giải phẫu ở bụng (ví dụ phẫu thuật dạ dày) khiến cho việc thực hiện nội soi mật tụy ngược dòng không thành công.
- Các chỉ định khác của PTC bao gồm điều trị rò rỉ dịch mật sau phẫu thuật hoặc sa đường mật do chấn thương.
2. Cần lưu ý những gì khi thực hiện PTC?
- Kỹ thuật này không được thực hiện cho phụ nữ đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai (chậm kinh, test que thử thai (+),…)
- Thủ thuật này sẽ không được tiến hành nếu bệnh nhân mắc hội chứng máu khó đông (Hemophilia).
- Hãy báo với bác sĩ và nhân viên y tế biết nếu bệnh nhân đang sử dụng các loại thuốc chống đông máu như Warfarin hay Plavix.
Giống như những thủ thuật khác, bệnh nhân mắc chứng máu khó đông cần đặc biệt cẩn trọng
3. Những việc cần làm trước khi tiến hành chụp PTC
- Bệnh nhân cần tháo bỏ trang sức cá nhân, đồ kim loại, đồ điện tử trước khi vào phòng chụp
- Trong vòng 6-8 tiếng trước khi làm thủ thuật, bệnh nhân không được ăn hay uống bất kì thứ gì để đảm bảo đường tiêu hóa sạch sẽ giúp hình ảnh đường mật trên XQ được quan sát dễ dàng
- Hãy báo cho bác sĩ hoặc nhân viên y tế biết nếu bệnh nhân có bất kì tiền sử dị ứng nào (thuốc cản quang, thuốc kháng sinh,đồ ăn, thức uống, lông vật nuôi,….)
- Hãy báo cho bác sĩ hoặc nhân viên y tế biết nếu bệnh nhân có tiền sử hen suyễn
- Bệnh nhân sẽ phải ký giấy cam kết thực hiện thủ thuật. Thủ tục này là quy định chung của Bộ Y tế nhằm bảo vệ đồng thời nhân viên y tế và quyền lợi của bệnh nhân
- Bệnh nhân thay trang phục của bệnh viện trước khi vào phòng chụp.
4. Quá trình chụp PTC được tiến hành như thế nào?
- Khi bệnh nhân nằm trên bàn chụp, kíp gây mê sẽ tiến hành tiêm thuốc gây mê cho bệnh nhân qua đường tĩnh mạch
- Khi thuốc mê có tác dụng, các bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê tại chỗ vào da trên lồng ngực bên phải của người bệnh. Sau đó, dưới hướng dẫn của máy siêu âm, một kim nhỏ dài được đưa vào giữa hai xương sườn vào gan và dò tìm đường mật. Khi đầu kim đã nằm trong đường mật, bác sĩ sẽ tiêm thuốc cản quang, thuốc sẽ chảy vào các ống dẫn mật và tiến hành chụp X-quang đường mật trong gan xác định vị trí tắc mật ngay sau đó.
Hình ảnh PTC
5. Những lưu ý sau khi chụp đường mật xuyên qua da
Tỷ lệ thành công của PTC được báo cáo là hơn 95% trong phẫu thuật trên các bệnh nhân giãn hệ thống đường mật và 67-80% ở những bệnh nhân không có giãn hệ thống đường mật. Sau khi kết thúc thủ thuật khoảng một giờ, bệnh nhân nên có ít nhất 8h để nghỉ ngơi và hồi phục. Bệnh nhân có thể cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, và đau trong vài ngày sau phẫu thuật .
6. Chụp đường mật xuyên qua da có biến chứng gì không?
Tuy tỉ lệ thành công cao nhưng thủ thuật này vẫn còn để lại một số biến chứng trên bệnh nhân như nhiễm trùng huyết, xuất huyết, rò rỉ đường mật, viêm phúc mạc, tràn khí màng phổi, chảy máu phúc mạcVì vậy, bệnh nhân sau khi thực hiện thủ thuật cần được theo dõi trong vòng 1 tuần. Hãy gọi cho bác sĩ ngay nếu bị chảy máu nặng hoặc máu chảy ra từ chỗ thủng, bị đau bụng dữ dội hoặc sốt trên 38oC. Trung tâm Chẩn đoán Hình ảnh MEDLATEC được trang bị hệ thống trang thiết bị hiện đại, tiên tiến như máy Cộng hưởng từ (MRI -1.5T), máy Cắt lớp vi tính đa dãy (MSCT – 128 dãy), máy Xquang kỹ thuật số, …..Cùng với đó là đội ngũ các PSG, Tiến sĩ, Bác sĩ, Kỹ thuật viên đầu ngành cả nước về Chẩn đoán Hình ảnh. Chúng tôi cam kết sẽ mang lại cho khách hàng những trải nghiệm dịch vụ về Chẩn đoán Hình ảnh tuyệt vời, chính xác, nhanh chóng, giúp quá trình chẩn đoán và điều trị đạt kết quả cao nhất.
Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng gọi cho chúng tôi qua số điện thoại 1900565656 để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời nhé.