Giãn tĩnh mạch xuất hiện do tĩnh mạch phải chịu áp lực lớn trong khoảng thời gian dài, khiến tĩnh mạch xoắn lại và giãn nở rộng. Bệnh lý này không thể chữa trị dứt điểm, nhưng có thể kiểm soát phần nào bệnh và làm giảm biến chứng nếu người bệnh chăm chỉ luyện tập. Trong bài viết sau sẽ gợi ý đến bạn đọc một vài tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch giúp cải thiện bệnh hiệu quả.
24/10/2022 | Sử dụng phương pháp ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch có được không? 01/10/2022 | Người bị bệnh suy giãn tĩnh mạch nên ăn gì để tránh nguy cơ tái phát? 25/07/2022 | Gợi ý các bài tập suy giãn tĩnh mạch ở đa dạng tư thế 03/06/2022 | Xoa bóp giãn tĩnh mạch - Phương pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả
1. Suy giãn tĩnh mạch là gì?
Giãn tĩnh mạch là một hiện tượng tĩnh mạch ở chân xoắn lại và giãn nở rộng, bạn có thể nhìn thấy rõ các tĩnh mạch màu tím đậm hoặc màu xanh nằm nông gần bề mặt da. Các tĩnh mạch này có chức năng vận chuyển máu từ các bộ phận khác về tim, việc giãn tĩnh mạch làm suy giảm lượng máu lưu thông và khiến chúng khó kiểm soát
Trên thực tế, tình trạng giãn tĩnh mạch có thể xuất hiện ở nhiều bộ phận trong cơ thể như: bìu, hậu môn, thực quản, tuy nhiên thường gặp nhất là giãn tĩnh mạch ở chân. Bệnh lý này tác động không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân và dẫn đến một vài dấu hiệu như:
-
Vì máu lưu thông kém dẫn đến tình trạng chuột rút nhiều lần, nhất là về đêm.
-
Chân xuất hiện tình trạng nhói đau, căng tức.
-
Cảm thấy nặng nề, đau, khó chịu ở chân, mắt cá chân và chân bị sưng.
-
Làn da nằm trên phần suy giãn tĩnh mạch dần mỏng đi, ngứa và khô hơn.
Khi trời nóng hoặc đứng lâu, dấu hiệu giãn tĩnh mạch thường trở nên nặng hơn. Ngược lại khi bệnh nhân nghỉ ngơi, đi bộ thì dấu hiệu giãn tĩnh mạch sẽ thuyên giảm, tuy nhiên không thể chữa khỏi dứt điểm. Một vài nghiên cứu đã chứng minh rằng, dấu hiệu và biến chứng của tình trạng suy giãn tĩnh mạch có thể được giảm bớt nếu bệnh nhân thường xuyên tập luyện.
Tình trạng suy giãn tĩnh mạch ở chân
2. Ngủ sai tư thế ảnh hưởng ra sao?
Trước khi đi vào tìm hiểu tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch thì người bệnh cần lưu ý một số thói quen trong khi ngủ để các tĩnh mạch không nổi rõ và bệnh không trầm trọng hơn. Đồng thời hạn chế tình trạng suy giãn tĩnh mạch lan rộng hơn trên da.
Bên cạnh đó, việc ứng dụng những tư thế ngủ dành cho bệnh nhân giãn tĩnh mạch còn mang lại giấc ngủ sâu, ngon và nhiều lợi ích khác. Ngoài ra còn hạn chế những biểu hiện khó chịu mà bệnh lý này gây ra như:
-
Bắp chân chuột rút, nhất là về đêm gây ra tình trạng ngủ không sâu giấc, khó ngủ khiến cơ thể luôn mệt mỏi.
-
Đau nhức vùng đầu gối, bắp chân, đùi.
-
Chân tay bị tê bì khi ngủ.
-
Xuất hiện cảm giác ngứa ngáy ở vùng chân tay bị giãn tĩnh mạch như bị kiến cắn.
Nếu tình trạng giãn tĩnh mạch không được khắc phục sớm thì các dấu hiệu này sẽ ngày một tăng thêm. Về dài sẽ gây ra tình trạng mất ngủ dai dẳng, cả thể trạng và tinh thần mệt mỏi, tác động rất lớn để chất lượng đời sống.
3. Hướng dẫn tư thế ngủ cho người bị suy giãn tĩnh mạch
Theo lời khuyên của chuyên gia, tư thế tốt nhất cho người giãn tĩnh mạch là nên nằm nghiêng về bên trái. Giấc ngủ sẽ sâu và ngon hơn ở tư thế ngủ này, đồng thời giúp giảm cảm giác đau đớn và khó chịu do bệnh lý này gây ra.
Bên cạnh đó, tư thế ngủ nghiêng về bên trái dành người suy giãn tĩnh mạch còn giúp lưu thông máu về tim tốt hơn, hạn chế tình trạng tĩnh mạch bị giãn nỡ và tạo áp lực lên thành tĩnh mạch. Từ đó khắc phục tình trạng tê bi chân tay, ứ đọng máu và giảm chuột rút trong khi ngủ.
Khi ngủ ở tư thế này, nội tạng của người bệnh cũng có nhiều lợi ích, các cơ quan làm việc và phục hồi chức năng tốt hơn, giấc ngủ khoan khoái và nhẹ nhàng hơn nhờ giảm ứ đọng máu. Bạn không còn thấy đau nhức hay mệt mỏi sau khi ngủ dậy như trước.
Song, khi áp dụng tư thế ngủ nằm nghiêng dành cho bệnh nhân giãn tĩnh mạch, bạn cũng cần chọn một chiếc gối êm ái và linh hoạt đổi bên để tránh đau nhức, tê mỏi do đè lên tay trái quá lâu. Bạn có thể thử một vài biện pháp sau để đảm bảo ngủ đúng tư thế và tăng tính hiệu quả:
-
Nằm nghiêng 30 phút về bên trái khi ngủ rồi đổi sang phải khoảng 10 phút rồi duy trì lại tư thế cũ.
-
Để giảm biểu hiện giãn tĩnh mạch, người bệnh nên kê thêm gối chân trong khi ngủ.
-
Để ngủ đúng tư thế và mang lại hiệu quả thì bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch có thể đổi vị trí với bạn ngủ cùng.
Gợi ý tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch tốt cho sức khỏe
4. Những câu hỏi liên quan đến tình trạng suy giãn tĩnh mạch
Bên cạnh câu hỏi về tư thế ngủ tốt cho người giãn tĩnh mạch thì nhiều bệnh nhân còn có một vài thắc mắc về bệnh lý giãn tĩnh mạch cần được hỗ trợ giải đáp như:
Suy nghĩ đi bộ nhiều khi suy giãn tĩnh mạch sẽ làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn là không có căn cứ khoa học và hoàn toàn không đúng. Nhiều bệnh nhân khi nhận ra mình bị giãn tĩnh mạch thì hạn chế tối đa hoặc ngưng hẳn việc đi bộ mỗi ngày, vì không muốn máu dồn xuống chân dẫn đến bệnh nặng hơn.
Trên thực tế sự thật này lại hoàn toàn trái ngược, đi bộ là phương pháp rất phù hợp và luyện tập nhẹ nhàng dành cho bệnh nhân giãn tĩnh mạch. Chuyển động nhẹ nhàng của đôi chân vừa hỗ trợ giảm cân, ngừa béo phì, vừa giúp lượng máu đến chân được lưu thông tối ưu hơn, tốt cho tim mạch.
Bên cạnh đó, hệ cơ chân còn trở nên dẻo dai hơn khi đi bộ nhiều, ép chặt các tĩnh mạch đang giãn nở và giúp máu về tim lưu thông nhanh hơn, không bị ứ đọng ở chân. Hạn chế gây ra hiện tượng chuột rút chân và tê bì chân tay,.. Chính vì thế, bệnh nhân giãn tĩnh mạch nên đều đặn đi bộ mỗi ngày.
Đi bộ thường xuyên giúp bệnh suy giãn tĩnh mạch được cải thiện và tốt cho sức khỏe
4.2. Bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch không nên gác chân lên cao?
Quan niệm này hoàn toàn sai lầm, tư thế ngủ đối với người giãn tĩnh mạch được nhiều chuyên gia tư vấn là kê thêm gối chân để máu lưu thông về tim tốt hơn. Tránh tình trạng hệ thống tĩnh mạch ứ đọng máu làm phình lớn thành mạch, khiến tĩnh mạch bị suy giãn.
Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân giãn tĩnh mạch còn có thể dùng biện pháp kê cao chân để hạn chế và cải thiện mạch máu nổi trên da lan rộng hơn. Vì vậy nếu bạn mắc phải tình trạng này thì nên chuẩn bị cho mình một dụng cụ kê chân hoặc một chiếc gối chuyên dụng khi ngủ.
4.3. Nên ngâm chân với nước ấm nóng khi bị giãn tĩnh mạch?
Đây cũng là một quan niệm không chính xác về tình trạng giãn tĩnh mạch. Nhiều chuyên gia cho biết, thành tĩnh mạch sẽ giãn nở lớn hơn khi ngâm chân với nước ấm nóng, giúp lượng máu xuống chân lưu thông nhiều hơn và đây chính là lý do khiến bệnh trầm trọng hơn.
Người mắc bệnh giãn tĩnh mạch có thể dùng nước mát lạnh để làm sạch và ngâm chân thư giãn. Tuy nhiên, việc tắm nước nóng và ngâm chân bằng nước ấm nóng khi không cần thiết thì trước khi thực hiện bạn cần cân nhắc kỹ.
Nên ngâm chân với nước lạnh hoặc mát khi mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch
Bài viết trên vừa giúp bạn giải đáp thắc mắc về tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch giúp cải thiện sức khỏe, cũng như một số câu hỏi thường gặp về bệnh lý này. Khi nhận thấy bản thân có dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch, Quý khách tốt nhất nên chuyên khoa Tim mạch Bệnh viện Đa Khoa MEDLATEC để các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán chính xác và có biện pháp điều trị phù hợp.
Hiện nay, MEDLATEC đã áp dụng phương pháp đốt sóng cao tần (RFA) điều trị suy giãn tĩnh mạch, người bệnh không đau, thực hiện nhanh, hiệu quả cao. Phương pháp này nhận được sự hài lòng của các bệnh nhân đã và đang điều trị. Để đặt lịch khám, Quý khách có thể liên hệ hotline 1900 56 56 56 của bệnh viện.