Nguyên nhân và triệu chứng giãn tĩnh mạch chân thường gặp | Medlatec

Nguyên nhân và triệu chứng giãn tĩnh mạch chân thường gặp

Hiện nay, do đặc thù công việc mà nhiều người thường ngồi một chỗ, ít vận động. Điều này gây ra những ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, ở người trưởng thành, các bệnh lý đang dần xuất hiện sớm hơn và một trong số đó là giãn tĩnh mạch chân. Để tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân và triệu chứng giãn tĩnh mạch chân, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây.


19/07/2020 | Suy giãn tĩnh mạch chân: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán
14/05/2020 | Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm hay không?
13/04/2020 | Tất tần tật về bệnh giãn tĩnh mạch chân

1. Giãn tĩnh mạch chân là bệnh gì?

Giãn tĩnh mạch chân (còn được gọi với tên khác đó là suy van tĩnh mạch chi dưới) là hiện tượng hệ thống tĩnh mạch khu vực chân bị suy giảm chức năng dẫn máu về tim, gây ra hiện tượng ứ đọng máu và biến dạng các mô xung quanh chân. Thực tế, giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở vùng cánh tay hay bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, tuy nhiên đại đa số trường hợp thường là giãn tĩnh mạch ở chân. 

Triệu chứng giãn tĩnh mạch chân là các đường vân màu tím hoặc xanh xuất hiện trên chân

Giãn tĩnh mạch chân là các đường vân màu tím hoặc xanh xuất hiện trên chân

Theo thống kê, 70% số người mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân trên thế giới là phụ nữ. Tại Việt Nam, dự đoán độ tuổi mắc bệnh giãn tĩnh mạch mãn tính sẽ dần trẻ hóa hơn vì sự phát triển trong nền kinh tế khiến lối sống người dân thay đổi. Giãn tĩnh mạch chân giai đoạn nhẹ sẽ chỉ cảm thấy tê đau và nặng chân. Tuy nhiên khi tình trạng bệnh trở nặng thì sẽ kéo theo nhiều biến chứng liên quan khác nữa.

2. Triệu chứng giãn tĩnh mạch chân thường gặp

Các triệu chứng giãn tĩnh mạch chân thường sẽ tăng theo mức độ từ bệnh nhẹ cho đến bệnh nặng. 

Khi bệnh nhân mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân giai đoạn nhẹ, sẽ bắt gặp những triệu chứng không rõ ràng và tức thì như: nhức mỏi, đau chân, cảm giác nặng nề ở chân, tê và phù chân, chuột rút về đêm, nóng chân,…

Vì những triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân nêu trên rất nhẹ và diễn ra trong thời gian ngắn nên người bệnh chủ quan không để ý đến. Tuy nhiên đến một thời điểm bệnh trở nặng thì các cơn đau sẽ kéo dài và để lại các hệ lụy nghiêm trọng hơn như: 

  • Phù chân: chân có thể bị phù khu vực mắt cá chân hoặc bàn chân, khi mang giày dép sẽ cảm giác chật chội hơn thường ngày. 

Một trong những triệu chứng giãn tĩnh mạch là hiện tượng sưng phù bàn chân

Một trong những triệu chứng giãn tĩnh mạch là hiện tượng sưng phù bàn chân

  • Chàm da: màu da bị thay đổi thành xanh hoặc tím đậm do máu đã ứ đọng quá lâu tại các tĩnh mạch trên.

  • Nặng nề, đau nhức chân: khi bước đi người bệnh cảm giác bị kéo lê và nhìn thấy được các đường xoắn ngoằn ngoèo trên chân. 

  • Loét da cẳng chân: nếu bị nhẹ thì da có thể tự lành, tuy nhiên khi bệnh chuyển biến phức tạp da sẽ không kịp tự lành nữa, từ đó làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng da.

Các triệu chứng giãn tĩnh mạch chân thường rõ ràng hơn vào ban đêm, đặc biệt là sau khi đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu.

Giãn tĩnh mạch chân có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn khi bị biến chứng như: loét da, huyết khối, thuyên tắc động mạch - tĩnh mạch. Vì thế khi có những biểu hiện trên bạn nên nắm rõ tình trạng bệnh lý của bản thân để điều trị kịp thời. 

3. Nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch chân

Sau khi động mạch đã hoàn thành quá trình dẫn máu từ tim đi khắp cơ thể, hệ thống tĩnh mạch sẽ có nhiệm vụ dẫn máu từ ngoại biên về lại tim. Quy chế này được lặp lại liên tục để giúp máu được tuần hoàn. Tĩnh mạch ở chân bơm máu về tim được là dựa vào các cơ bắp chân co thắt liên tục. Các van nhỏ trong tĩnh mạch có nhiệm vụ mở ra để bơm máu về tim và co lại để ngăn máu bị chảy ngược. Nếu không may van tĩnh mạch bị yếu hay bị thương tổn không thể co thắt linh hoạt, máu sẽ ứ đọng ở tĩnh mạch, gây ra hiện tượng suy giãn tĩnh mạch chân.

Nguyên nhân và những yếu tố làm tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch có thể kể đến như:

Suy giãn tĩnh mạch tiên phát

  • Giãn tĩnh mạch vô căn: Do bất thường về mặt di truyền và/hoặc huyết động của hệ tĩnh mạch nông gây ra. 

  • Suy giãn tĩnh mạch sâu tiên phát: Do sự bất thường về giải phẫu, bờ tự do của van quá dài, gây ra sa van; hoặc do giãn vòng van.

Suy giãn tĩnh mạch thứ phát

  • Bệnh lý tĩnh mạch hậu huyết khối.

  • Dị sản tĩnh mạch: thiếu hụt hoặc thiểu sản van tĩnh mạch (sâu hoặc nông) bẩm sinh, dị sản tĩnh mạch có kèm theo hoặc không rò động mạch - tĩnh mạch.

  • Bị chèn ép: khối u, hội chứng Cockett.

Các yếu tố tăng nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch

  • Độ tuổi: giãn tĩnh mạch là căn bệnh dễ bị ở người già. Nguyên nhân là do khi bị lão hóa, các van tĩnh mạch sẽ hao mòn làm giảm khả năng bơm máu về tim.

  • Giới tính: phụ nữ là đối tượng có khả năng cao mắc phải bệnh này do sự thay đổi nội tiết tố. Giai đoạn tiền kinh nguyệt và giai đoạn mãn kinh là hai thời điểm rủi ro nhất.

Vì sự thay đổi nội tiết tố nên phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh giãn tĩnh mạch cao

Vì sự thay đổi nội tiết tố nên phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh giãn tĩnh mạch cao

  • Thời kỳ mang thai: khi mang thai lượng máu trong cơ thể của phụ nữ khi mang thai sẽ nhiều hơn bình thường vì cần cung cấp máu cho cả thai nhi, lúc này van cơ ở tĩnh mạch sẽ phải hoạt động nhiều hơn, điều này có khả năng gây ra giãn tĩnh mạch chân.

  • Tiền sử gia đình: nếu thành viên trong gia đình mắc bệnh này, có nguy cơ cao bạn cũng sẽ mắc bệnh do yếu tố di truyền.

  • Béo phì: do các tĩnh mạch chân phải chịu trọng lực của toàn bộ cơ thể nên nếu thừa cân sẽ gây áp lực nhiều hơn, dễ làm giãn tĩnh mạch ở chân.

  • Đứng hoặc ngồi tại chỗ lâu: khi giữ nguyên tư thế trong một thời gian dài sẽ khiến máu bị nghẽn lưu thông.

4. Phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch chân

Theo thống kê, có đến 77,6% người bệnh không biết bản thân mắc bệnh giãn tĩnh mạch. Điều này đã khiến nhiều người phát hiện bệnh muộn và chữa trị khi bệnh có những triệu chứng nặng nề.

Khi dùng đến các liệu pháp điều trị bệnh, bác sĩ có thể tư vấn bạn sử dụng những phương pháp điều trị nội khoa nhằm tăng sức bền thành mạch và tăng trợ lực tim như:

  • Sử dụng vớ y khoa: đây là phương pháp đầu tiên để điều trị bệnh giãn tĩnh mạch chân. Vớ y khoa có tác dụng bó sát chân hỗ trợ quá trình vận chuyển máu của tĩnh mạch về tim hiệu quả hơn. 

  • Laser hoặc sóng cao tần: kỹ thuật này cho phép dùng ánh sáng từ laser hoặc các bước sóng ở tần số cao để thu nhỏ tĩnh mạch giãn. Phương pháp này sử dụng khi bệnh nhân đã điều trị bằng các liệu pháp đơn giản hơn nhưng chưa đem lại hiệu quả hoàn toàn, thường dùng cho các bệnh nhân mức độ 2 (theo phân cấp của CEAP).

Phương pháp chữa giãn tĩnh mạch chân bằng laser

Phương pháp chữa giãn tĩnh mạch chân bằng laser

  • Liệu pháp xơ hóa: với liệu pháp này bác sĩ sẽ tiêm dung dịch tạo bọt vào dây tĩnh mạch bị giãn giúp lượng máu được chuyển sang những tính mạnh khỏe để tiếp tục lưu thông máu.

  • Phẫu thuật: đây là phương pháp cho các trường hợp bị nặng hoặc xảy ra biến chứng. 

Với trường hợp giãn tĩnh mạch khi mang thai ở phụ nữ, bệnh sẽ tự khỏi theo thời gian từ 3 - 12 tháng sau sinh, không cần phải lo lắng điều trị.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về nguyên nhân, phương pháp và triệu chứng giãn tĩnh mạch chân. Nếu còn thắc mắc và cần được tư vấn về tình trạng bệnh lý này, hãy liên hệ hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ. Ngoài ra, bạn cũng có thể đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được thăm khám và nhận về những lời khuyên phù hợp nhất.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Đau cơ uống thuốc gì để giảm thiểu triệu chứng?

Đau cơ với nhiều mức độ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này tuy không gây ảnh hưởng quá nặng nề đến sức khỏe nhưng lại khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống. Thậm chí còn có những trường hợp bị đau cơ vượt ngoài khả năng chịu đựng của bệnh nhân thì cần phải khắc phục bằng thuốc. Vậy đau cơ uống thuốc gì để cải thiện triệu chứng? Mời bạn đọc cùng tham khảo thông tin dưới đây.
Ngày 09/06/2023

Loãng xương uống thuốc gì? Những lưu ý khi dùng thuốc loãng xương

Loãng xương là tình trạng phổ biến có thể xảy ra ở những người trong độ tuổi trưởng thành, trung niên và phổ biến ở người cao tuổi. Để hạn chế tình trạng này thì thuốc điều trị loãng xương chính là mối quan tâm chung của nhiều người bệnh. Vậy bị loãng xương uống thuốc gì để cải thiện bệnh hiệu quả? Điều này sẽ được bật mí qua những thông tin dưới đây!
Ngày 05/06/2023

Cột sống lưng và một số bệnh lý thường gặp

Cột sống lưng hay xương cột sống có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể người. Những thông tin về giải phẫu xương cột sống cũng như chủ động tìm hiểu về các bệnh lý thường gặp trên bộ phận này là một cách hữu hiệu để phòng ngừa và tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân. 
Ngày 16/05/2023

Thuốc giảm đau xương khớp có mấy loại?

Thuốc giảm đau xương khớp được ứng dụng phổ biến trong việc kiểm soát các cơn đau và cải thiện các bệnh lý về xương khớp. Có nhiều nhóm thuốc giảm đau xương khớp và mỗi nhóm lại có tác dụng khác nhau. Tuy nhiên nếu không dùng các thuốc này đúng cách và sai liều, rất có thể chúng sẽ gây ra nhiều phản ứng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Ngày 12/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp