Nhiễm độc thần kinh do tay chân miệng gây nguy hiểm cho trẻ như thế nào? | Medlatec

Nhiễm độc thần kinh do tay chân miệng gây nguy hiểm cho trẻ như thế nào?

Nhiễm độc thần kinh do tay chân miệng là một biến chứng về hệ thần kinh nếu cha mẹ không có biện pháp điều trị kịp thời, đúng lúc cho con. Vì thế, phụ huynh chú ý hãy chủ động theo dõi sức khỏe con em mình để kịp thời phát hiện ra dấu hiệu bất thường để chữa trị đúng thời điểm, đúng phương pháp.


25/05/2022 | Các biện pháp phòng chân tay miệng cho trẻ mà ba mẹ cần biết
20/05/2022 | Bỏ túi địa chỉ khám chân tay miệng cho trẻ uy tín, chất lượng cao
08/05/2022 | Chẩn đoán và quá trình điều trị chân tay miệng có thể bạn chưa biết

1. Bệnh tay chân miệng là gì?

Tay chân miệng là bệnh lý truyền nhiễm được hình thành nên bởi virus virus đường ruột Coxsackie A16 và Enterovirus 71. Hình thức lây lan của bệnh từ đường tiêu hóa và phát tán khắp cơ thể của người bệnh ra môi trường bên ngoài qua qua phân, nước bọt hay mụn nước. 

Đối tượng chủ yếu mắc bệnh là trẻ em dưới 5 tuổi lây nhiễm do các con tiếp xúc với mầm mống bệnh có trong nước bọt, dịch từ bọng nước hoặc giọt bắn khi ho, hắt hơi thông qua bàn tay rồi đưa nước miệng và nuốt phải virus. Bệnh có xu hướng tăng cao từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12. 

Bệnh tay chân miệng tăng cao từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12

Bệnh tay chân miệng tăng cao từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có nhận định cho rằng bệnh tay chân miệng hiện nay đã xuất hiện tại rất nhiều quốc gia Châu Á. Nhưng một vài năm trở lại đây thì dịch có xuất hiện tại nhiều nơi trên thế giới. Nếu trẻ bị bệnh tay chân miệng không được phát hiện và chữa trị kịp thời, đúng phương pháp chắc chắn sẽ để lại những biến chứng nặng nề. Một trong số biến chứng nguy hiểm đó là nhiễm độc thần kinh do tay chân miệng.

2. Biến chứng nhiễm độc thần kinh do tay chân miệng

Nếu trẻ bị tay chân miệng thuộc cấp độ 1 và 2 thường có thể tự khỏi bệnh. Tuy nhiên, cha mẹ không biết diễn biến của bệnh và có biện pháp chữa trị kịp thời cho con thì trẻ có nguy cơ nhiễm độc thần kinh rất cao. Từ đó, dẫn tới những biến chứng nguy hiểm về các bệnh như là viêm não, viêm màng não, viêm não tủy,...

Một số dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị nhiễm độc thần kinh do tay chân miệng như là:

  • Trẻ hay gặp phải tình trạng giật mình chới với kể cả khi đang ngủ hoặc chơi đùa;

  • Trẻ hay quấy khóc nhiều và có những biểu hiện ngủ li bì, thở mệt, vã mồ hôi lạnh,...

  • Trẻ sốt cao đến 38,5 độ và kéo dài hơn 48 giờ đồng hồ, không có chuyển biến hạ sốt sau uống thuốc.

Sốt cao là một trong những biến chứng nguy hiểm

Sốt cao là một trong những biến chứng nguy hiểm

Trên đây chính là 3 dấu hiệu đặc trưng cho việc bệnh tay chân miệng của trẻ đã trở nên nghiêm trọng. Ngoài ra, có không ít trẻ có xuất hiện các biểu hiện như là buồn nôn, nôn mửa, đi không vững,… Lúc này, bố mẹ cần ngay lập tức đưa con đến cơ sở Y tế để được thăm khám, điều trị.

3. Cấp độ dễ gây nhầm lẫn của tay chân miệng ở trẻ

Để hạn chế nguy cơ trẻ bị nhiễm độc thần kinh do tay chân miệng, cha mẹ cần nắm chắc 4 cấp độ chính là dấu hiệu cho thấy trẻ có thể đã mắc tay chân miệng sau đây:

  • Cấp độ 1: Trẻ bắt đầu sốt nhẹ từ 37,5 độ đến 38 độ C. Dần dần hình thành nên các vết loét miệng, niêm mạc lưỡi và ban đỏ xung quanh miệng. Lòng bàn tay và lòng bàn chân của con có nốt phát ban và mọng nước. Bên cạnh đó, trẻ còn xuất hiện ban đỏ tại chân, đùi, mông hoặc cẳng tay;

  • Cấp độ 2: Trẻ thường xuyên giật mình, sốt cao lên tới 39 độ C. Mặc dù đã uống thuốc hạ sốt nhưng nhiệt độ vẫn gia tăng. Đi kèm với đó là triệu chứng từ nhẹ đến nặng gồm có: khó ngủ, buồn nôn, quấy khóc, nhịp tim tăng nhanh, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng,...

  • Cấp độ 3: Dấu hiệu đặc trưng là xuất hiện các biến chứng về thần kinh. Điển hình là nhiễm độc thần kinh do chân tay miệng, hệ hô hấp, tim mạch, lạnh toàn thân, đổ mồ hôi. Một số biểu hiện bất bình thường ở trẻ mà cha mẹ tuyệt đối không nên chủ quan: có các cơn ngưng thở, thở bụng, thở nông, khò khè, rối loạn tri giác,...

  • Cấp độ 4: Trẻ mắc bệnh tay chân miệng có biểu hiện nặng nhất về phù phổi cấp, tím tái hoặc ngừng thở, thở nấc.

Cấp độ của bệnh tay chân miệng khi chuyển biến nghiêm trọng

Cấp độ của bệnh tay chân miệng khi chuyển biến nghiêm trọng

4. Chăm sóc trẻ bệnh tay chân miệng theo chỉ định của bác sĩ

Bệnh lý tay chân miệng chưa có thuốc chữa trị đặc hiệu nên biện pháp chính cha mẹ cần lưu ý chăm sóc cho trẻ bị bệnh đó là chăm sóc và điều trị về các triệu chứng. Quan trọng là không để bệnh diễn biến phức tạp dẫn đến biến chứng nhiễm độc thần kinh do tay chân miệng. 

Với những bé mắc bệnh ở cấp độ nhẹ có thể được điều trị và chăm sóc tại nhà theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, cha mẹ cần đưa con đi tái khám theo đúng lịch hẹn với bác sĩ để kịp thời phát hiện biến chứng (nếu có) và tuân thủ nghiêm túc hướng dẫn từ bác sĩ. Một số điều cha mẹ cần lưu ý trong quá trình chăm sóc trẻ bao gồm:

  • Cách ly trẻ bị bệnh tay chân miệng tại nhà. Tách biệt trẻ khỏi những nơi đông người, không cho con đến nhà trẻ, trường học, nơi bé tập trung từ 10-14 ngày đầu của bệnh;

  • Dùng thuốc hạ sốt đúng cách, đúng liều lượng khi trẻ có dấu hiệu sốt cao trên 38,5 độ C; bù điện giải oresol cho con,...

  • Không cho trẻ lại gần, tiếp xúc với người bị bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh tay chân miệng;

Rửa tay thường xuyên với xà phòng bằng vòi nước chảy nhiều lần trong ngày 

Rửa tay thường xuyên với xà phòng bằng vòi nước chảy nhiều lần trong ngày 

  • Thường xuyên lau, rửa sạch các bề mặt, dụng cụ hàng ngày hay tiếp xúc của con như đồ chơi, đồ dùng học tập, tay nắm khóa cửa, thanh vịn cầu thang, mặt bàn ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa chuyên dụng;

  • Cha mẹ cần vệ sinh cho con đúng cách: vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tắm cho bé trong phòng kín gió với nước ấm, đồ dùng sinh hoạt cần khử khuẩn thường xuyên,...

  • Đảm bảo thực hiện tốt khâu vệ sinh ăn uống, an toàn thực phẩm bằng cách ăn chín, uống sôi;

  • Tăng khẩu phần ăn có đầy đủ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho con. Cha mẹ nên cho bé ăn thức ăn loãng, nguội, mát và tránh ăn đồ ăn cay, nóng. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm giàu vitamin A và C như tôm, cá, sữa, trứng cùng các loại rau có màu xanh sẫm, củ quả có màu vàng và đỏ. Ngoài ra, thực phẩm có chứa kẽm cũng giúp vết thương của con chóng lành hơn;

  • Các vật dụng ăn uống cần rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là nên tráng ngâm nước sôi) bằng nước sạch dùng trong sinh hoạt thường ngày;

  • Cha mẹ cần tránh mớm thức ăn cho con, không để con ăn bốc, mút tay, ngậm đồ chơi. Đồng thời không để trẻ dùng chung khăn tay hay các vật dụng cốc, bát, đĩa, thìa,... trong gia đình để tránh lây nhiễm chéo.

Nhiễm độc thần kinh do tay chân miệng để lại những hậu quả về bệnh lý đặc biệt nghiêm trọng cho trẻ. Vì thế, cha mẹ hãy chủ động quan sát, theo dõi tình hình sức khỏe, biểu hiện của con để kịp thời thăm khám bác sĩ đúng lúc. Để được tư vấn hoặc đặt lịch khám tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, cha mẹ vui lòng gọi điện đến hotline: 1900 56 56 56.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mọi vấn đề cần lưu tâm về bệnh nhồi máu não

Bệnh nhồi máu não được WHO liệt kê vào danh sách nguyên nhân gây tử vong thứ 3 trên thế giới. Những biến chứng do căn bệnh này gây ra sẽ biến người bệnh trở thành gánh nặng đối với gia đình. Vì thế, phát hiện sớm để cấp cứu người bệnh kịp thời là cách tốt nhất để giảm thiểu gánh nặng do bệnh gây ra.
Ngày 21/06/2023

Cấu tạo của tiểu não như thế nào? Làm sao để bảo vệ tiểu não?

Tiểu não là một phần của bộ não và rất quan trọng đối với các hoạt động chuyển động của cơ thể chẳng hạn như khả năng đi lại, lái xe hay ném bóng,... Khi tiểu não bị ảnh hưởng hoặc gặp phải những vấn đề bất thường, người bệnh sẽ di chuyển khó khăn và khả năng phối hợp của cơ thể cũng giảm sút. Vậy cấu tạo của tiểu não như thế nào và phải làm sao để bảo vệ tiểu não?
Ngày 14/06/2023

Xung thần kinh và 6 bệnh lý thường gặp

Đối với cơ thể con người, hệ thần kinh là cơ quan có sự phân hóa cao nhất với các ống cùng một mạng lưới chằng chịt chạy khắp cơ thể. Quá trình hoạt động của hệ thần kinh cũng như sự hình thành nhận thức và tư duy của con người không kể không kể đến vai trò của xung thần kinh.
Ngày 14/06/2023

Cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà giúp cải thiện nhanh tình trạng

Đối với những đứa trẻ tự kỷ, cùng với việc tuân thủ theo chỉ dẫn của chuyên gia, vai trò của gia đình, của các bậc phụ huynh rất quan trọng, có thể quyết định tới thành công, hiệu quả việc chữa trị. Vậy có thể thực hiện những cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà nào?
Ngày 12/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp