Ban đỏ nhiễm độc ở trẻ sơ sinh là một dạng bệnh da liễu, thường không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé song khiến các bậc phụ huynh lo lắng do triệu chứng bệnh nặng. Nhận biết ban đỏ nhiễm độc ở trẻ sớm giúp cha mẹ chủ động hơn trong chăm sóc và điều trị cho bé.
18/08/2021 | Bệnh da vảy cá là gì? Có chữa khỏi được không? 22/07/2021 | Những thông tin cần biết về hội chứng phát ban nhiễm trùng 13/07/2021 | Các phát ban nhiễm trùng thường gặp: cách nhận biết và điều trị
1. Ban đỏ nhiễm độc ở trẻ là bệnh gì?
Ban đỏ nhiễm độc là dạng bệnh da liễu lành tính, có tên khoa học là Erythmatoxicum neotatorumm, triệu chứng bệnh khá giống với mụn trứng cá ở người trưởng thành. Nhiều bậc phụ huynh cho rằng tình trạng bệnh là hậu quả của nhiễm trùng hay dị ứng song các nhà khoa học xác định đây không phải là nguyên nhân gây bệnh.
Ban đỏ nhiễm độc là bệnh da liễu thường gặp ở trẻ sơ sinh
Do chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của bệnh ban đỏ nhiễm độc ở trẻ nên rất khó để phòng ngừa bệnh ở trẻ. Ban đỏ nhiễm độc rất thường gặp ở trẻ sơ sinh, có đến 40 - 50% trẻ sơ sinh mắc bệnh lý này ở một thời điểm nào đó. Nhiều trẻ xuất hiện triệu chứng sớm chỉ một vài tuần sau sinh song hầu hết không nguy hiểm và kéo dài.
Nhiều người cho rằng, ban đỏ nhiễm độc ở trẻ có liên quan đến việc bú sữa mẹ hoặc phản ứng dị ứng của cơ thể trước tác nhân kích ứng, song không có cơ sở khoa học chứng minh những thông tin này. Vì thế bệnh vẫn được biết là xuất hiện ngẫu nhiên ở một số trẻ sơ sinh và thường tự biến mất trong thời gian ngắn, không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Chưa tìm được nguyên nhân gây bệnh ban đỏ nhiễm độc
Các khảo sát y tế đã thực hiện cho biết, trẻ nặng cân, sinh vào mùa hè và mùa thu cùng các trẻ uống sữa ngoài thay thế hoàn toàn hoặc thay thế sớm cho sữa mẹ có nguy cơ bị ban đỏ nhiễm độc cao hơn mặc dù vẫn chưa tìm ra được con đường tác động.
2. Hướng dẫn nhận biết ban đỏ nhiễm độc ở trẻ
Dấu hiệu của ban đỏ nhiễm độc ở trẻ khá giống với nhiều bệnh lý da liễu khác, do đó việc theo dõi, xác định triệu chứng và nguyên nhân chính xác có vai trò quan trọng trong điều trị. Bệnh ban đỏ nhiễm độc là dạng bệnh da liễu, xuất hiện đặc trưng là các chấm nhỏ màu đỏ ở mặt và thân trẻ, đôi khi cũng có mặt ở chân, cánh tay. Vùng da lòng bàn tay và lòng bàn chân rất hiếm khi xuất hiện vết ban đỏ nhiễm độc.
Đôi khi mụn tập trung nhiều ở một số vùng da nhất định, đầu mụn xuất hiện mụn mủ giống với mụn trứng cá ở người trưởng thành. Song cũng có những trẻ mụn nằm rải rác ở nhiều vùng da, khiến các bậc phụ huynh nhầm lẫn với bệnh lý da liễu khác.
Tùy vào cơ địa từng trẻ mà bệnh ban đỏ nhiễm độc có thể xuất hiện triệu chứng rầm rộ là nhiều nốt ban đỏ xuất hiện khắp toàn thân. Song cũng có trẻ triệu chứng thoáng quá đôi khi không thể nhận biết, chấm đỏ vẫn xuất hiện nhưng thường mờ đi khi bạn dùng tay ấn xuống. Nốt ban đỏ nhiễm độc thường không kéo dài trên da, có thể biến mất, đổi vị trí sau một vài giờ hoặc vài ngày.
Nốt ban đỏ trên người trẻ thường không tồn tại lâu
Rất ít trường hợp ban đỏ nhiễm độc gây ra triệu chứng toàn thân đi kèm, nhất là triệu chứng cúm, ốm sốt thường gặp như: chán ăn, chán bú, hay buồn ngủ, sốt cao,… Nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ trên, tốt nhất các bậc phụ huynh nên sớm đưa trẻ đi thăm khám, chẩn đoán và điều trị chính xác.
Đặc biệt là khi ban đỏ xuất hiện cùng triệu chứng nặng như: sốt cao, ngủ li bì, ra nhiều mồ hôi, chán ăn, chán bú,… thì có thể nguyên nhân không phải do ban đỏ nhiễm độc mà là bệnh lý toàn thân khác.
Hầu hết trường hợp ban đỏ nhiễm độc được chẩn đoán và điều trị dựa trên thăm khám lâm sàng, chỉ trường hợp triệu chứng phức tạp thì cần xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán chính xác.
3. Giải đáp những thắc mắc liên quan đến bệnh ban đỏ nhiễm độc ở trẻ
Ban đỏ xuất hiện nhiều trên vùng da mặt, da toàn thân khiến không ít bậc phụ huynh lo lắng, không biết nên chăm sóc, điều trị cho trẻ như thế nào?
3.1. Điều trị bệnh ban đỏ nhiễm độc thế nào
Hiện nay không có phương pháp hay thuốc điều trị ban đỏ nhiễm độc đặc hiệu, hầu hết trẻ mắc bệnh sẽ tự khỏi sau một vài ngày. Da ban đỏ nhiễm độc thường đỏ hơn, khô hơn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ nhưng rất ít khi ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, do đó cha mẹ không nên quá lo lắng.
Sau vài ngày, nốt phát ban nhiễm độc sẽ biến mất
Nên vệ sinh sạch sẽ, đúng cách, theo dõi sát sao triệu chứng bệnh. Nếu sau vài ngày đến vài tuần, triệu chứng ban đỏ nhiễm độc vẫn không thuyên giảm, có dấu hiệu nặng hơn thì cần đưa trẻ đi khám và điều trị y tế.
3.2. Có nên nặn mụn ban đỏ nhiễm độc cho trẻ không?
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có làn da vô cùng nhạy cảm, dễ tổn thương trước tác động từ bên ngoài, dù bị ban đỏ nhiễm độc nhưng cha mẹ cũng không nên tắm cho trẻ nhiều, vệ sinh, cọ xát da quá mạnh. Những điều này đều khiến làn da của trẻ bị tổn thương, gây viêm nhiễm nặng hơn.
Mụn ban đỏ nhiễm độc khá giống mụn trứng cá với mủ trắng thường ở đầu mụn, nhưng cha mẹ lưu ý không tự nặn mụn này để lấy nhân. Thay vào đó nên vệ sinh sạch sẽ bằng nước muối sinh lý hoặc sản phẩm tắm, gội dịu nhẹ với làn da của trẻ.
3.3. Ban đỏ nhiễm độc kéo dài trong bao lâu?
Hầu hết trường hợp ban đỏ nhiễm độc chỉ kéo dài trong vài ngày, sau đó các vết phát ban sẽ biến mất hoàn toàn. Song đôi khi bệnh kéo dài hơn đến vài tuần song cũng thường không phải là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, vì thế cha mẹ không nên quá lo lắng.
3.4. Da trẻ bị ban đỏ nhiễm độc có sao không?
Lúc mắc bệnh, da bị ban đỏ nhiễm độc khá nghiêm trọng do phát ban đỏ dày, song khi ban đỏ biến mất, làn da bình thường sẽ quay trở lại. Một số trẻ sau khi mắc bệnh, làn da có thể bị khô, chàm hoặc vấn đề về da khác, song nguyên nhân không phải do bệnh lý này.
Làn da trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và dễ tổn thương
Khi hiểu và nhận biết ban đỏ nhiễm độc ở trẻ sớm, cha mẹ có thể chăm sóc và xử lý đúng cách hơn khi bé nhà mình mắc bệnh. Không nên quá lo lắng, tẩy rửa chà xát quá mạnh vùng da nhiễm bệnh của trẻ khiến tổn thương nghiêm trọng hơn. Thay vào đó hãy theo dõi, vệ sinh da nhẹ nhàng và đúng cách để làn da trẻ được làm sạch, khỏe mạnh hơn.
Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí. MEDLATEC luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.