Tổng hợp kiến thức hữu ích về bệnh tay chân miệng ở trẻ em | Medlatec

Tổng hợp kiến thức hữu ích về bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Tay chân miệng là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và khiến cho bệnh nhân luôn cảm thấy khó chịu trong sinh hoạt thường ngày. Khi quan sát thấy con trẻ có dấu hiệu bất thường bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện sớm nếu không bệnh sẽ biến chứng nguy hiểm. Đọc ngay bài viết này để hiểu rõ hơn về bệnh tay chân miệng bạn nhé.


23/09/2020 | Mẹ băn khoăn: bệnh tay chân miệng có mấy mức độ?
23/09/2020 | 6 biểu hiện của bệnh tay chân miệng đã trở nặng ở trẻ
21/09/2020 | Một số dấu hiệu bệnh tay chân miệng cha mẹ không nên bỏ qua
08/09/2020 | Hướng dẫn cách phát hiện và chăm sóc trẻ mắc bệnh tay chân miệng

1. Bệnh Tay chân miệng là gì?

Tay chân miệng là căn bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây nhiễm khá nhanh và do virus đường ruột gây nên. Bệnh này lây lan qua những tiếp xúc thông thường là nước bọt, dịch tiết ở đường hô hấp và phân của bệnh nhân.

Hệ miễn dịch của trẻ em dưới 5 tuổi chưa đạt sự hoàn thiện vì thế dễ mắc Bệnh tay chân miệng hơn người lớn. Thế nhưng những người trong tuổi thanh thiếu niên và tuổi trưởng thành cũng có khả năng mắc bệnh.

Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là nhóm người dễ mắc bệnh tay chân miệng nhất

Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là nhóm người dễ mắc bệnh tay chân miệng nhất

Đa phần bệnh có thể tự hết sau khoảng 7 - 10 ngày. Thế nhưng nếu chủ quan không điều trị sớm và kèm theo dấu hiệu bất thường thì bệnh có thể biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm màng não, thậm chí là tử vong nếu như không chữa trị kịp thời hoặc dứt điểm.

Khí hậu tại nước ta có đặc trưng là nóng ẩm quanh năm thế nên tay chân miệng có thể xuất hiện bất kỳ thời điểm nào trong năm. Thế nhưng, giai đoạn virus tay chân miệng hoạt động mạnh nhất là từ tháng 3 - tháng 5 và từ tháng 9 - tháng 12. Môi trường có khả năng lây lan cao nhất là nhà trẻ, trường mẫu giáo, khu vui chơi cho trẻ em, công viên,…

2. Một vài biểu hiện của bệnh tay chân miệng

2.1. Giai đoạn khởi phát

  • Giai đoạn khởi phát sẽ có biểu hiện ho, chán ăn, sốt (từ 38 đến 39 độ), nhức họng, đau bụng và còn có cả nôn ói tương tự như cúm. Các biểu hiện này thường diễn ra từ 12 - 48 tiếng. Ngoài ra, trẻ còn có dấu hiệu lở loét trên miệng hoặc lưỡi.

Vết loét miệng ở trẻ bị tay chân miệng

Vết loét miệng ở trẻ bị tay chân miệng

  • Nổi nốt ban đỏ trên da: bên cạnh nốt loét trên miệng thì ở ngón tay, lòng bàn tay và lòng bàn chân sẽ xuất hiện nốt ban đỏ có mụn nước, đôi khi còn xuất hiện ở mông và háng của bệnh nhân. Những nốt ban có hình bầu dục, màu xám nằm giữa với kích thước từ 2 - 5mm, không gây đau và ngứa hoặc có đau rát nhưng ở mức nhẹ. Nốt ban và mụn nước thường xuất hiện dưới 7 ngày.

Lưu ý rằng bố mẹ nên cẩn thận khi chăm sóc con và luôn theo dõi trẻ để không làm mụn nước bị vỡ dẫn đến việc lây bệnh cho những người xung quanh.

2.2. Giai đoạn toàn phát

Loét miệng: trong miệng bệnh nhân sẽ có các nốt đỏ, tập trung chủ yếu ở mặt trong má, nướu từ 1 - 2 ngày ủ bệnh. Các vết loét này thường làm trẻ khó chịu, quấy khóc, chán ăn, khó ngủ,… Từ 5 - 7 ngày sau vết loét sẽ biến mất.

Khi trẻ quấy khóc kéo dài kể cả ban đêm (khoảng 15 - 20 phút trẻ thức dậy rồi quấy khóc), nôn ói, co giật, sốt cao không giảm dù cho có dùng thuốc hạ sốt, khó thở,... thì bố mẹ phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay để kiểm tra và chữa trị kịp thời. Nếu để lâu bệnh dễ biến chuyển sang viêm màng não, suy tim hay viêm phổi khiến sức khỏe và tính mạng của trẻ bị đe dọa.

Khi trẻ có biểu hiện sốt cao, nôn ói, co giật,… không giảm là dấu hiệu bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng

Khi trẻ có biểu hiện sốt cao, nôn ói, co giật,… không giảm là dấu hiệu bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng

Bên cạnh các dấu hiệu trên thì tùy theo cơ địa và tình trạng sức khỏe của mỗi trẻ mà bệnh tay chân miệng còn có thêm một số dấu hiệu khác: bóng nước xen với ban hồng, hoặc chỉ nổi ban hồng mà không có bóng nước,...

Theo nghiên cứu cho thấy rằng sau khi hết bệnh, cơ thể người bệnh sẽ được miễn dịch với chủng virus gây bệnh. Tuy nhiên có nhiều trẻ bị tay chân miệng nhiều lần và trong các lần mắc bệnh sau là do chủng virus khác gây ra chứ không giống với chủng virus đã mắc trước đó.

3. Tay chân miệng lây lan bằng con đường nào?

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm với tốc độ lây truyền rất nhanh. Virus gây bệnh được truyền trực tiếp từ người sang người bằng đường miệng, nước bọt, dịch tiết từ mũi và phân của bệnh nhân.

Bệnh nhân tay chân miệng có thể phát tán virus gây bệnh ngay trong tuần đầu tiên mắc bệnh hay còn gọi là thời kỳ ủ bệnh. Con đường lây truyền bệnh cụ thể là:

  • Trẻ nhỏ chơi cùng và tiếp xúc trực tiếp với người bệnh tay chân miệng.

  • Trẻ hít, nuốt phải dịch tiết hay nước bọt của bệnh nhân khi ăn uống chung, ho, hắt hơi và trò chuyện.

  • Tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết ra từ mụn nước hay phân của bệnh nhân.

  • Sử dụng chung đồ chơi với trẻ em bị tay chân miệng.

Sử dụng chung đồ chơi với trẻ bị tay chân miệng rất dễ làm lây lan virus gây bệnh

Sử dụng chung đồ chơi với trẻ bị tay chân miệng rất dễ làm lây lan virus gây bệnh

  • Tiếp xúc trực tiếp với người chăm sóc trẻ là yếu tố làm lây lan virus tay chân miệng.

Nếu không thực hiện các biện pháp can thiệp hay điều trị kịp thời sẽ làm bệnh phát triển, lây lan nhanh chóng và nguy cơ bùng phát dịch là rất lớn. Trong lớp học hay khu vực nhà ở có bệnh nhân mắc tay chân miệng nhưng không được cách ly, phòng ngừa sẽ dễ lây lan cho các bé tiếp xúc gần bất kỳ lúc nào.

4. Bố mẹ cần làm gì khi con trẻ bị tay chân miệng?

Tay chân miệng đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị và có khả năng tự khỏi sau 7 - 10 ngày. Để có thể kiểm soát và giảm thiểu các triệu chứng cho trẻ bố mẹ hãy thực hiện theo các gợi ý sau đây:

  • Cho trẻ súc miệng với nước muối ấm pha loãng.

  • Cho trẻ nghỉ ngơi và uống nước thật nhiều. (Không nên dùng nước uống có tính acid).

  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày cho trẻ và cắt móng tay chân thường xuyên.

  • Chuẩn bị cho trẻ thức ăn mềm, lỏng giúp trẻ dễ nuốt hơn và có đầy đủ chất dinh dưỡng. Không nên cho trẻ ăn thức ăn cay, nóng, chua, mặn,… để không làm bệnh nghiêm trọng hơn.

  • Không được dùng chung thức ăn. thức uống, vật dụng cá nhân mà phải cho trẻ sử dụng đồ dùng riêng. Cách ly trẻ khỏi các trẻ khác để không làm lây lan tay chân miệng. Ngoài ra, không nên ôm, hôn con để không bị lây bệnh.

Cần chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ khi phát hiện con bị tay chân miệng để không làm lây lan virus

Cần chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ khi phát hiện con bị tay chân miệng để không làm lây lan virus

  • Khử trùng đồ chơi, đồ dùng cá nhân,... sạch sẽ để hạn chế nguy cơ lây bệnh.

  • Khi thấy trẻ có dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và hướng dẫn chăm sóc trẻ đúng cách.

Hiện nay, bệnh tay chân miệng vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa chính vì vậy bố mẹ cần lưu ý bảo vệ sức khỏe của con trước các tác nhân gây bệnh. Hy vọng rằng với những thông tin bổ ích trong bài viết này, bố mẹ sẽ có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe cho con thật tốt.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh - Ba mẹ nên cẩn trọng

Chắc hẳn các bậc phụ huynh đều biết trẻ sơ sinh là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt, bởi vì cơ thể của bé rất yếu, dễ bị tổn thương do các tác động bên ngoài. Trong đó, thói quen rung lắc khi vỗ về trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, sự phát triển của bé. Chúng ta cũng tìm hiểu những ảnh hưởng của hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh trong bài viết này nhé!
Ngày 19/12/2022

Trẻ sơ sinh thở mạnh có phải là vấn đề đáng lo ngại không?

Khi mới chào đời, cơ thể của trẻ khá non nớt và dễ bị tổn thương, do đó các bậc phụ huynh cần chăm sóc con thật cẩn thận. Nếu phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh, bạn nên cho bé đi kiểm tra kịp thời, nhất là khi gặp phải tình trạng trẻ sơ sinh thở mạnh. Vậy đây có phải vấn đề đáng lo ngại hay không?
Ngày 01/12/2022

Trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có đáng lo ngại không?

Với các bé sơ sinh, ba mẹ có rất nhiều nỗi lo lắng và 1 trong số đó là trẻ hay bị hắt xì hơi. Vậy trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có phải là dấu hiệu cảnh báo có bất ổn về vấn đề sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu thêm về nguyên nhân và biện pháp cải thiện tình trạng trẻ hay bị hắt xì qua bài viết sau. 
Ngày 30/11/2022

Cha mẹ hãy cẩn trọng với các triệu chứng viêm kết mạc ở trẻ

Trẻ nhỏ là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt bởi vì các bé rất dễ mắc bệnh do những thói quen không tốt. Một trong số đó là thói quen dụi mắt, đây chính là lý do hàng đầu dẫn tới tình trạng viêm kết mạc ở trẻ. Khi đối mặt với tình trạng này, trẻ sẽ gặp phải những triệu chứng như thế nào, bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh nắm được và chủ động chăm sóc bé.
Ngày 17/11/2022
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp